Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về 62 huyện nghèo: Háo hức về với người nghèo

GiadinhNet - Dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về 62 huyện nghèo là một chủ trương lớn của ngành Y tế nhằm giải quyết bài toán về sự mất cân đối nhân lực giữa các vùng, miền.

Dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về 62 huyện nghèo: Háo hức về với người nghèo 1
Dự án đưa bác sĩ trẻ về các huyện nghèo góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng sâu, vùng xa.
Ảnh: Chí Cường
 
Sau khi thực hiện, dự án sẽ cung cấp một nguồn nhân lực chất lượng cao cho các huyện nghèo, vùng núi, biên giới hải đảo. Đối với nhiều sinh viên mới ra trường, đây là một lựa chọn tốt cho tương lai…
 
Chờ được gọi lên đường

Nguyễn Văn Sơn (tỉnh Vĩnh Phúc) vừa học xong chuyên ngành Bác sĩ Y tế dự phòng (ĐH Y Dược Thái Nguyên). Sơn cũng là một trong số những sinh viên đăng kí tham gia dự án đưa bác sĩ trẻ về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo). Sơn đăng kí nguyện vọng 1 về Bệnh viện huyện Tân Sơn (Phú Thọ), nguyện vọng 2 là Tủa Chùa (Điện Biên) và nguyện vọng 3 là Mường Nhé (Điện Biên).

Sơn hào hứng cho biết: “Do chuyên ngành của em là Bác sĩ Y tế dự phòng nên em muốn góp một phần kiến thức, cũng như nhiệt huyết của tuổi trẻ để giúp bà con vùng cao trong vấn đề phòng bệnh. Một khi được dự phòng tốt thì bệnh tật sẽ được đẩy lùi, không phải tốn nhiều tiền cho việc chữa bệnh. Trước khi đưa ra quyết định, em cũng đã có tham khảo ý kiến của nhiều người, mỗi người khuyên một kiểu. Em nghĩ mình phải có quyết định của mình, chỉ có bản thân mình mới biết mình muốn gì. Hiện tại, em đang chờ nhận bằng cũng như chờ thông tin từ Bộ Y tế. Em sẽ rất vui nếu nguyện vọng của em được chấp thuận và có thể được gọi để tham gia lớp học của chương trình này trong thời gian tới”.

Nguyễn Quang Quyết (quê ở Bắc Giang, chuyên ngành Bác sĩ Y tế dự phòng, ĐH Y Dược Thái Nguyên) cũng đăng kí tham gia dự án bác sĩ trẻ về công tác tại 62 huyện nghèo. Quyết cho biết, với kết quả tốt nghiệp Trung bình khá, em sợ không được lựa chọn. Mặc dù vậy, Quyết vẫn tin rằng đây là một dự án đầy hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ muốn cống hiến, cũng như muốn có một nơi chốn ổn định ngay sau khi ra trường. Hiện nay nói bác sĩ thiếu thì vẫn thiếu, nhưng thừa thì vẫn thừa khi sinh viên trường Y ra trường chỉ muốn ở lại thành phố.

Phạm Thị Ánh (quê ở Phúc Yên, học chuyên ngành Sản, Nhi tại ĐH Y Hà Nội) đã đăng kí về Bệnh viện huyện Phù Yên (Sơn La). Ánh cho biết: “Em đã có kết quả thi tốt nghiệp, tuy nhiên đến tháng 8 này mới được lấy bằng. Hiện nay, em cũng có một số sự lựa chọn cho nghề nghiệp nhưng vẫn luôn ngóng tin về dự án bác sĩ trẻ tình nguyện. Đây cũng là một lựa chọn ưu tiên của em. Tuy nhiên, em muốn có thông tin sớm về dự án này để có những quyết định sớm”.

Đang chờ “khớp” nhu cầu từ các bệnh viện

Theo ông Phạm Văn Tác – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Hiện nay đã hoàn thành ban quản lý, xây dựng chương trình đào tạo riêng cho chương trình này. Giai đoạn một là tổ chức đào tạo cơ bản trong trường, sau đó xuống thực hành. Các giai đoạn này cũng mất tới 18 tháng.

