Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dự án Luật Dân số: Quy định thế nào về kiểm soát mức sinh?

Thứ hai, 14:06 29/12/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Dự án Luật Dân số được khởi động xây dựng từ cuối năm 2012 nhằm thay thế cho Pháp lệnh Dân số (năm 2003). Một trong các vấn đề rất được dư luận quan tâm, đó là nội dung kiểm soát mức sinh ra sao trong bối cảnh công tác DS-KHHGĐ, tình hình KT-XH có rất nhiều điểm mới, khác biệt so với thời kỳ trước?

 

Để người dân nhiệt tình hưởng ứng Chương trình DS-KHHGĐ là cả một quá trình vận động bền bỉ của ngành Dân số.
ẢNH: DƯƠNG NGỌC
Để người dân nhiệt tình hưởng ứng Chương trình DS-KHHGĐ là cả một quá trình vận động bền bỉ của ngành Dân số. ẢNH: DƯƠNG NGỌC

 

Mức sinh quá cao hay quá thấp đều bất lợi!

Xét trên bức tranh toàn cảnh, trong những năm qua, tổng tỷ suất sinh của Việt Nam liên tục giảm từ 6,39 con (năm 1960) xuống còn 2,09 con năm 2006 (mức sinh thay thế là 2,1 con). Liên tục từ đó đến nay, chúng ta luôn ở dưới mức sinh thay thế. Chỉ tính riêng trong 20 năm qua, theo các nhà khoa học, chúng ta đã tránh sinh được 18 triệu trường hợp. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn vào sự phát triển KT-XH nói chung, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, nâng cao các chỉ số sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, trong “bức tranh” mức sinh đó, còn rất nhiều “mảng màu” khác biệt. Theo thống kê vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế (1,5-1,6 con), một số tỉnh cũng đang trong tình trạng mức sinh thấp như TP HCM (1,33 con). Đồng Tháp (1,57 con), Cần Thơ (1,58 con), Cà Mau (1,62 con), Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu (1,7 con)... Tổng tỷ suất sinh như các tỉnh này hiện tương đương với Hàn Quốc, Singapore- những nước đang có các chính sách nỗ lực khuyến khích phụ nữ sinh con do thiếu nguồn nhân lực và dân số già hóa nhanh chóng.

Nếu Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với mức sinh thấp (thậm chí rất thấp) thì những tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, tỷ suất sinh còn rất cao và đang phải “oằn mình” kiên trì giảm sinh. Tỷ suất sinh thô cả nước hiện nay là 16-17%o, nhưng tỷ suất này ở các tỉnh này lên đến gần 30%o. Nhiều tỉnh như: Hà Giang, Lai Châu, Hà Tĩnh, Đắk Lắk… có TFR (tổng tỷ suất sinh) ở mức trên dưới 3 con. Thậm chí có những nơi, đặc biệt là tại các vùng đồng bào dân tộc ít người, tình trạng sinh tới tận 6-7 người con là chuyện hoàn toàn “bình thường”.

Duy trì mức sinh thấp hợp lý để tận dụng các lợi thế

 

Niềm vui khi đến trường. ẢNH: CHÍ CƯỜNG
Niềm vui khi đến trường. ẢNH: CHÍ CƯỜNG

 

Mặc dù tốc độ gia tăng dân số đã được kiểm soát, nhưng Liên hợp Quốc dự báo mức sinh của nước ta vẫn biến động khó lường, có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thể gây những bất lợi đối với sự phát triển của đất nước. Tổng cục DS-KHHGĐ đã đưa ra 3 kịch bản về mức sinh tại nước ta.

Thứ nhất, nếu để mức sinh tăng trở lại và tổng tỷ suất sinh có thể lên tới 2,3-2,5 con/phụ nữ, thì đến năm 2050 quy mô dân số nước ta sẽ đạt cực đại ở mức quá cao khoảng 130-140 triệu người, mật độ dân số cao, khoảng 400 người/km2. Điều này sẽ gây áp lực lớn đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, việc làm… rất bất lợi đối với sự phát triển KT-XH và cơ cấu nhân khẩu học của đất nước trong tương lai.

