Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đớn đau mất khả năng làm mẹ vì bị chồng đánh

Thứ sáu, 15:58 06/12/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Có không ít thai phụ phải phá thai, mất con, cắt tử cung, vĩnh viễn mất khả năng làm mẹ – thiên chức vĩ đại của người phụ nữ chỉ vì… bị chính chồng mình bạo lực.

Đó là những thông tin “giật mình”, đau xót mà PGS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế, chia sẻ tại hội thảo các bên liên quan về tác động của bạo lực đến sức khỏe sinh sản tại Tanzania và Việt Nam được ĐH Y Hà Nội phối hợp tổ chức sáng 6/12.
 
Đớn đau mất khả năng làm mẹ vì bị chồng đánh 1

Đã không ít những thai phụ phải mất con vì bị chính chồng mình đánh


PGS.TS Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ: "Tình trạng bạo lực gia đình báo động đến mức, có những tỉnh/thành mỗi năm có khoảng 500-600 nạn nhân của bạo lực gia đình, thậm chí có những địa phương lên đến hàng ngàn trường hợp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của người phụ nữ, mà còn là gánh nặng của ngành Y tế".
 
Phân tích cụ thể hơn những tổn thất về thể xác mà người phụ nữ phải gánh chịu khi bị bạo lực, Thứ trưởng chỉ ra có những nạn nhân khi vào bệnh viện phải xử bằng nhiều chuyên ngành y khoa khác nhau. Có những trường hợp tử vong, chấn thương rất nặng nề kể cả chấn thương sọ não, vỡ các tạng…
 
"Trong sản khoa, chúng tôi đã từng chứng kiến những phụ nữ bị bạo lực dẫn đến sảy thai, nếu thai lớn thì bị rau bong non đe dọa tính mạng người mẹ, các bác sĩ phải phẫu thuật, thai chết, mẹ phải cắt tử cung, khiến họ vĩnh viễn không còn khả năng làm mẹ – thiên chức vĩ đại của người phụ nữ" - Thứ trưởng chia sẻ.

Bác sĩ sản khoa Phan Thu Hiền – Chuyên gia Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: Hậu quả của bạo lực với sức khỏe, sức khỏe sinh sản là rất lớn, có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn tâm thần, mất ngủ, ăn uống thất thường, suy kiệt và tự tử. Bạo lực tình dục, đặc biệt từ khi còn nhỏ, có thể dẫn đến hành vi tiêu cực lúc trưởng thành như nghiện rượu, thuốc lá hoặc các hành vi tình dục nguy hiểm khác.

BSPhan Thu Hiền cho hay: "Phụ nữ Việt Nam có xu hướng bị bạo lực bởi chồng cao hơn 3 lần so với các đối tượng khác. Số liệu công bố năm 2012 cho thấy: Ước tính chi phí mất thu nhập do bạo lực gia đình gây ra bằng khoảng 1,78% GDP của Việt Nam (năm 2010)".

Báo cáo Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ do Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2010 cho thấy, khoảng 12% phụ nữ bị thương phải chăm sóc y tế do bị chính chồng mình bạo lực. Qua khảo sát nạn nhân bạo lực gia đình trong một năm, đa số nạn nhân bị bạo hành 2-5 lần (tỉ lệ 42%); 17,4% bị bạo hành trên 5 lần/năm.
 
Do bạo lực gia đình, tỉ lệ phụ nữ có sức khỏe kém, đi lại khó khăn, suy giảm trí nhớ, có ý định tự tử... đều cao hơn hoặc cao gấp đôi so với nhóm phụ nữ không bị bạo hành. Trong đó, tỷ lệ người có ý định tự tử là cao nhất (gần 30%).

Cũng theo BS Hiền, phụ nữ chưa từng đi học bị nhiều bạo lực gia đình nhất, kế đến là nhóm học vấn trung học, tiểu học. Phụ nữ có học vấn từ trung cấp - đại học cũng bị bạo lực gia đình, nhưng tỉ lệ chỉ bằng 1/5 so với nhóm chưa từng đi học. Tỷ lệ bị bạo hành khi đang mang thai của phụ nữ từng có thai cũng tương tự.

Đặc biệt, những hậu quả như sảy thai, bị chết con khi sinh, phá thai.. mà phụ nữ từng mang thai phải chịu khi bị chồng bạo hành cao hơn nhiều so với nhóm không bị bạo hành. Trong đó, 30% phụ nữ phải phá thai là do bị bạo hành, 21% bị sảy thai.

Mặc dù bị bạo hành như vậy, nhưng do tâm lý chuyện bạo lực là “chuyện của riêng gia đình”, “đóng cửa dạy nhau”, nên gần 50% phụ nữ bị chồng gây bạo lực không nói với ai; 87% không đi “gõ cửa cầu cứu” ở bất kỳ nơi đâu.
 
Hiện nay, trong hệ thống khám chữa bệnh từ trung ương tới địa phương đã có hơn 1.150 bệnh viện, 10.000 trạm y tế xã và các cơ sở y tế tư nhân. Nhưng chỉ 5-7% nạn nhân bạo lực gia đình tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế.
 

Thậm chí, BS Hiền bức xúc: “Nếu những nạn nhân này có tìm đến thì cũng chỉ kể với cán bộ y tế là mình bị tai nạn hoặc va chạm nặng nào đó; bởi họ sợ sẽ bị kỳ thị hoặc sợ rằng sẽ bị chồng đánh nhiều hơn vì “tội” đã “kể lể” với người khác”

 
Thu Nguyên
vothu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ra máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

Top