Đoàn công tác Bộ Y tế làm việc tại Thanh Hoá về thực hiện công tác dân số và phát triển
GiadinhNet - Chiều 8/10, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo thực hiện công tác công tác dân số và phát triển tỉnh Thanh Hoá.
Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng đoàn cùng với ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế và Tổng cục DS-KHHGĐ.
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác tại Thanh Hóa là ông Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác công tác dân số và phát triển tỉnh; lãnh đạo các ban, sở ngành cấp tỉnh.

Ông Nguyễn Bá Cẩn, Phó Giám đốc Sở Y tế báo cáo kết quả công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh.
Công tác DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng như: Tốc độ gia tăng dân số từng bước được khống chế; quy mô gia đình 2 con cơ bản được xã hội chấp nhận, chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số vàng, chất lượng dân số từng bước được nâng lên góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong tỉnh.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ phát biểu tại buổi làm việc
Tuy đạt được những kết quả quan, song công tác DS-KHHGĐ tại Thanh Hóa vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Kết quả giảm sinh chưa bảo đảm được tính bền vững, tỷ suất sinh còn chênh lệch giữa các vùng, miền: Vùng ven biển, vùng đồng bào công giáo mức sinh còn cao (17-18%) tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng sinh trở lại; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng gia tăng; tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở nhóm cao trong cả nước (115 trẻ trai/100 trẻ gái/năm 2019)… Như vậy phải mất một thời gian dài nữa Thanh Hóa mới có thể đạt được mức sinh thay thế.
Những tồn tại, hạn chế trên do một số cấp ủy, chính quyền còn buông lỏng quản lý, chủ quan, thỏa mãn với kết quả đạt được của công tác giảm sinh, chưa nhận thức đầy đủ về công tác Dân số và phát triển. Nguồn lực đầu tư cho công tác dân số còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Do không có cán bộ dân số và cộng tác viên nên từ tháng 01/2020 đến nay, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh không có báo cáo hàng tháng, quý theo phần mềm dữ liệu dân cư cho Tổng cục Dân số.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh và Đoàn công tác đã tập trung trao đổi, làm rõ về những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện công tác dân số để tiếp tục có những giải pháp trong việc thực hiện trong thời gian tới đạt hiệu quả.

Ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị có chính sách ưu tiên đầu tư cho Chương trình dân số phù hợp với chính sách dân số và phát triển
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền cảm ơn sự đánh giá, ghi nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp của đoàn công tác đối với công tác dân số của tỉnh Thanh Hóa đồng thời đề nghị Bộ Y tế, Tổng cục Dân số tiếp tục đề nghị Chính phủ có chính sách ưu tiên đầu tư cho Chương trình dân số phù hợp với chính sách dân số và phát triển, đặc biệt là khu vực miền núi, bãi ngang, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Sớm có hướng dẫn, chỉ đạo kiện toàn ổn định hệ thống làm công tác dân số và phát triển từ Trung ương đến cơ sở.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện công tác dân số của tỉnh Thanh Hoá thời gian qua.

Thứ trưởng Bộ Y tế ông Đỗ Xuân Tuyên phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Đồng thời Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị: "Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, đưa công tác dân số vào nội dung trọng tâm của công tác lãnh đạo, chỉ đạo; quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác dân số trong tình hình mới. Trong nhiệm kỳ tới, cần xây dựng đề án/chương trình/kế hoạch về phát triển dân số trong tình hình mới của tỉnh Thanh Hóa; tăng cường sự phối hợp liên ngành, huy động toàn xã hội tham gia thực hiện công tác Dân số và Phát triển; làm tốt công tác nêu gương của cán bộ đảng viên, tăng cường xử phạt hành chính trong lĩnh vực Dân số - KHHGĐ; cần đổi mới công tác truyền thông với hình thức phong phú, phù hợp chuyển nhận thức từ dân số - KHHGĐ sang dân số và phát triển trong tình hình mới. Công tác dân số phải được phát triển toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số. Để làm được điều đó, tỉnh cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, kiện toàn Ban chỉ đạo về công tác dân số các cấp; sắp xếp lại bộ máy tổ chức của ngành y tế theo Nghị định 107, 108; nâng cao hiệu quả, chế độ đãi ngộ thoả đáng cho công tác viên dân số ở thôn bản; kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy làm công tác dân số và phát triển ở các cấp bảo đảm đủ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ về dân số và phát triển".
Gia Hân

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.