Kịch bản khác, nếu để mức sinh giảm xuống quá thấp và tổng tỷ suất sinh chỉ khoảng 1,35 con/phụ nữ (vào khoảng năm 2020), đến năm 2050, quy mô dân số nước ta sẽ đạt cực đại vào khoảng 95-100 triệu người. Điều này sẽ dẫn đến dân số suy giảm, thiếu nguồn lao động, giai đoạn cơ cấu dân số “vàng” ngắn lại; già hóa dân số diễn ra nhanh… rất bất lợi đối với sự phát triển KT-XH và cơ cấu nhân khẩu học của đất nước trong tương lai. Các chuyên gia chia sẻ: Kinh nghiệm các nước cho thấy khi TFR rơi xuống khoảng 1,3 - 1,4 con sẽ không có cách gì nâng lên được. Các nước trên thế giới có một quy luật chung là đã, đang và sẽ thành công trong giảm sinh nhưng hầu như chưa có nước nào thành công trong việc nâng mức sinh lên một khi đã “rơi” xuống quá thấp.

Kịch bản thứ 3, đó là duy trì mức sinh ở mức thấp hợp lý, với tổng tỷ suất sinh khoảng từ 1,9-2,0 con/phụ nữ thì đến năm 2050, quy mô dân số nước ta sẽ ổn định ở mức 115-120 triệu người. Điều này sẽ phát huy được các lợi thế của dân số, đó là quy mô dân số sẽ ổn định ở mức thấp hơn, cơ cấu tuổi của dân số sẽ cân bằng hơn, giảm dần được sự chênh lệch bất lợi về mức sinh giữa các tỉnh, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững KT-XH của đất nước trong cả hiện tại và tương lai.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý để trong tương lai Việt Nam sẽ có được một quy mô dân số phù hợp với diện tích lãnh thổ, một cơ cấu dân số hợp lý nhất, đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các độ tuổi; duy trì tương đối ổn định tỷ lệ dân số trong tuổi lao động, kéo dài giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”; làm chậm lại thời gian chuyển đổi từ giai đoạn “già hóa dân số” sang “dân số già”, có cơ hội phát triển các dịch vụ an sinh xã hội và phát huy, chăm sóc người cao tuổi tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để khống chế sự gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, sớm đưa trở lại mức cân bằng tự nhiên.

Điều chính mức sinh sao cho linh hoạt

Theo quan điểm của Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự thảo Luật Dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế), biện pháp điều chỉnh mức sinh trong thời gian tới là không đồng nhất cho 63 tỉnh, thành; tạo sự linh hoạt trong chính sách để các địa phương chủ động điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện từng vùng, miền cụ thể.

Quan điểm này đã nhận được sự đồng tình của lãnh đạo ngành Dân số nhiều địa phương. Tại Thái Bình, lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh này cho biết: Trong Nghị quyết Chương trình hành động công tác DS-KHHGĐ của tỉnh, Thái Bình vẫn kiên trì công tác giảm sinh do đặc điểm quy mô dân số đông, mật độ dân số dày, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang ở mức cao. Do đó, dù đã duy trì mức sinh thay thế trong 13 năm (đạt 2,01 con từ năm 2000) nhưng với Thái Bình, nguy cơ tăng sinh trở lại luôn tiềm ẩn. Thái Bình đặt mục tiêu TFR đạt 1,9 con vào năm 2015 và 1,8 con năm 2020. Dù biết chỉ tiêu này rất khó đạt nhưng tỉnh này vẫn luôn nỗ lực phấn đấu vì tâm lý của một bộ phận người dân vẫn thích có nhiều con.

Nguy cơ tăng sinh trở lại cũng khiến nhiều địa phương kiên trì với mục tiêu giảm sinh trong các kế hoạch ngành, kế hoạch KT-XH của tỉnh hàng năm. Đơn cử, tại Nghị quyết số 78/2013/NQ-HĐND tỉnh Hà Tĩnh ban hành cuối năm 2013 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ tỉnh giai đoạn 2014-2020 cho thấy, tỉnh này vẫn đặt kế hoạch kiên trì, nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm sinh, giảm nhanh tỷ lệ sinh trên 2 con. Hiện nay, tổng tỷ suất sinh của Hà Tĩnh năm 2013 là 2,75 con/phụ nữ. Nghị quyết chỉ rõ mục tiêu năm sau (2015), Hà Tĩnh phải giảm chỉ tiêu này xuống 2,3 con/phụ nữ, và 2,1 con/phụ nữ vào năm 2020.

