Dự án “lạ” trên núi thiêng Ba Vì: Chưa phê duyệt nhưng không ai “dẹp”?!
GiadinhNet - Ngay tại Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) - nơi được đánh giá có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng lại “mọc” lên một khu nghỉ dưỡng quy mô, hoành tráng. Công trình vi phạm suốt thời gian dài, đang chuẩn bị đưa vào khai thác nhưng chưa có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Sai phạm kéo dài do… “nể nang”
Liên quan đến khu nghỉ dưỡng không phép Le mont Bavi Resort & Spa tọa trên cao điểm 600m của Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội), trong buổi làm việc ngày 1/3 với PV Báo GĐ&XH, ông Nguyễn Phi Truyền - Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì đã liên tục sử dụng từ “nể nang” khi nói về sai phạm của Công ty TNHH Phát triển công nghệ (CFTD) - chủ đầu tư, cũng như trách nhiệm của đơn vị quản lý. Theo ông Truyền, mấu chốt nhất là chưa được cơ quan chủ quản cấp phép phê duyệt dự án.
Theo đó, từ năm 2010 đến 2014, CFTD chỉ tiến hành dọn phát rãnh nước, cây cỏ để lấy mặt bằng, dọn gạch đá từ những biệt thự cũ từ thời Pháp để lại. Trong thời gian đó, CFTD cũng tiến hành xây dựng nhà tạm, lán… cho công nhân ở. “Những việc đó tuy thế nhưng mất rất nhiều thời gian. Họ cũng chuẩn bị nguyên liệu, gỗ… để dựng nhà sàn (là các công trình đang hiện hữu của Le Mont Resort & Spa bây giờ - PV). Tháng 10/2015, chúng tôi đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công, đồng thời có tờ trình báo cáo Bộ NN&PTNT” – Giám đốc VQG Ba Vì cho biết.
Trước câu hỏi về việc trong một thời gian rất ngắn, CFTD đã gấp rút xây dựng và hoàn thiện cơ bản dự án, đã bắt đầu tiến hành kinh doanh, khai thác, ông Truyền lý giải: “Nhà sàn bằng khung cột họ đã chuẩn bị từ trước nên khi lắp ráp cũng rất nhanh. Các công trình vòng ngoài khác như cổng, tường bao… họ chỉ cần thi công trong thời gian ngắn”.
“Về cơ bản, dự án Le Mont được xây dựng hoàn toàn phù hợp với quy hoạch chi tiết đã được Bộ NN- PTNT phê duyệt. Phía chủ đầu tư cũng đã hoàn tất các thủ tục như đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên Môi trường cấp. Về đơn vị quản lý VQG Ba Vì, cái chúng tôi quan tâm đó là đánh giá tác động môi trường của dự án có ảnh hưởng tới môi trường sinh thái chung của VQG hay không”.
Chưa được phê duyệt công trình vẫn hoàn thành!

Cũng theo Giám đốc VQG Ba Vì, quy định xây dựng loại dự án này nằm trong Khoản 2, Điều 89 (Luật Xây dựng) nên không cần… giấy phép xây dựng. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ, văn bản quan trọng nhất là Quyết định phê duyệt dự án chưa được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt!
Ông Nguyễn Phi Truyền cũng cho biết: Từ năm 2008, CFTD đã có hợp đồng liên kết đầu tư với VQG Ba Vì. Theo như hợp đồng này, VQG Ba Vì đã đồng ý góp hơn 53ha đất rừng cho doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi. Đổi lại, phía doanh nghiệp sẽ chi trả cho VQG Ba Vì phí đóng góp ban đầu là 200 triệu. Tổng số tiền mà VQG được hưởng trong vòng 50 năm số tiền 8 tỉ đồng.
Mặc dù chưa được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng khu nghỉ dưỡng, tuy nhiên, Ban Giám đốc VQG Ba Vì đã đồng ý “giao” cho Công ty TNHH Phát triển công nghệ toàn bộ diện tích 53 ha để xây dựng khu resort. Vị Giám đốc VQG Ba Vì thừa nhận rằng, đến thời điểm hiện tại, phía DN đã chuyển đủ số tiền hơn 8 tỉ đồng cho BQL Vườn. Số tiền này, theo lời ông Truyền là được dùng với mục đích… bảo vệ, quản lý rừng.
Trao đổi với PV, ông Cao Chí Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho hay: “Sau khi nhận được chỉ đạo từ Bộ trưởng Cao Đức Phát, Tổng cục Lâm nghiệp đã thành lập đoàn kiểm tra do đồng chí Vụ trưởng Vụ pháp chế làm trưởng đoàn. Ngày 1/3, đoàn kiểm tra đã tiến hành làm việc với VQG Ba Vì, dự kiến trong ngày 2/3, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ có văn bản báo cáo Bộ NN-PTNT để có hướng xử lý”.
Theo tìm hiểu của PV, khu dịch vụ nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa (nằm ở cốt 600, VQG Ba Vì - xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) cho đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, ngay từ đầu giữa năm 2015, sau khi hoàn tất cơ bản quá trình xây dựng, đơn vị chủ đầu tư đã đưa siêu dự án này vào hoạt động và chờ… cấp phép sau.
