Hà Nội
23°C / 22-25°C

Động tác giãn cơ tốt nhất trước khi đi bộ

Thứ năm, 16:14 18/07/2024 | Sống khỏe

Một số động tác giãn cơ sẽ giúp bạn đi bộ dễ dàng hơn, tăng dần khoảng cách, thời gian và thoải mái trên nhiều địa hình khác nhau...

1. Bài tập tác động vào bàn chân và mắt cá chân trước khi đi bộ

- Di chuyển ngón chân cái : Khi đi bộ, ngón chân cái là bộ phận cuối cùng rời khỏi mặt đất khi bạn bước về phía trước và có một phản xạ từ ngón chân đến cơ mông giúp đẩy cơ thể về phía trước. Nếu ngón chân không uốn cong linh hoạt sẽ khiến chân xoay sang một bên và toàn bộ lực sẽ không tác động lên cơ mông làm cho dáng đi trở nên lệch, không cân đối.

Cách thực hiện:

  • Đặt ngón chân cái lên một quả bóng nhỏ như bóng yoga hoặc bóng tennis (bạn cũng có thể dùng khăn cuộn, chăn hoặc thảm yoga gấp lại) nhưng cần chắc chắn rằng quả bóng và bàn chân bạn nằm trên mặt đất.
  • Giữ tư thế đó trong 30 giây, sau đó cố gắng ấn ngón chân vào quả bóng 10 lần.
  • Hạ và nâng gót chân lên như thể bạn đang bắt đầu bước đi, 10 đến 15 lần.
  • Đổi chân và lặp lại.
Động tác giãn cơ tốt nhất trước khi đi bộ- Ảnh 1.

Di chuyển ngón chân cái, cải thiện sự linh hoạt khi đi bộ.

- Căng bắp chân : Khả năng di chuyển và sức mạnh của cơ bắp chân là yếu tố tạo tiền đề cho cách các bộ phận khác, như đầu gối và hông, có thể di chuyển. Bắp chân khỏe có thể giúp bạn sải bước dài hơn, giữ thăng bằng tốt hơn và mắt cá chân khỏe hơn.

Cách thực hiện:

  • Với một bức tường hoặc một chiếc ghế ở gần để giữ thăng bằng, hãy đặt một nửa con lăn xốp (hoặc một tấm thảm hoặc khăn tập yoga cuộn) trên sàn trước mặt bạn. Bước lên khăn bằng chân trần; đặt lòng bàn chân lên trên chiếc khăn và giữ gót chân trên sàn. Đây là chân duỗi của bạn.
  • Từ từ duỗi thẳng chân duỗi của bạn. Giữ cơ thể thẳng đứng, bước về phía trước bằng chân đối diện. Chân duỗi của bạn càng chặt thì càng khó thực hiện bước đó.
  • Giữ bước nhỏ đó trong 30 đến 60 giây, sau đó lặp lại ở phía bên kia.
Động tác giãn cơ tốt nhất trước khi đi bộ- Ảnh 2.

Căng bắp chân

2. Bài tập khởi động đầu gối

- Làm nóng cơ tứ đầu đùi: Cơ tứ đầu đóng vai trò quan trọng trong việc uốn cong hông và duỗi đầu gối nên cần đảm bảo chúng có độ đàn hồi tốt để cơ thể có thể thực hiện các chuyển động một cách linh hoạt khi đi bộ .

Cách thực hiện:

  • Nằm úp mặt xuống sàn. Đặt bóng yoga hoặc quả bóng tennis dưới, ngay phía trên đầu gối. Hít thở sâu.
  • Bắt đầu từ từ co, sau đó thả lỏng cơ tứ đầu (nằm ngay trên đầu gối). Co lại và thư giãn 15 đến 20 lần.
  • Sau đó, trườn người về phía sau để di chuyển quả bóng từ đầu gối đến đầu đùi. Nếu bạn cảm thấy căng cứng, hãy dừng lại và lặp lại động tác co cơ và thả lỏng. Cuộn theo cách này trong hai đến năm phút.
Động tác giãn cơ tốt nhất trước khi đi bộ- Ảnh 3.

