Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đột quỵ vì nắng nóng khủng khiếp kéo dài

Thứ tư, 15:26 24/06/2020 | Y tế

GiadinhNet - Những ngày Hà Nội nắng nóng cao điểm, bà H vẫn bán rau ngoài chợ cả ngày. Về nhà, gia đình nhận thấy bà chân tay yếu, méo miệng. Đến viện cấp cứu, bác sĩ nói bà bị đột quỵ.

BS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, nữ bệnh nhân 53 tuổi quê Phúc Thọ, Hà Nội có tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp.

Dù bà vẫn dùng thuốc đều đặn theo đơn bác sĩ kê nhưng nắng nóng khiến huyết áp tăng lên là nguyên nhân gây chảy máu não. Bệnh nhân nằm lại viện điều trị 2 tuần nhưng vẫn chưa thể xuất viện.

Ở Việt Nam, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) thường mắc trung bình 3 bệnh mãn tính, trong đó, tăng huyết áp và tiểu đường là phổ biến nhất. 2 bệnh này cũng có mối liên quan chặt chẽ với nguy cơ tai biến mạch máu não.

TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Việt Đức, ở những người bị đái tháo đường, nguy cơ bị đột quỵ gấp 4 lần, người tăng huyết áp nguy cơ gấp 3 lần, tim mạch nguy cơ gấp 6 lần so với người bình thường.

Đột quỵ vì nắng nóng khủng khiếp kéo dài - Ảnh 1.

Kiểm tra chức năng vận động cho một bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu kịp thời ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Hiện Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung bộ đang trong những ngày cao điểm nắng nóng, nhiệt độ trung bình ban ngày lên tới 38- 39 độ C đo được trong nhà, nhiệt độ cảm nhận thực tế khi di chuyển ngoài trời có thể lên tới 43- 44 độ C.

Trong những tuần nắng nóng gần đây, trung bình mỗi ngày Khoa Cấp cứu và đột quỵ, Bệnh viện lão khoa Trung ương tiếp nhận 30-40 bệnh nhân, tăng 150% so với ngày thường. Nhiều bệnh nhân khi đến viện đã bị tai biến mạch máu não nặng, hôn mê.

Điển hình như bệnh nhân nam 72 tuổi được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch do đột quỵ thể chảy máu não. Trước đó 1 ngày bệnh nhân đi ra ngoài trời nắng, khi trở về nhà, bỗng thấy đầu đau dữ dội, các phản xạ cơ thể, tứ chi chậm dần rồi rơi vào trạng thái mất ý thức.

Đến viện cấp cứu, các bác sĩ lập tức đặt ống nội khí quản rồi chuyển sang Bệnh viện Việt Đức để phẫu thuật.

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị cho rằng, thời tiết nắng nóng gay gắt là yếu tố làm tăng số người bị đột quỵ, nhất là những người có tiền sử bị tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao…

Còn theo giải thích của bác sĩ Thắng, trong mùa nắng nóng, tăng huyết áp và đái tháo đường dễ diễn tiến nặng lên, từ đó xuất hiện các biến chứng, phổ biến nhất là tai biến. Nắng nóng dễ làm huyết áp tăng lên, vừa làm tắc mạch máu não vừa làm vỡ mạch máu gây xuất huyết.

Nắng nóng khiến nhiều người ăn uống kém, trong đó có những bệnh nhân đái tháo đường. Họ vẫn phải uống thuốc đều, dễ dẫn tới biến chứng hạ đường huyết khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê.

Các chuyên gia khuyến cáo, người từ 60 tuổi trở lên, đặc biệt những bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính không lây nhiễm cần kiểm soát tốt các bệnh mãn tính đang có (tăng huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính...) bằng cách uống thuốc đều đặn theo đơn, không tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc đổi liều thuốc; duy trì tái khám đúng hẹn.

Điều quan trọng khác là cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, ăn đủ rau củ quả, các loại vitamin, vi lượng, uống đủ nước. Về việc tập thể dục, các chuyên gia khuyên nên tập thể dục trong nhà, với các bài tập thăng bằng, tăng sức cơ, tránh ra ngoài tập thể dục.

Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 - 15 phút.

Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc, đi dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm... Người cao tuổi cần tránh nắng chiếu trực tiếp lên da vì dễ kích thích các cơ quan nội tạng của cơ thể.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thứ trưởng Bộ Y tế: Trân trọng cảm ơn sự chung tay ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Thứ trưởng Bộ Y tế: Trân trọng cảm ơn sự chung tay ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Y tế - 12 giờ trước

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trân trọng cảm ơn độc giả của Báo Sức khỏe và Đời sống đã quyên góp ủng hộ một số tiền và hàng hóa thiết yếu với tổng giá trị hơn 6 tỷ đồng để giúp đồng bào vượt cơn hoạn nạn.

Ghép thận cứu sống em bé 8 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối kèm suy tim

Ghép thận cứu sống em bé 8 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối kèm suy tim

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, đây được xem là một trong những ca ghép thận khó khăn nhất từ trước đến nay của bệnh viện.

Cho con uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện 'thủ phạm' trong vùng kín của bé gái 6 tuổi

Cho con uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện 'thủ phạm' trong vùng kín của bé gái 6 tuổi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Được gia đình gặng hỏi, cháu bé kể có nhét một dị vật vào trong âm đạo khi ở trường.

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Chiều 18/9, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã tổ chức lễ ký Thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Do tập trung xem điện thoại trong lúc bước vào thang máy, bé 6 tuổi sơ ý kẹt chân vào cửa thang dẫn đến tai nạn gây gãy chân.

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Sau 30 phút uống thuốc điều trị đau họng, bệnh nhân xuất hiện nổi mề đay toàn thân, khó thở, thở rít, đau ngực, choáng, được người nhà đưa đi cấp cứu.

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Béo phì là một trong những yếu tố tiên lượng nặng của cúm. Bệnh nhân béo phì nhiễm cúm có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh, cần can thiệp điều trị tích cực, kịp thời.

Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi vụ sạt lở ở Làng Nủ

Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi vụ sạt lở ở Làng Nủ

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh nhi Mông Hoàng Thảo Ng. (nữ, 11 tuổi), dân tộc Tày là nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ - Phúc Khánh - Bảo Yên - Lào Cai.

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bị ho lâu ngày nhưng tự uống thuốc ho không khỏi, người đàn ông ở Nam Định đi khám bất ngờ phát hiện bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn thời gian dài, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Y tế - 5 ngày trước

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngày 16/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả sau bão lụt...

Top