Đông trùng hạ thảo: Thuốc quý cho sức khỏe bị “hạ bệ” như thế nào?
Gần đây, dư luận trong nước xôn xao trước thông tin ở Trung Quốc cho rằng, Đông trùng hạ thảo là một “cú lừa thế kỷ”. Tính năng ưu việt của "thần dược thiên nhiên" này đã được khẳng định trong sách y học nên không loại trừ đây là một thủ đoạn kinh doanh của các thương gia tại Trung Quốc.
Nhận diện Đông trùng hạ thảo quý hiếm
Dù vậy, thông tin “Đông trùng hạ thảo hoàn toàn không có tác dụng “thần kỳ” như cả thế giới từng tung hô” đã khiến cho người dùng choáng váng, bởi giá của sản phẩm này ở Trung Quốc hiện rơi vào khoảng 250.000 - 300.000 NDT/kg, tức khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/kg.
Cái tên “Đông trùng hạ thảo” bắt nguồn từ chính những đặc điểm sinh trưởng thú vị của loài sinh vật quý hiếm này. Vào mùa đông, trên độ cao từ 3500 – 5000m so với mặt nước biển, nấm bắt đầu ký sinh và làm chết sâu non thông qua việc hút hết chất dinh dưỡng của chúng. Đến mùa hè, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu, vươn lên khỏi mặt đất như một ngọn cỏ. Đông trùng hạ thảo giá trị nhất khi được lấy vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3500 đến 5000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam... của Trung Quốc.

Đông trùng hạ thảo: Thuốc quý cho sức khỏe bị “hạ bệ” như thế nào?
Một sinh khối đông trùng hạ thảo bao gồm 2 phần: phần nhộng (sâu non) và phần thân nấm. Dược tính của loài sinh vật này đến từ chiết xuất trên nấm Cordyceps sinensis. Vì thế, một cá thể đông trùng hạ thảo đã rụng mất phần nấm thì loài thảo dược này hoàn toàn không còn bất kì một phần dược tính nào. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng phần nhộng trong nghiên cứu và điều trị, tất nhiên chúng ta sẽ không tìm thấy được bất kì một tác dụng dù là nhỏ nhất trong đông trùng hạ thảo.
Theo Bác sĩ Trần Thị Du - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an thì Đông trùng hạ thảo có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensis thuộc nhóm Ascomycetes của chi Cordyceps trên cơ thể loài sâu thuộc chi Hepialus. Chi nấm Cordyceps có khoảng 350 loài khác nhau, trong đó hơn 60 loài đã được tìm thấy chỉ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải bất kì loài nấm nào thuộc chi Cordyceps đều chứa dược tính và mang đến những tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các luồng ý kiến cho rằng: Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược hoàn toàn bình thường, không hề quý hiếm như các quan điểm y học trước đây nhận định. Đến đây, một vấn đề chúng ta cần làm rõ đó là: mỗi loài nấm khác nhau thuộc cho chi Cordyceps ký sinh trên các loài sâu thuộc chi Hepialus sẽ cho ra một loài sinh vật khác nhau. Không phải bất cứ loài sinh vật nào tạo ra từ quá trình đó cũng được công nhận là đông trùng hạ thảo và đương nhiên không phải tất cả trong số chúng đều chứa dược tính giống nhau. Việc lấy mẫu dùng để nghiên cứu không đồng nhất về giống cũng như thể trạng đã cho ra các kết quả nghiên cứu khác nhau.

