Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đôi nét về việc học ngoại ngữ theo phương pháp lấy người học làm trung tâm

Thứ hai, 14:57 12/09/2022 | Giáo dục

GiadinhNet- Thời gian gần đây, nhu cầu đẩy mạnh phát triển giáo dục theo hướng hiện đại đã thúc đẩy sự ra đời của hình thức dạy học lấy người học làm trung tâm (learner-centeredness).

Đây là phương pháp dạy học tích cực được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến có nền giáo dục hiện đại và phát triển, trong đó chủ yếu hướng vào việc chuẩn bị cho học sinh sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu cầu và tiềm năng người học.

Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm là sự tập trung vào người học, là đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy-học. Phương pháp này xem cá nhân người học - với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người - vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiện đại, để tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu.

Thực chất quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm là hệ phương pháp dạy học tích cực hay còn gọi là phương pháp dạy - tự học. Nó được xem là một hệ thống phương pháp dạy học có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Phương pháp dạy học này giúp người học phát triển khả năng giải quyết vấn đề (problem solving), tư duy phản biện (critical thinking), tư duy phản ánh (reflective thinking),…

Đôi nét về việc học ngoại ngữ theo phương pháp lấy người học làm trung tâm - Ảnh 1.

Trong lớp học ngoại ngữ theo phương pháp lấy người học làm trung tâm, hình ảnh người thầy được xây dựng một cách hoàn thiện hơn. Trước hết, thầy phải là người tổ chức các hoạt động trong lớp học hiện đại (organizer). Trong vai trò này, người thày cần làm rõ cho học sinh về những gì các em nên làm để thực hiện được một nhiệm vụ hay một hoạt động nào đó. Thầy tổ chức cho học sinh làm việc độc lập hoặc làm việc theo cặp, theo nhóm, thông qua đó học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kỹ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học. Nội dung học trên lớp được tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh và cách tổ chức các hoạt động đó, thực hiện giờ học phân hóa theo trình độ và năng lực của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của mỗi học sinh.

Trong lớp học ngoại ngữ hiện đại, thầy phải là người quản lý lớp học (manager). Thầy là người khởi tạo các hoạt động trong lớp, quyết định độ dài thời gian cho các hoạt động trên lớp, quyết định chuyển sang hoạt động khác hay ngừng các hoạt động khi thích hợp. Thầy là người chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động trên lớp và phát huy các hoạt động đó một cách có hiệu quả.

Khi học sinh tiến hành các hoạt động trên lớp, thầy đóng vai trò là cố vấn (advisor). Thầy bổ sung những thông tin cần thiết và hữu ích cho các hoạt động như giúp học sinh khắc phục khó khăn trong việc sử dụng từ, hướng dẫn học sinh phối hợp lời nói và hành vi giao tiếp trong hoạt động nói,… Đôi khi thầy đóng vai trò làm "bạn" (participant) với học sinh. Ở vai trò này, thầy là người gợi mở, trợ giúp, hướng dẫn, động viên, cố vấn trong các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức tiềm năng của học sinh.

Sau các hoạt động trên lớp, thầy đóng vai trò là người đánh giá (assessor). Thầy cung cấp phản hồi cho các hoạt động trên lớp, đánh giá việc thực hiện của học sinh, hướng dẫn học sinh sửa các điểm yếu, phát huy thế mạnh cho các bài tiếp theo. Đồng thời thầy hướng dẫn cho học sinh cách tự đánh giá.

Đôi nét về việc học ngoại ngữ theo phương pháp lấy người học làm trung tâm - Ảnh 2.

Một vai trò quan trọng không thể thiếu của người thầy trong phương pháp lấy người học làm trung tâm còn là vai trò của người học trong lớp học (learner). Trong vai trò này, thầy sẽ có được những trải nghiệm thực sự của một học sinh, từ đó người thầy có thể tự đánh giá rút kinh nghiệm để có những bài giảng hay và đưa ra các hoạt động hiệu quả hơn.

Có thể khẳng định rằng phương pháp lấy người học làm trung tâm là đường hướng phù hợp với giáo viên và học sinh ngoại ngữ trong xã hội hiện đại. Phương pháp này đề cao vai trò của học sinh trong quá trình dạy-học ngoại ngữ, do đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong việc tạo dựng và khám phá kiến thức của bản thân người học. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp này cần có những điều kiện phải chuẩn bị như bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy hiện đại cho giáo viên, trang bị cơ sở vật chất, đặc biệt là phương tiện dạy học hiện đại và đảm bảo được những điều kiện tốt nhất cho quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động dạy học. Áp dụng thành công việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh, từ đó giải quyết tốt vấn đề đầu ra, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của xã hội.

Ths. Nguyễn Đỗ Hương Giang

(Đại học Kinh tế Quốc dân)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 8 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 13 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 22 giờ trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 ngày trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 2 ngày trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 3 ngày trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 3 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Top