Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đột quỵ vì tự ý mua thuốc điều trị theo toa cũ

Thứ hai, 16:44 04/07/2022 | Bệnh thường gặp

Thay vì đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều chỉnh liệu trình sử dụng thuốc, gần 1 năm qua bệnh nhân đã tự ý mua theo toa cũ về uống nên bị đột quỵ, nguy kịch đến tính mạng.

Ngày 4/7, thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp bị đột quỵ. Bệnh nhân là ông L.A.N (69 tuổi, ngụ tại TP Cần Thơ). Gần 1 năm qua, bệnh nhân được chẩn đoán rung nhĩ và được chỉ định điều trị bằng thuốc, tái khám theo lịch hẹn.

Tuy nhiên, do đi lại khó khăn, ông N không đến tái khám mà tự mua thuốc kháng đông để uống theo toa cũ. Buổi sáng trước khi nhập viện, bệnh nhân đang ngồi đọc sách thì đột ngột bị liệt tay phải, giọng nói đớ, được gia đình kịp thời phát hiện và đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Qua khai thác bệnh sử và các kết quả thăm khám, bác sĩ xác định đây là một trường hợp sử dụng thuốc kháng đông không theo dõi đúng cách dẫn đến rung nhĩ gây biến chứng đột quỵ. Người bệnh đối mặt với tình trạng thuyên tắc huyết khối, nguy cơ tử vong cao.

Đột quỵ vì tự ý mua thuốc điều trị theo toa cũ - Ảnh 1.

TS.BS Nguyễn Bá Thắng chăm sóc người bệnh tại Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Ngay lập tức các bác sĩ đã kích hoạt quy trình báo động đột quỵ, thực hiện những biện pháp cấp cứu, hồi sức tích cực. Sau khi thực hiện các thủ thuật chuyên môn, các bác sĩ đã giúp bệnh nhân từng bước vượt qua được tình trạng nguy kịch.

Theo TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ tăng cao ở nhóm người lớn tuổi đi kèm cao huyết áp, đái tháo đường, suy tim, đã có các bệnh lý liên quan đến mạch máu, đặc biệt là người bệnh đã từng bị đột quỵ hoặc có những cơn thiếu máu não thoáng qua.

Mục đích sử dụng thuốc kháng đông trên người bệnh rung nhĩ là ngăn ngừa sự hình thành huyết khối trong tim. Do đó, việc dùng thuốc cần được duy trì xuyên suốt thời gian điều trị bệnh và chỉ ngừng khi các yếu tố gây huyết khối ở tim được loại bỏ hoàn toàn (có sự xác nhận của bác sĩ tim mạch).

Phân tích chuyên môn của GS.TS.BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược chỉ ra, tình trạng tim đập nhanh do rung nhĩ về lâu dài có thể thúc đẩy suy tim tiềm tàng hoặc suy tim tăng nặng. Hậu quả nghiêm trọng nhất chính là hình thành cục máu đông (huyết khối) trong tâm nhĩ, dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ.

Theo GS.TS.BS Trương Quang Bình, người bệnh rung nhĩ khi đã phát triển các biến chứng như suy tim, đột quỵ thì rất khó điều trị dứt điểm. Cách cải thiện tốt nhất chính là chấp nhận sống chung với bệnh và xây dựng kế hoạch phòng ngừa tối đa các biến chứng. Trong đó, sử dụng thuốc kháng đông là phương pháp phổ biến.

Để đạt được hiệu quả tối đa, bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị, dùng thuốc theo đúng liều lượng được yêu cầu hàng ngày và tái khám đầy đủ để được bác sĩ theo dõi và điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh đó, cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, thói quen sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe và chất lượng sống tốt nhất.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Top