Ông Tác cho biết, dự án thí điểm cũng đang “khớp” nhu cầu từ các bệnh viện và nguồn cung cấp nhân lực. Khi một bệnh viện huyện cần một bác sĩ ngoại khoa thì phải điều tra thật kỹ xem ở đó có bác sĩ gây mê chưa, có dụng cụ chưa, có phòng mổ chưa… nếu không thì liệu 2 năm nữa có không, lúc đó dự án mới đào tạo bác sĩ ngoại khoa cho họ. Điều đặc biệt của chương trình này là phải đào tạo một cách đồng bộ, xuống cơ sở là phải làm được việc, có đủ điều kiện về con người cũng như máy móc để làm việc. “Hiện nay đã có nhiều sinh viên đăng kí qua trang web bacsitre.com của Vụ Tổ chức cán bộ, qua các trường Y và Hội Thầy thuốc trẻ. Khoảng tháng 9 sẽ “khớp” xong cung - cầu giữa các bệnh viện, chúng tôi sẽ liên hệ lại với các sinh viên đủ điều kiện tham gia mà đã đăng kí trước đây”, ông Tác nói.

Có một số trường hợp không cần phải đào tạo như đã có bằng bác sĩ nội trú, bằng thạc sĩ đang làm việc tại các bệnh viện nhưng chưa được kí hợp đồng hoặc chưa biên chế… nếu muốn tham gia có thể lên đường ngay. Đối với những trường hợp làm việc không lương tại các bệnh viện, nếu muốn tham gia chương trình thì phải tốt nghiệp loại khá, giỏi. Tuy nhiên, các bác sĩ này phải từng làm việc ít nhất 18 tháng mới có thể cấp chứng chỉ.

“Trước mắt, khi tham gia dự án thí điểm này, các bác sĩ trẻ tình nguyện sẽ có nhiều ưu đãi hấp dẫn. Họ được đào tạo 5 chuyên khoa định hướng trong vòng 18 tháng. Toàn bộ chi phí đào tạo do dự án chi trả, lương của mỗi bác sĩ từ 8-10 triệu đồng/tháng. Khi tham gia dự án, bác sĩ trẻ được tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển và ký hợp đồng làm việc tại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trước khi cử đi đào tạo. Thời gian tình nguyện tối thiểu là 3 năm đối với nam, 2 năm với nữ. Sau khi hoàn thành thời gian tình nguyện, họ vẫn được tiếp nhận về nơi công tác cũ”, ông Phạm Văn Tác cho biết thêm.
 
Ông Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho biết, các bác sĩ tình nguyện về vùng khó khăn công tác được ưu tiên trong việc xem xét cử đi tham dự các kỳ tuyển sinh như: Bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, cao học, nghiên cứu sinh hoặc được bồi dưỡng về quản lý theo hướng phát triển cao hơn. Được tôn vinh khi hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định. Nếu có nhu cầu ở lại công tác lâu dài tại nơi đăng ký tình nguyện, được địa phương ưu tiên, xem xét trong tiếp nhận, đề bạt, thuyên chuyển vị trí làm việc…

Tri Thường

lanvu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 1 ngày trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 3 ngày trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 4 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế giúp điều trị nhiều bệnh hiệu quả hơn

Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế giúp điều trị nhiều bệnh hiệu quả hơn

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Nhiều nhà khoa học, chuyên gia cho rằng công nghệ sinh học, liệu pháp tế bào đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế, giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi gặp tai nạn sinh hoạt gãy cổ xương đùi phải

Phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi gặp tai nạn sinh hoạt gãy cổ xương đùi phải

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau háng phải sau khi té ngã, được chẩn đoán là gãy cổ xương đùi phải.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Y tế - 5 ngày trước

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Người phụ nữ 64 tuổi có khối u nặng hơn 2kg chiếm gần hết lồng ngực

Người phụ nữ 64 tuổi có khối u nặng hơn 2kg chiếm gần hết lồng ngực

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, kết quả chụp cắt lớp cho thấy, lồng ngực phải của bệnh nhân có khối đặc kích thước 20x15 cm, đè xẹp phổi, thâm nhiễm trung thất, thành ngực.

Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội đứt rời búp ngón tay do kẹp vào cửa kính ở siêu thị

Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội đứt rời búp ngón tay do kẹp vào cửa kính ở siêu thị

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Trẻ được đưa đến viện trong tình trạng đứt rời 3/4 búp ngón II tay trái sau khi bị kẹp tay vào cửa kính thủy lực ở siêu thị.

Top