Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều trị Methadone: Cơ hội “vàng” làm lại cuộc đời cho người nghiện

Thứ hai, 13:00 28/12/2015 | Y tế

GiadinhNet - Để Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên các địa bàn có hiệu quả, rất cần có sự quan tâm vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Đồng thời, tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích thiết thực khi được điều trị Methadone, tạo sự đồng thuận, tham gia ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện.

 

Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng gần 80.000 người nghiện ma túy cần được điều trị cai nghiện bằng Methadone. Ảnh: Vũ Thủy
Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng gần 80.000 người nghiện ma túy cần được điều trị cai nghiện bằng Methadone. Ảnh: Vũ Thủy

Làm lại cuộc đời nhờ Methadone

Methadone là chất thay thế được sử dụng trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện. Methadone được sử dụng hoàn toàn qua đường uống, làm giảm thèm muốn và khóa tác động của các chất gây nghiện từ từ nên được coi là giải pháp an toàn cho sức khỏe của người nghiện giúp điều trị hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone là chương trình điều trị lâu dài, điều trị càng lâu, kết quả càng tốt. Đây là chương trình hoàn toàn tự nguyện. Methadone được coi là phương pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng” đối với người nghiện heroin.  Trên thế giới, Methadone là phương pháp duy nhất chứng minh hiệu quả điều trị cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Gần đây, Methadone đã được sử dụng rộng rãi giúp làm giảm lây truyền HIV, giảm tội phạm hiệu quả và an toàn cho cộng đồng.

Tại Việt Nam, Chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được thực hiện thí điểm từ tháng 4/2008 tại TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh với 6 cơ sở điều trị ban đầu. Đến nay, Chương trình đã được nhân rộng ra hàng trăm cơ sở tại các tỉnh, thành phố.

Anh N.V.Y (ở Mộc Châu, Sơn La) là người trót nghiện ma túy… đến 20 năm. Đây được coi là quãng thời gian địa ngục đối với anh và cả gia đình. Bao nhiêu đồ đạc có giá trị trong nhà đều đã “đội nón ra đi” để đổi lại là cảm giác “phê” thuốc. Anh Y cho biết, có ngày cơn nghiện lên cao, anh phải bỏ ra hàng triệu đồng cho việc mua thuốc.

Theo lời kể của anh Y, rất nhiều lần anh đã quyết tâm cai nghiện song đều bất lực. Dường như sự quyết tâm bản thân là chưa đủ với sức mạnh, nỗi vật vã do những cơn thèm thuốc gây ra. Chỉ khi anh phải đối mặt với cú sốc tinh thần về nỗi đau mất mát người thân, anh mới chợt tỉnh ngộ.

“Tôi đã trải qua những tháng ngày đen tối. Khi tôi đang mải mê “phê” với thuốc thì đứa con đầu đã ra đi vì căn bệnh ung thư quái ác. Tôi vô cùng ân hận, vì trong khi gia đình không có tiền chữa bệnh cho con thì tôi vẫn dùng tiền đi hút thuốc phiện.  Giá như tôi tỉnh ngộ sớm hơn, có lẽ đã không ra nông nỗi này…”, anh Y thở dài.

Vượt qua chính bản thân mình, anh Y đã quyết tâm điều trị cai nghiện bằng Methedone. BS Trần Thị Vân, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Chiềng Sơn (Mộc Châu) cho biết, anh Y đã duy trì uống Methadone thường xuyên trong một năm qua không bỏ ngày nào. Do vậy, sức khỏe của anh khá tốt, thoạt nhìn không ai nghĩ rằng anh có “thâm niên” nghiện mấy chục năm.

Cũng giống như anh Y, anh K.D.P (ở Tiểu khu 3, TT Mộc Châu) cũng đã mất rất nhiều tiền cho những cơn nghiền ma túy của mình. Anh cho biết, do bạn bè rủ rê lôi kéo, anh đã tìm đến chất gây nghiện này và không dứt ra được. Khi vướng vào ma túy, anh đã bị trượt dài trong những cơn ảo giác do ma túy gây ra.

Cũng nhờ điều trị cai nghiện bằng Methadone, anh P giờ đã có được công việc ổn định. Niềm vui của anh bây giờ là làm công tác đồng đẳng viên, tuyên truyền, phổ biến tác hại về ma túy, giúp những người đã từng vướng vào ma túy như anh cai nghiện, làm lại cuộc đời.

Cần đưa cơ sở điều trị Methadone về địa phương

Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng gần 80.000 người nghiện ma túy cần được điều trị cai nghiện bằng Methadone. Song hiện số người được tiếp cận dịch vụ này mới chiếm khoảng 47%. Đây thực sự là bài toán nan giải, thách thức lớn đòi hỏi các cơ quan chức năng phải đồng thời vào cuộc.

