“Đột nhập” và chứng kiến bác sĩ ghép tế bào gốc cứu sống bệnh nhân
GiadinhNet - Cơ hội hiếm hoi khi phóng viên GiadinhNet được theo chân các kỹ thuật viên và chứng kiến công việc tách tế bào gốc tự thân; bảo quản cũng như ghép tế bào gốc cho những bệnh nhân bị bệnh về máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương…
Anh Lê Xuân Thịnh - Kỹ thuật viên trưởng ở Trung tâm Tế bào gốc – Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, sau khi có nguồn tế bào gốc, làm các xét nghiệm tương thích, cán kỹ thuật viên sẽ tách tế bào từ người cho đồng loại hoặc tự thân. Sau đó tế bào gốc sẽ được lưu giữ -196 độ C tại phòng đặc biệt.
Khi chuẩn bị ghép, mẫu tế bào gốc sẽ được các kỹ thuật viên phải dùng các thiết bị bảo hộ lấy mẫu ra thật và đưa đến bể ấm ngâm rã đông trong 4 phút để nhiệt độ mẫu tế bào gốc trở về 37 độ C. Tất cả các thao tác đều phải nhanh và chuẩn vì các tế bào chết theo từng giây. Các thủ tục truyền tế bào gốc chỉ 8-10 phút là xong sau, đó bệnh nhân được theo dõi trong môi trường đặc biệt khi sức khỏe ổn định thì có thể ra viện.
Trước đây, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thường ghép tươi sau khi lấy tế bào gốc 48 giờ. Nay tế bào gốc được lưu giữ lâu hơn để tìm một thời điểm thuận lợi nhất để ghép. Riêng tế bào gốc được lấy từ máu cuống rốn có thể lưu 18 năm.
Bệnh nhân được ghép tế bào gốc đồng loại hôm 18/2 là chị Đoàn Thị Thanh Thủy 30 tuổi (Từ Liêm - Hà Nội). Chị Thủy bị ung thư máu, được anh trai cho và phù hợp AND gần như tuyệt đối, chỉ khác giới tính và nhóm máu. Anh nhóm máu O, em nhóm máu A, và thường anh em chỉ trùng hợp 60-70%.
Trước đây 1 tuần, tế bào gốc đã được tách từ người anh trai của chị Thủy và lưu giữ trong tủ bảo quản với nhiệt độ - 196 độ C tại Trung tâm Tế bào gốc của Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương. Sau khi xác định thời điểm ghép, mẫu tế bào gốc được lấy và đưa ra thật nhanh để rã đông trong hộp nước ấm 4 phút, nhanh vì các tế bào chết theo từng giây.
Còn bệnh nhân được tách tế bào gốc tự thân là bệnh nhân Nguyễn Đình Thi 34 tuổi (Hà Nội) Anh Thi bị bệnh đa u tủy xương gần 1 năm nay. Trước đây anh chỉ bị đau mỏi vai gáy đã mổ, sau đó làm các thủ tục xét nghiệm thì phát hiện ra bệnh và được giới thiệu qua Viện Huyết học – Truyền máu.
Kỹ thuật viên Lê Xuân Thịnh cho biết, lấy tế bào gốc tự thân thường khó hơn do bệnh nhân trước đó đã điều trị, ảnh hưởng bởi thuốc điều trị và sức khỏe của bệnh nhân hạn chế. Đến nay, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã ghép được gần 100 ca tế bào gốc cho các bệnh nhân bị các bệnh liên quan về máu.
Dưới đây là một số hình ảnh từ Trung tâm Tế bào gốc và Khoa Ghép tế bào gốc Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương:
Kỹ thuật viên đang lấy mẫu tế bào gốc của người anh trai được lưu giữ 10 ngày nay ra để truyền cho chị người em gái.





Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn
Y tế - 52 phút trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân đã bước sang giai đoạn toàn phát của bệnh dại – giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, tiên lượng rất xấu và hầu như không còn khả năng điều trị khỏi.

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khoảng 1 giờ di chuyển bằng ô tô, cả hai anh em đều có dấu hiệu bất thường nên lập tức được đưa đi cấp cứu.

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu
Y tế - 2 ngày trướcMắc chứng phì đại tuyến vú khiến ngực to như nữ giới, nam thanh niên phải nịt chặt, giấu kín hơn 10 năm, không dám yêu.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ
Y tế - 2 ngày trướcMột ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 4 ngày trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.