Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đột quỵ không thể dự báo trước, nhưng đây là những việc nên và không nên làm để phòng tránh bệnh, nhất là khi trời lạnh

Thứ bảy, 19:01 07/01/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Đột quỵ não là bệnh xảy ra đột ngột, không thể dự báo trước. Vì vậy, việc phòng bệnh rất quan trọng, đặt biệt là với người có bệnh nền trong thời tiết lạnh.

Mùa lạnh ăn cà rốt bổ dưỡng nhưng cần tránh 5 điều này, có 3 loại không nên mua về ăn!Mùa lạnh ăn cà rốt bổ dưỡng nhưng cần tránh 5 điều này, có 3 loại không nên mua về ăn!

GĐXH - Cà rốt rất bổ dưỡng có lợi cho sức khoẻ nhưng thực phẩm này cũng được khuyến cáo không nên ăn trong 5 trường hợp sau, đặc biệt khi gặp 3 vấn đề này không nên mua về ăn.

Theo các chuyên gia y tế, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã khẳng định, đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết. Các nghiên cứu tại Pháp cho thấy đỉnh cao của đột quỵ tại nước này rơi vào các tháng Hai và tháng Tư – thời điểm trời lạnh nhất trong năm.

Theo thống kê, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Về thời gian trong ngày, khoảng 60-70% các bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm, thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Thêm nữa, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85% .

Đột quỵ không thể dự báo trước, nhưng đây là những việc nên và không nên làm để phòng tránh bệnh khi trời lạnh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể con người có phản xạ tăng tiết catecholamine nhằm co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch.

Thêm vào đó, hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt máu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến máu vón cục tạo thành cục máu đông. Từ đó, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dễ dẫn đến nhồi máu não.

Đột quỵ không thể dự báo trước

Có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ gồm bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng... Đây là bệnh lý thường gặp ở người già. Bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu, tình trạng đông máu, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu, hoặc tắc mạch máu.

Đột quỵ não là bệnh xảy ra đột ngột, không thể dự báo trước. Để phát hiện sớm biểu hiện đột quỵ, có thể dựa vào dấu hiệu F.A.S.T, viết tắt của các từ Face - liệt mặt, méo miệng, Arm - yếu tay hoặc yếu nửa người, Speech - nói ngọng, nói khó, Time - thời điểm bị tai biến, được hiểu là lúc xuất hiện các triệu chứng trên. Lúc này, bệnh nhân cần được nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị kịp thời, giảm nguy cơ tử vong, tàn phế.

Đột quỵ không thể dự báo trước, nhưng đây là những việc nên và không nên làm để phòng tránh bệnh khi trời lạnh - Ảnh 3.

Để phát hiện sớm biểu hiện đột quỵ, có thể dựa vào dấu hiệu F.A.S.T. Ảnh minh họa

Thời gian vàng để bệnh nhân nhồi máu não được tái thông mạch não bằng thuốc là trong vòng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát. Tuyệt đối không cạo gió, chích máu đầu ngón tay... Không chờ bệnh nhân ổn rồi mới gọi cấp cứu hoặc mới đưa đi cấp cứu.

Phòng bệnh đột quỵ khi mùa đông đến như thế nào?

Để dự phòng bệnh đột quỵ trong mùa đông cần đặc biệt lưu ý có chế độ sinh hoạt hợp lý. Hơn nữa, việc hạn chế mỡ động vật, tránh rượu, thuốc lá; giữ đủ ấm, tránh những đợt gió lạnh bất thường ùa vào khi cửa mở, sống thư thái, tránh căng thẳng, ngăn ngừa stress… sẽ giúp cơ thể chúng ta, nhất là người cao tuổi thích ứng tốt hơn với môi trường sống, tránh được tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, với những người bị huyết áp cao, người bi tiểu đường, người bị cholesterol và triglyceride trong máu cao cần được theo dõi chặt chẽ và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ ăn nhiều rau củ quả; hạn chế muối; đời sống tình cảm tâm lý ổn định, tránh những xúc động hay chấn thương quá mức; tăng cường tập thể dục, vận động vừa sức sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe và kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, đặc biệt là kiểm soát tốt huyết áp.

Cảnh báo ăn nhiều đồ ngọt, cơ thể bạn sẽ phải đối diện với 7 căn bệnh nguy hiểm sau đâyCảnh báo ăn nhiều đồ ngọt, cơ thể bạn sẽ phải đối diện với 7 căn bệnh nguy hiểm sau đây

GĐXH - Nhiều người không thể kìm được sở thích của mình dẫn đến lạm dụng thái quá các món ngọt mà quên đi nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt gây ra.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 5 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 16 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top