Sơn La được coi là một trong những điểm “nóng” về tình trạng nghiện ma túy và “dẫn đầu” về số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.  Tính đến ngày 15/7/2015, Công an tỉnh đã cập nhập 7.974 trường hợp người nghiện ma túy đang trong diện quản lý.

Ma túy đang là nguyên nhân khiến HIV tăng nhanh ở vùng đất này. Sau 4 năm triển khai Chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, đến nay chương trình vẫn diễn ra chậm chạp và còn nhiều vướng mắc. Chỉ tiêu Chính phủ giao tỉnh Sơn La đến năm 2015 phải có 6.000 người nghiện được điều trị bằng thuốc Methadone, nhưng con số đó mới đạt khoảng hơn 10%.

BS Đàm Văn Hưởng, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết: Tính đến ngày 30/9, trên địa bàn tỉnh có 12 cơ sở điều trị bằng Methadone. Số bệnh nhân đang được điều trị Methadone là 994 người. Trong đó, số bệnh nhân không còn sử dụng ma túy sau khi điều trị Methadone trên 6 tháng là 946 trường hợp. Lũy tích bệnh nhân đã điều trị Methadone là 1.383 người.

Như vậy, đối chiếu số người nghiện ma túy trên toàn tỉnh (7.974) và số người được điều trị bằng Methadone (994), vẫn còn khoảng 7.000 trường hợp nghiện ma túy cần được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.

Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết thêm, công tác điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực phục vụ cho công tác điều trị Methadone, trong khi đó hiện nay nhân lực đều là lao động hợp đồng, không có biên chế với thu nhập thấp, chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, số người nghiện ma túy chưa hiểu đúng và đầy đủ về chương trình cai nghiện bằng Methadone còn nhiều. Đồng thời, còn nhiều trường hợp do sợ bị kỳ thị nên chưa dám đăng ký điều trị bằng Methadone.

Ngoài ra, một số ít bệnh nhân tuân thủ điều trị chưa tốt nên vẫn còn tình trạng dương tính với ma túy sau khi điều trị ổn định liều. Cá biệt, có bệnh nhân lợi dụng việc điều trị để thực hiện hành động trái pháp luật như buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép chất gây nghiện làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tạo dư luận không tốt về Chương trình điều trị Methadone.

Theo y sỹ Quàng Văn Đoàn , Trạm trưởng Trạm Y tế xã Chiềng Lao (Sơn La), khó khăn lớn nhất trong công tác vận động những người nghiện trên địa bàn đi điều trị cai nghiện bằng Methadone do người dân chủ yếu là bà con nghèo, ý thức phòng bệnh còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, tất cả các cơ sở điều trị bằng Methadone đều ở tuyến huyện, thành phố, trong khi quãng đường từ xã lên huyện khá xa, lại chủ yếu là đường núi, người bệnh muốn điều trị phải lặn lội một quãng đường dài mới đến được cơ sở điều trị. Đây là một trong những cản trở đối với người dân trong việc đi điều trị bệnh. Do vậy, vẫn cần phải mở thêm các cơ sở điều trị tại một số địa bàn vùng sâu, vùng xa để tránh tình trạng người đang điều trị Methadone bỏ ngang chương trình, dẫn đến tái sử dụng ma túy.

 

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay, trên 90% thuốc Methadone là từ nguồn viện trợ, nhưng nguồn viện trợ hiện đang bị cắt giảm trầm trọng, do vậy Chương trình điều trị Methadone trên cả nước cũng bị ảnh hưởng theo.

 

Về bản chất, Methadone xếp vào nhóm thuốc gây nghiện, việc mua bán và uống phải do bác sĩ kê đơn. Mỗi người cai nghiện sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau, do đó, thuốc Methadone được Bộ Y tế quản lý chặt chẽ. Liều dùng phải do bác sĩ được đào tạo chuyên sâu chỉ định, kê đơn dựa trên khả năng dung nạp của người sử dụng. Việc uống Methadone phải được tiến hành tại các cơ sở điều trị với sự giám sát của nhân viên y tế. Nếu tự ý điều trị, dùng sai liều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cùng với điều trị, người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ quy trình điều trị phục hồi sức khỏe thể chất, tâm lý mới đạt hiệu quả và tránh được những tác hại khó lường do độc tính của thuốc gây ra. Những người tự ý cai nghiện, sử dụng không đúng liều thuốc điều trị thay thế Methadone hay các loại thuốc cắt cơn, chống tái nghiện có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top