Đông trùng hạ thảo: Thuốc quý cho sức khỏe bị “hạ bệ” như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Thị Chính - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển Nấm & Sản phẩm sinh học Việt Nam cho biết: Hiện nay, có 2 loài đông trùng hạ thảo được chính thức công nhận và được nghiên cứu nhiều nhất đó là: Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.). Việc bảo quản đông trùng hạ thảo không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thành phần dược tính của loại thảo dược này. Ts Phạm Văn Nhạ - Giám đốc Trung tâm Đấu tranh sinh học – Viện Bảo vệ thực vật cho biết: Dược chất của đông trùng hạ thảo sẽ bị phân hủy bởi nhiệt độ trên 40 độ C, nên nếu bảo quản nấm bằng phương pháp cổ truyền như treo lên gác bếp thì chất lượng của loại thảo dược này sẽ bị suy giảm.
Một số ý kiến cho rằng thành phần có giá trị nhất trong đông trùng hạ thảo - cordycepic acid chính là một loại đường rẻ tiền trong công nghiệp có tên là mannitol. Trong thực tế, cả cordycepic acid và đường mannitol đều được tìm thấy ở đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, các phân tích hóa học cho thấy: mannitol là một loại đường gốc rượu có nhiều gốc OH trong phân tử, trong khi đó cordycepic acid trở thành axit bởi nó có thêm 1 nguyên tử C (carbon) trong mạch vòng. Các hoạt chất này có cấu trúc phân tử khá giống nhau nên có thể gây nhầm lẫn. Trong tự nhiên, việc các chất khác nhau có cùng cấu trúc phân tử nhưng khác cấu hình không hề hiếm thấy.
Lựa chọn Đông trùng hạ thảo có tên tuổi, xuất sứ
Trong bài viết về đông trùng hạ thảo, giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam cũng thừa nhận những tác dụng đặc biệt của Đông trùng hạ thảo. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ và thực tiễn ứng dụng đã cho thấy: Đông trùng hạ thảo có tác dụng tích cực đến tạng phủ trong cơ thể con người. Cụ thể, nó tác dụng lên: hệ thống miễn dịch, hệ thống tuần hoàn tim, não, hệ hô hấp, hệ thống nội tiết… Bên cạnh đó, loài Đông dược này góp phần hỗ trợ phòng tránh và điều trị các bệnh mãn tính ở người như: bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh xương khớp, bệnh gan – thận… Đông trùng hạ thảo cũng được ghi nhận có khả năng hỗ trợ tích cực quá trình làm đẹp, kéo dài tuổi thọ, chống lại quá trình lão hóa, tăng cường chức năng sinh lý ở người. Đặc biệt, Đông trùng hạ thảo là loại sinh vật duy nhất có chứa Cordycepin – một hoạt chất chống ung thư.

GS Nguyễn Lân Dũng từng có nhiều bài viết sâu sắc về tác dụng của Đông Trùng Hạ Thảo thiên nhiên Tây Tạng.
Hiện nay, chưa có bất kì một công trình khoa học hay một tuyên bố chính thức nào của các tổ chức y học, hay tổ chức nghiên cứu uy tín trên thế giới bác bỏ những tác dụng ưu việt đã được ghi nhận của Đông trùng hạ thảo. Trong khi đó, chỉ cần gõ từ khóa cordycepin trong trang: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/ - Webite chính thức của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI), ngay lập tức bạn sẽ tìm được những thông tin chính thống nhất, được cả thế giới công nhận về dược tính của Đông trùng hạ thảo.
Chính vì quý và hiếm như vậy (môi trường tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của Đông trùng hạ thảo lại toàn là các vùng núi non và cao nguyên hiểm trở, xa xôi...) nên nó ngày càng khan hiếm và được bán với giá cực đắt.
Tuy nhiên, sự hỗn loạn trên thị trường về Đông trùng hạ thảo là có thật. Theo GS Nguyễn Lân Dũng, sản phẩm này đắt đỏ như vậy nhưng hiện vẫn có loại bán tại Mỹ nhưng ghi tiếng Việt chỉ có vài USD/hộp (!). “Đặc biệt đáng lưu ý là loại “Đông trùng hạ thảo” đang sản xuất, chuyển giao công nghệ và được tuyên truyền rộng rãi ở Việt Nam, tôi xin nói ngay loại này là loại đã mang tên không trung thực, cần phải chấn chỉnh. Loại này có màu da cam có thể sản xuất dễ dàng trên môi trường có thành phần chủ yếu là... cơm. Có báo đăng tác giả đã bỏ 1000 USD để mua 1 bào tử. Nên nhớ 1 bào tử bé như con vi khuẩn, vậy mua bằng cách nào? Hơn nữa đây là chủng có sẵn từ lâu trong Bảo tàng giống chuẩn VTCC của ta, sao phải dùng ngoại tệ để mua? Đó là loài Nhộng trùng thảo, Trung Quốc gọi là Dõng Trùng Thảo, tên khoa học là Cordyceps militaris. Tuy cùng chi (genus) với Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) nhưng khác loài (species). Vấn đề là giá trị dược liệu của loại này rất thấp, giá rất rẻ nên người ta thường mua từng kg để…nấu canh”, GS Nguyễn Lân Dũng nói.
Nguyên Thảo

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 3 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Sống khỏe - 4 giờ trướcLá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'
Sống khỏe - 1 ngày trướcNữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.