Bài tập làm nóng cơ tứ đầu đùi.

- Bước cầu thang: Nếu chỉ quen đi bộ trên bề mặt bằng phẳng, bạn có thể cảm thấy hơi đau hoặc nhanh mỏi khi leo cầu thang hoặc đi lên đồi. Do đó, bạn nên thực hiện bài tập luyện này cho đầu gối và cơ bắp, giúp kéo giãn và tăng cường tính ổn định cũng như cải thiện khả năng phục hồi .

Cách thực hiện:

- Chuẩn bị dụng cụ có chiều cao bằng chiều cao của cầu thang hoặc bậc thang trung bình như một khối tập yoga, một cuốn sách dày hoặc một chiếc hộp đặc nhỏ. Đặt chân phải của bạn lên "bậc thang" này.

- Từ từ bước lên cho đến khi bạn đứng hoàn toàn bằng chân phải với bàn chân trái đưa ra phía trước. Sau đó từ từ bước chân trái xuống phía trước khối, cố gắng đặt chân xuống đất mà không nhấc gót chân ra khỏi khối. Sau đó kéo chân đó lên và bước xuống phía. Giữ đầu gối thẳng hàng với bàn chân khi bạn bước lên và xuống.

- Thực hiện động tác này 10 đến 20 lần, sau đó lặp lại với bên còn lại.

Động tác giãn cơ tốt nhất trước khi đi bộ- Ảnh 4.

Bước cầu thang.

3. Bài tập kéo giãn hông khi đi bộ

- Làm nóng cơ hông: Khi đi bộ, hông tạo ra lực để di chuyển cơ thể về phía trước. Vì cơ mông được kết nối với khớp hông nên việc nhắm mục tiêu vào chúng có thể giúp cải thiện khả năng xoay hông và vận động tổng thể.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa trên mặt đất. Đặt một cặp quả bóng trị liệu , yoga hoặc tennis dưới bên ngoài hông.
  • Lăn bóng từ hông ngoài về phía xương cụt.
  • Thực hiện trong hai đến ba phút, sau đó đổi bên.
Động tác giãn cơ tốt nhất trước khi đi bộ- Ảnh 5.

Động tác làm nóng cơ hông.

- Khởi động xương chậu: Xương chậu được cố định vào đốt sống bằng khớp hông ở mỗi bên. Khi thực hiện động tác này nhằm mục đích giúp bạn đi bộ hiệu quả hơn.

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể dùng ghế hoặc tường để giúp giữ thăng bằng, đứng thẳng bằng chân phải trên một khối yoga, cuốn sách dày hoặc hộp nhỏ.
  • Giữ thẳng cả hai chân (không cong đầu gối), hạ chân trái về phía sàn để làm căng các cơ ở bên ngoài hông phải. Sau đó, dồn lực sang chân phải để nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn.
  • Lặp lại động tác nâng này và hạ xuống vài lần, sau đó lặp lại ở phía đối diện.
Động tác giãn cơ tốt nhất trước khi đi bộ- Ảnh 6.

Xương chậu

4. Bài tập giúp linh hoạt phần thân trên khi đi bộ

- Kéo dài thắt lưng: Giữ lưng dưới linh hoạt sẽ giúp bạn di chuyển tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Nằm nghiêng bên trái. Đặt một chiếc gối dày hoặc một tấm chăn cuộn dưới eo.
  • Hít thở chậm và tập trung vào quả bóng trong 10 nhịp thở sâu. Sau đó, chuyển động từ từ, lăn cơ thể về phía trước và lùi về phía sau.
Động tác giãn cơ tốt nhất trước khi đi bộ- Ảnh 7.

Cách thực hiện động tác kéo dài thắt lưng.

