Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đông y Trị liệu: Hướng dẫn cách xoa bụng dưỡng sinh và hỗ trợ chữa bệnh ở hệ tiêu hóa

Thứ sáu, 08:31 11/10/2019 | Sống khỏe

Xoa bụng là phương pháp chăm sóc sức khỏe và trị liệu nổi tiếng trong Đông y. Dược vương Tôn Tư Mạc sống hơn 100 tuổi cũng thường xuyên khuyên mọi người nên xoa bụng để khỏe mạnh.

Vì sao chúng ta nên học cách xoa bụng đúng phương pháp để dưỡng sinh?

Xoa bụng là một phương pháp sức khỏe đơn giản và dễ học, tác dụng chính của xoa bụng là điều hòa lá lách, dạ dày và đường ruột, cải thiện chứng khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày mãn tính, và các bệnh liên quan khác.

Bụng con người là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất do sự tích tụ chất béo. Tư thế và thói quen ăn uống kém khiến bụng dưới dễ bị tích tụ mỡ.

Nhiều người thường có thói quen ăn quá no nên việc xoa bụng một chút có thể giảm đi gánh nặng và sự khó chịu ở khoang bụng.

Hoặc khi ăn quá nhiều gây đầy hơi, bạn có thể làm giảm các triệu chứng của mình bằng cách xoa bụng.

Khi con người đến tuổi trung niên, vòng bụng của nhiều người bắt đầu "to", phụ nữ xuất hiện các triệu chứng đầy hơi và đàn ông thường có chiếc "bụng bia" lớn thì trông vẻ bề ngoài rất cồng kềnh và không khỏe mạnh.

Trong trường hợp này, trên thực tế, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa rủi ro bệnh tật và giảm nhẹ số đo thông qua việc xoa bụng.

Xoa bụng mang lại tác dụng gia tăng lưu lượng máu ở vùng bụng và ruột cơ trơn, tăng cường hoạt động của thành ruột bên trong ở cơ quan tiêu hóa, từ đó tăng cường chức năng hoạt động của hệ bạch huyết, chức năng hoạt động của đường ruột cũng được cải thiện đáng kể, do đó quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và bài tiết chất thải sẽ thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, mặc dù nhiều người biết rằng có một lợi ích nhất định trong việc xoa bụng thường xuyên, nhưng họ lại không biết phương pháp chính xác để xoa bụng đúng cách. Hôm nay, chúng ta hãy cùng các bác sĩ trên kênh Sức khỏe (TQ) tìm hiểu cách làm thế nào vùng bụng khỏe mạnh, các huyệt đạo ở bụng và cách chính xác để xoa bụng.

Bụng thế nào là khỏe?

 Đông y Trị liệu: Hướng dẫn cách xoa bụng dưỡng sinh và hỗ trợ chữa bệnh ở hệ tiêu hóa - Ảnh 1.

Một cái bụng khỏe mạnh nên ở trạng thái bằng phẳng thon gọn, làn da mịn màng sáng bóng, có tính đàn hồi và không có thịt nhô lên gồ ghề. Sau khi ăn, mọi người sẽ cảm thấy no, nhưng bụng sẽ không phình ra.

Bụng không khỏe mạnh thường có rất nhiều chất béo tích tụ mà chúng ta hay gọi là mỡ bụng, làn da xỉn màu và không đàn hồi tốt. Nếu bạn có tình trạng này trong một thời gian dài, bạn nên chú ý đến sức khỏe vùng bụng của bạn.

Những huyệt vị có trên vùng bụng

Chúng ta đều biết rằng, theo quan niệm của Đông y, bấm huyệt có thể ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh, và các bệnh ở vùng bụng cũng không ngoại lệ.

Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng bụng của cơ thể con người là thành quách bảo vệ của các cơ quan nội tạng, là nguồn gốc của âm dương.

Khi vòng bụng bị "chắn lối" bởi sự béo bụng, mọi hoạt động bị trì trệ thì việc thường xuyên xoa bụng có thể làm cho âm dương điều hòa, trên dưới thông suốt, có lợi cho sự trao đổi chất béo, giảm mỡ, và phòng ngừa các bệnh khác nhau.

Tuy nhiên, trước khi học các xoa bụng, chúng ta phải biết có những huyệt vị nào trên vùng bụng.