Tại khu dự án, nhiều con đường lát đá gắn biển chỉ dẫn chạy quanh co quanh khu nghỉ dưỡng, có cả hồ nước xanh ngăn ngắt. Tất cả như những lát cắt phân tách một vạt rừng xanh thẳm thành nhiều phân khu tách biệt. Toàn bộ khu vực phòng nghỉ gồm trên dưới 50 phòng hạng sang, được chia theo các cấp độ từ Hotel loại phòng nhỏ, phòng to cho đến Bungalow (nhà gỗ 1 tầng tách biệt). Tất cả đều một kiểu kiến trúc hiện đại mà giản dị, lẩn quất giữa mây ngàn khiến cảnh tượng như một bức tranh thủy mặc khổng lồ.
Các cơ quan chức năng không biết!?
Theo Bộ Tư lệnh Thủ đô, cốt 600 VQG Ba Vì nằm trong khu vực quốc phòng. Toàn bộ đất đai do Bộ NN&PTNT quản lý, nhưng việc lập dự án khai thác đều phải xin ý kiến thỏa thuận với Bộ Quốc phòng về tính chất, quy mô, chức năng hoạt động trong kết hợp giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Trong trường hợp được phép khai thác sử dụng, chủ đầu tư không được làm biến đổi địa hình, biến dạng thực địa. Dù vậy, đến nay Bộ Tư lệnh Thủ đô chưa nhận được văn bản nào của cơ quan quản lý, chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án.
Sau khi nhận được thông tin công trình có tên LeMont Bavi Resort & Spa xây dựng trên cốt 600 tại VQG Ba Vì, ngày 29/2 vừa qua, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã phối hợp với cơ quan chức năng của thành phố, huyện Ba Vì và Ban Chỉ huy quân sự huyện Ba Vì bước đầu kiểm tra nắm bắt tình hình, đồng thời có văn bản báo cáo thành phố và Bộ Quốc phòng về sự việc. Cùng với đó sẽ đề nghị với Bộ NN&PTNT, chủ đầu tư dự án phải thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23-2-2012 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế kết hợp kinh tế, xã hội với quốc phòng.
Còn ông Bạch Công Tiến, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì khẳng định: “Chưa lần nào huyện được lấy ý kiến về việc xây dựng khu nghỉ dưỡng này. Đất xây dựng dự án nằm trong vườn quốc gia thuộc thẩm quyền của Bộ NN&PTNT quản lý. Tất cả đất đai cũng thuộc Vườn quốc gia quản lý. Trước nay họ làm gì đều là thẩm quyền của họ, huyện không có thẩm quyền gì ở chỗ ấy. Vì đất đó không thuộc huyện quản lý nên họ xây dựng mình cũng đâu có quản lý gì được về trật tự xây dựng. Họ làm thế nào họ đâu có báo cáo nên huyện không biết việc này”.
Đình chỉ công trình đã... xây dựng xong
Chiều 29/2, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức ngay đoàn thanh kiểm tra làm rõ việc xây dựng các công trình trái phép tại VQG Ba Vì. Công văn ghi rõ, Tổng cục Lâm nghiệp phải chỉ đạo Vườn Quốc gia Ba Vì yêu cầu các chủ đầu tư đình chỉ ngay việc thi công công trình trái phép từ ngày 1/3. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo GĐ&XH khu resort với hàng chục khách sạn, biệt thự, bể bơi... đã gần như hoàn tất và đã được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2015.
Chủ đầu tư: “Đâm lao thì phải theo lao”
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH qua điện thoại, ông Lương Ngọc Anh - Giám đốc công ty CFTD (Chủ đầu tư dự án Le Mont Bavi Resort & Spa) cho hay: “Tôi tham gia đầu tư dự án dựa vào căn cứ vào chủ trương khuyến khích đầu tư của Chính phủ. Bên cạnh đó, Văn bản của Bộ NN&PTNT cũng cho phép VQG Ba Vì liên doanh liên kết và vận động đầu tư. Trên cơ sở đó, chúng tôi ký hợp đồng kinh doanh liên kết từ năm 2008. Sau đó, tôi làm các thủ tục về quy hoạch, đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy… Tất cả những gì nhà nước yêu cầu tôi đều hoàn thành sau đó trình lên các cơ quan liên quan và chờ đợi để phê duyệt”.
“Tôi đã trình lâu lắm nhưng các cơ quan chức năng cứ “đá bóng” cho nhau khiến nhiều năm trôi qua mà dự án vẫn không được phê duyệt, cấp phép. Trong khi đó, Công ty đã ký hợp đồng để kinh doanh liên kết và đầu tư tiền, thuê đất làm dự án. Chúng tôi “đâm lao phải theo lao”, muốn dừng đầu tư cũng không được. Còn bao nhiêu nhân viên lao động mình thuê, họ không thể cứ chờ đợi nhiều năm được”, GĐ CFTD phân trần
Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân
Đời sống - 43 phút trướcGĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 2 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Sắp tới (8/4), hàng loạt biển số xe ‘ngũ quý’ được đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Ngày 8/4, Cục CSGT sẽ bắt đầu tổ chức phiên đấu giá biển số xe thứ 6 với hàng loạt biển số đẹp. Giá khởi điểm 5 triệu đồng đối với biển số xe máy, 40 triệu đồng biển số ô tô.

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày
Giáo dục - 4 giờ trướcÔng Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đích đến cuối cùng là phát triển năng lực học sinh, do đó buộc các nhà trường tiểu học, THCS, THPT phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc
Đời sốngGĐXH - Trong khi 4 con giáp được dự đoán là kinh doanh phát tài phát lộc thì lại có một con giáp cần cẩn trọng hết sức về quản lý tài chính trong 3 tháng tới.