- Giãn cơ lưng: Động tác này giúp toàn bộ lưng của bạn được giãn ra rất nhiều.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa. Đưa tay qua đầu cho đến khi bàn tay chạm sàn phía trên đầu.
  • Đi cả tay và chân về cùng một hướng sao cho cơ thể tạo thành hình lưỡi liềm. Giữ xương chậu và lồng ngực phẳng trên mặt đất (không vặn xoắn), kéo căng cơ liên sườn.
  • Giữ trong 30 đến 60 giây, sau đó lặp lại ở phía bên kia.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thầy thuốc Nhân dân, lương y Trần Văn Quảng và khát vọng đưa Đông y Việt Nam vươn tầm thế giới

Thầy thuốc Nhân dân, lương y Trần Văn Quảng và khát vọng đưa Đông y Việt Nam vươn tầm thế giới

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Thầy thuốc Nhân dân (TTND), lương y Trần Văn Quảng là một cây đại thụ của nền Đông y Việt Nam. Đã 92 tuổi nhưng ông vẫn miệt mài viết báo, dành cả cuộc đời hệ thống hóa các bài thuốc dân gian truyền lửa cho thế hệ mai sau.

Người đàn ông 56 tuổi thoát khỏi ung thư thận giai đoạn cuối, hồi phục một cách ngoạn mục

Người đàn ông 56 tuổi thoát khỏi ung thư thận giai đoạn cuối, hồi phục một cách ngoạn mục

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Chỉ sau cuộc mổ kéo dài gần 4 giờ, bệnh nhân ung thư thận nhanh chóng hồi phục và trở lại sinh hoạt bình thường.

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ gia đình sản phụ tố bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương 'tắc trách'

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ gia đình sản phụ tố bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương 'tắc trách'

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH – Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung ương khẩn trương rà soát quá trình khám bệnh, chữa bệnh đối với sản phụ Q.A. tại bệnh viện, cung cấp đầy đủ thông tin tới bệnh nhân và các cơ quan truyền thông đại chúng.

Người nên thường xuyên ăn rau bắp cải

Người nên thường xuyên ăn rau bắp cải

Sống khỏe - 10 giờ trước

Bắp cải là loại rau tốt cho sức khoẻ, dưới đây là nhóm người được khuyên nên thường xuyên ăn rau bắp cải.

Gắp thành công con vắt dài 8cm sống trong mũi người đàn ông 37 tuổi ở Nghệ An

Gắp thành công con vắt dài 8cm sống trong mũi người đàn ông 37 tuổi ở Nghệ An

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương (Nghệ An) vừa gắp thành công con vắt dài 8cm ra khỏi mũi một bệnh nhân nam 37 tuổi.

Táo đỏ - vị thần dược đối với sức khỏe, nhưng ăn theo cách này lại gây phản ứng ngược

Táo đỏ - vị thần dược đối với sức khỏe, nhưng ăn theo cách này lại gây phản ứng ngược

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, táo đỏ chứa nhiều dưỡng chất, có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, ăn không đúng cách có thể gây tác dụng ngược.

3 nhóm người nên tránh ăn hạt

3 nhóm người nên tránh ăn hạt

Sống khỏe - 18 giờ trước

Việc tiêu thụ hạt rất có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ, protein và các chất béo không bão hòa tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn hạt.

Người đàn ông Ấn Độ gãy 2 xương cẳng tay bày tỏ lòng biết ơn sau khi được cứu chữa

Người đàn ông Ấn Độ gãy 2 xương cẳng tay bày tỏ lòng biết ơn sau khi được cứu chữa

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi trong 40 phút, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, bàn tay vận động tốt, còn đau nhẹ vết mổ.

Tự bẻ 'cậu nhỏ' khi đang cương cứng, hai thanh niên phải nhập viện cấp cứu

Tự bẻ 'cậu nhỏ' khi đang cương cứng, hai thanh niên phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Hai nam thanh niên đã tự bẻ gãy 'cậu nhỏ' khi đang cương cứng gây ra tình trạng 'cậu nhỏ' đau nhiều, sưng tím, biến dạng và phải đi khám cấp cứu gấp.

Đang đá bóng, nam sinh ở Hà Nội nhập viện gấp vì tai nạn ở vùng kín

Đang đá bóng, nam sinh ở Hà Nội nhập viện gấp vì tai nạn ở vùng kín

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện tinh hoàn bên phải của bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng, vỏ bao tinh hoàn bị rách, có máu tụ lớn trong bìu sau khi bị bóng đập trực tiếp vào hạ bộ.

Top