Đoàn Bộ Y tế thăm nhà cố GS Đặng Văn Ngữ
GiadinhNet – Với hơn 30 năm cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học, ngành y tế, đến khi hy sinh tại chiến trường, GS Đặng Văn Ngữ đã có 33 công trình được công bố.
Sáng nay (2/12), nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngành Y tế dự phòng và trao tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ về lĩnh vực Y tế dự phòng lần thứ Nhất, Bộ Y tế tổ chức Đoàn tới thăm gia đình cố GS, AHLĐ, BS Đặng Văn Ngữ và thắp hương báo lễ trong phòng lưu niệm GS Đặng Văn Ngữ tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Đoàn do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm trưởng đoàn.

GS.TS Nguyễn Thanh Long đánh giá cao những đóng góp to lớn của cố GS Đặng Văn Ngữ đối với ngành Y học của Việt Nam. Ảnh: N.Mai
GS Đặng Văn Ngữ xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, sống nhờ buôn bán nhỏ.Từ thuở ấu thơ, ông là một học sinh xuất sắc. Năm 1930, ông đỗ tú tài và tiếp tục theo học tại Trường Y - Dược thuộc Đại học Đông Dương.
Với thành tích học tập của mình, ngay sau khi tốt nghiệp bác sĩ y khoa (năm 1937), ông là người Việt Nam đầu tiên làm việc tại Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Y - Dược.

Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh - con trai cả của cố GS Đặng Văn Ngữ gửi lời cảm ơn Đoàn của Bộ Y tế đã tổ chức đến thăm gia đình nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngành Y tế dự phòng và trao tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ về lĩnh vực Y tế dự phòng lần thứ Nhất. Ảnh: N.Mai
Trong những ngày du học tại Nhật Bản, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông từ bỏ tất cả các công việc nghiên cứu khoa học để về nước tham gia vào sự nghiệp giải phóng của dân tộc. Sau khi về nước, ông là một trong 3 người sáng lập Trường Đại học Y khoa kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc.
Năm 1955, ông là một trong 45 vị giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng và được đề cử làm Giáo sư Trường Đại học Y - Dược khoa cùng các giáo sư: Hồ Đắc Di, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Tôn Thất Tùng...
Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, từ một phòng thí nghiệm nghèo nàn, ông đã tổ chức sản xuất được “nước lọc Penecillin” nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp, việc sản xuất được nước lọc Penicillin của GS Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Nhờ nước lọc Penicillin, mà 80% thương binh có thể trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay.

Đoàn thắp hương tưởng niệm cố GS Đặng Văn Ngữ. Ảnh: N.Mai
Sau khi hòa bình lập lại, ông là người xây dựng ngành Ký sinh trùng Việt Nam, từ đào tạo cán bộ đến xây dựng các mạng lưới có hệ thống. Năm 1957, ông sáng lập Viện sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng; Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc.
Ông là một trong số ít người thời đó có ý tưởng sản xuất vaccine phòng chống sốt rét. Ông là chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng, Côn trùng của Viện nghiên cứu và Uỷ ban khoa học Nhà nước trong suốt 10 năm liền trên một phạm vi rất rộng về bức tranh toàn cảnh ký sinh trùng miền Bắc.
Những năm kháng chiến chống Mỹ, nhiều bộ đội ta bị mắc và tử vong do sốt rét. Sau nhiều trăn trở, ông nhận ra rằng nếu chỉ nghiên cứu sốt rét trong phòng thí nghiệm mà không ngăn chặn bệnh sốt rét từ bên kia vĩ tuyến 17 thì không thể ngăn chặn được thành quả của công cuộc chống sốt rét tại miền Bắc.

Đoàn Bộ Y tế thăm Đài tưởng niệm GS Đặng Văn Ngữ tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Ảnh: N.Mai
Ông và các đồng nghiệp đã xung phong vào chiến trường để tiếp tục nghiên cứu. Chuyến vượt Trường Sơn đó cũng là hành trình cuối cùng của nhà giáo, nhà khoa học yêu nước, người thầy thuốc Đặng Văn Ngữ. Chiều 1/4/1967, GS Đặng Văn Ngữ hy sinh sau loạt bom B52 rải thảm của máy bay Mỹ xuống chiến trường Thừa Thiên - Huế, khi ông đang nghiên cứu căn bệnh sốt rét.
Với hơn 30 năm cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học và cống hiến cho ngành y tế, đến khi hy sinh tại chiến trường, GS Đặng Văn Ngữ đã có 33 công trình được công bố. Trong đó, có 19 công trình khoa học nổi bật. Ông đã cùng với giáo sư A.I.Lysenko, chuyên gia sốt rét của Liên Xô (cũ) soạn ra cuốn Át lát về sốt rét đầu tiên ở nước ta – đây là một mẫu mực chuyên đề về sốt rét. Ông cũng là người phát hiện ra nhiều loài ký sinh trùng, nấm và côn trùng y học mới cho Việt Nam.

Thắp hương tại phòng lưu niệm GS Đặng Văn Ngữ tại Viện. Ảnh: N.Mai
Trong suốt chặng đường nghiên cứu khoa học nói chung và cống hiến cho ngành Y tế nói riêng, GS. Đặng Văn Ngữ đã được tặng thưởng 2 Huân chương Kháng chiến, trong đó có một Huân chương vì thành tích sản xuất nước lọc Pelicillin, được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng, liệt sĩ.
Với những thành tựu trọn đời vô cùng xuất sắc, năm 1996, GS Đặng Văn Ngữ đã được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Đây là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước ta đối với những đóng góp không ngừng nghỉ của người Thầy thuốc đầy tâm huyết với nghề y, với sự nghiệp nghiên cứu khoa học.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học ý nghĩa của GS Đặng Văn Ngữ được trưng bày tại thư viện của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Ảnh: N.Mai
Giải thưởng Đặng Văn Ngữ là Giải thưởng của Bộ Y tế nhằm tôn vinh, động viên khuyến khích, cổ vũ các cá nhân, tổ chức có nhiều cống hiến và đóng góp xuất sắc, tích cực tham gia các hoạt động trong lĩnh vực Y tế dự phòng. Giải thưởng được tổ chức xét tặng 2 năm một lần. Năm nay, lễ trao tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ về lĩnh vực Y tế dự phòng lần thứ Nhất sẽ được tổ chức ngày 5/12 tại Hà Nội.
Mai Thùy

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 13 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 15 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.