Nhiều địa phương cho rằng, Trung ương nên có một khung quy định nhưng nên tạo điều kiện để từng địa phương chủ động linh hoạt xây dựng kế hoạch, chính sách, đặc biệt với những tỉnh có nhóm dân số đặc thù như Sơn La. Song cần tránh tình trạng mỗi tỉnh một “màu” sẽ rất lộn xộn. Bên cạnh đó, ngân sách địa phương cũng cần được bổ sung để khuyến khích tập thể, cá nhân thực hiện tốt mục tiêu giảm nhanh mức sinh, sớm đạt và duy trì mức sinh thay thế.

 

Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng phê duyệt đã nêu rõ 5 lĩnh vực ưu tiên trong công tác dân số: Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khoẻ sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh” và đặt ra mục tiêu “duy trì mức sinh thấp hợp lý”. Theo đó, tổng tỷ suất sinh là 1,9 con vào năm 2015 và 1,8 con vào năm 2020.

 

Trong 2 ngày 16 - 17/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật. Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe các tờ trình từ các Bộ chủ trì soạn thảo, báo cáo thẩm định và tập trung thảo luận, cho ý kiến về nhiều dự án Luật, trong đó có dự án Luật Dân số. Với dự án Luật Dân số (có 9 chương, 59 điều), các thành viên Chính phủ đã khẳng định sự cần thiết xây dựng dự án Luật này, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến vào những nội dung lớn của dự án Luật.

 

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trí tuệ nhân tạo có thể giúp phát hiện dị tật tim bẩm sinh

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp phát hiện dị tật tim bẩm sinh

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Giờ đây trí tuệ nhân tạo đã có thể hỗ trợ bác sĩ phát hiện dị tật tim ở thai nhi. Điều này có tác động to lớn đến kết quả chẩn đoán và điều trị tim bẩm sinh.

6 lý do khiến nam giới bị đau sau khi quan hệ tình dục

6 lý do khiến nam giới bị đau sau khi quan hệ tình dục

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đau sau khi quan hệ tình dục ở nam giới là một vấn đề khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Nguy cơ mắc bệnh tim sau sinh ở bà mẹ sinh đôi

Nguy cơ mắc bệnh tim sau sinh ở bà mẹ sinh đôi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mang thai đôi mang đến niềm vui nhưng cũng đi kèm với rủi ro cho sức khỏe của người mẹ. Nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ mới sinh đôi có nguy cơ mắc bệnh tim cao sau khi sinh.

3 loại vitamin, chất dinh dưỡng tốt nhất cải thiện trí nhớ

3 loại vitamin, chất dinh dưỡng tốt nhất cải thiện trí nhớ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một số loại vitamin, chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng não, hỗ trợ trí nhớ và thậm chí bảo vệ chống lại các bệnh liên quan đến trí nhớ như Alzheimer…

Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con

Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hai bào thai khác đã được các bác sĩ phẫu thuật và thành công lấy ra khỏi bụng một trẻ sơ sinh chỉ 3 ngày sau khi chào đời.

Vì sao nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, khó có con?

Vì sao nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, khó có con?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

BS. Vương Vũ Việt Hà - Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện cho biết, số lượng tinh trùng của nam giới Việt là 15 triệu/ml tinh dịch, tương đương thế giới, nhưng vẫn kém xa thời xưa, với mức trung bình là 20-25 triệu/ml tinh dịch.

HPV có gây ung thư dương vật không?

HPV có gây ung thư dương vật không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mặc dù HPV là loại virus thường được cho là có liên quan đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ nhất nhưng nó cũng có thể gây ra ung thư ở nam giới, bao gồm cả ung thư dương vật.

Giai đoạn sớm và quá trình tiến triển của ung thư buồng trứng

Giai đoạn sớm và quá trình tiến triển của ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các triệu chứng ung thư buồng trứng sớm có thể bao gồm nhiều tình trạng nên các dấu hiệu ban đầu của ung thư buồng trứng rất dễ bị bỏ qua.

Có nên thụ thai vào mùa xuân?

Có nên thụ thai vào mùa xuân?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua sắc, được coi là mùa khởi đầu của sự sống sinh sôi. Nhiều người cũng tin rằng mùa xuân là thời điểm tốt nhất để thụ thai.

Bé trai 8 tháng tuổi có dương vật cong 120 độ kèm khối thoát vị bẹn hiếm gặp

Bé trai 8 tháng tuổi có dương vật cong 120 độ kèm khối thoát vị bẹn hiếm gặp

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

SKĐS - Ngày 6/2, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật tạo hình dị tật cho bé trai 8 tháng tuổi bị cong dương vật nặng kèm thoát vị bẹn khổng lồ cực hiếm gặp.

Top