Ở vùng bụng có tới 6 đường kinh mạch âm và 1 đường kinh mạch chính đi qua.

Có 6 huyệt vị bao gồm: huyệt Thiện trung, huyệt cưu vĩ, huyệt cự khuyết, huyệt trung quản, huyệt thủy phân, huyệt khí hải, huyệt quan nguyên, huyệt trung cực và các huyệt vị khác.

Các huyệt đạo khác nhau có chức năng và phương pháp xoa bóp khác nhau. Ví dụ, massage huyệt đại hằng có thể loại bỏ dầu mỡ trong đường ruột, massage huyệt thiên khu có thể vừa nhuận tràng vừa giảm tiêu chảy, bấm huyệt và xoa bóp vùng bụng có thể kích thích nhu động ruột và tránh chứng khó tiêu...

 Đông y Trị liệu: Hướng dẫn cách xoa bụng dưỡng sinh và hỗ trợ chữa bệnh ở hệ tiêu hóa - Ảnh 2.

Những lưu ý khi xoa bụng để chữa bệnh

Xoa bụng hay mát xa bụng là một cách dễ dàng để có thể học và thực hành, tác dụng chính là để điều hòa dạ dày và ruột, cải thiện tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày mãn tính.

Trong y học Trung Quốc gọi việc xoa bụng là một phương pháp "thần kỳ", trương truyền rằng dược vương Tôn Tư Mạc từng sống hơn 100 tuổi là nhờ việc thường xuyên xoa bụng. Ông cũng từng có câu nói nổi tiếng rằng, thường xuyên xoa bụng thì có thể loại bỏ bách bệnh.

Phương pháp xoa bụng:

Xoa bụng không phải tùy tiện, mà phải biết cách triệu chứng và kỹ thuật xoa phù hợp.

Điều quan trọng nhất trong việc xoa bụng là cần phân biệt rõ mục đích của việc mình xoa bụng là gì. Có sự khác nhau giữa xoa bụng để dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe chủ động khi chưa bị bệnh và xoa bụng để chữa bệnh.

Mỗi một mục đích lại có phương pháp xoa bụng khác nhau. Ví dụ, nếu xoa bụng với mục đích là một giải pháp chăm sóc sức khỏe thì cần phải xoa bụng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, nếu bị tiêu chảy, bệnh lý thì phải xoa theo hướng cùng chiều kim đồng hồ.

 Đông y Trị liệu: Hướng dẫn cách xoa bụng dưỡng sinh và hỗ trợ chữa bệnh ở hệ tiêu hóa - Ảnh 3.

Phương pháp xoa bụng cụ thể là: Đặt lòng bàn tay phải vào rốn, xếp chồng bàn tay trái lên bàn tay phải trên vị trí rốn, sau đó lấy rốn làm tâm điểm, tiếp tục xoa theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ như nói ở trên.

Mỗi lần xoa như vậy nên làm khoảng 50 vòng, lực xoa vừa phải, trong khả năng mà bản thân cảm thấy dễ chịu. nhịp thở phải duy trì đều đặn khi xoa.

Mỗi ngày nên thực hiện từ 3-4 lần như vậy.

Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến thời gian xoa bụng. Khoảng thời gian tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ vào ban đêm.

Khi xoa bụng thì không nên thực hiện trong tình trạng quá đói hay no, nếu bụng bệnh nào đó liên quan đến viêm da, viêm đường ruột, viêm ruột thừa cấp tính và các chứng viêm ở bụng khác hoặc ung thư, thì không nên tiến hành việc xoa bụng để tránh sự lây lan của tình trạng viêm nhiễm hoặc lan rộng của các tế bào ung thư.

Tuân thủ đúng phương pháp xoa bụng có thể cải thiện chức năng nhu động của ruột già và ruột non, tăng cường tiêu hóa, hấp thu và bài tiết thức ăn, ngăn ngừa các bệnh đường ruột như táo bón và tiêu chảy, và giảm tích tụ mỡ bụng. Có rất nhiều lợi ích nếu bạn thường xuyên xoa bụng, nhưng hãy nhớ phương pháp xoa bụng phải đúng.

Theo Nguồn Health 39/Tri thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 12 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top