Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đưa con nói ngọng đi khám, cha mẹ bàng hàng khi nghe bác sỹ kết luận

Thứ bảy, 20:32 30/01/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều cha mẹ khi nghe con trẻ nói ngọng lại thấy vui tai nên mặc kệ theo kiểu: “Lớn lên trẻ khắc tự sửa”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trẻ nói ngọng có thể là do hậu quả từ một nguyên nhân khác, càng để lâu càng khiến trẻ học hành sa sút.

Học hành sa sút vì nói ngọng

Đưa con đến khám tại Trung tâm thính học Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Lan Hương (Phú Thọ) chia sẻ về cô con gái đang học lớp 1: "Cháu đã học được 1 kỳ rồi nhưng cháu vẫn nói ngọng như ngày bé và đọc rất kém. Tôi mời hẳn một cô giáo về kèm riêng cho con hàng ngày để sửa ngọng và dạy học kiến thức trên lớp nhưng không thấy con tiến bộ. Tôi sốt ruột nên mang cháu đến bệnh viện Nhi Trung ương khám thì mới ngã ngửa là do nghe kém".

Đưa con nói ngọng đi khám, cha mẹ bàng hàng khi nghe bác sỹ kết luận - Ảnh 1.

Khi thấy con mình phát âm sai nhiều, phát âm không rõ ràng, mạch lạc, cha mẹ hãy cho trẻ đi đo sức nghe để có hướng điều trị. Ảnh minh họa


Tương tự, Chị Vân, có con học lớp 3 cũng bị nói ngọng, lực học yếu cũng cho biết con trai chị đã học lớp 3 nhưng lực học lúc nào cũng chấp chới giữa trung bình và yếu kém, nhất là điểm môn tiếng Việt. Nguyên nhân là do cậu bé đọc kém và viết sai chính tả. "Đến năm học này, cháu không thích giơ tay phát biểu trên lớp và hay chơi một mình, không chơi với các bạn ở lớp nữa. Tôi sốt ruột quá nên đưa cháu đi khám. Sau khi làm các test đo thính lực và kiểm tra khả năng phát âm-ngôn ngữ thì tôi còn bàng hoàng hơn khi biết vốn từ vựng của con ít hơn so với độ tuổi và khả năng hiểu lời hội thoại chỉ được 80%. Tôi không ngờ con tôi nói ngọng là do bị nghe kém"- chị Vân cho biết thêm.

Khi nào cho con đi khám?

Theo Ths. BS Lại Thu Hà, Giám đốc trung tâm Thính học & Trị liệu Ngôn ngữ Bệnh viện Nhi Trung ương, rất nhiều phụ huynh đã đến đây khám đều không ngờ nói ngọng của con mình là do nghe kém. Trung tâm thống kê được cứ 10 bệnh nhi đến khám về vấn đề nói ngọng thì có 1 bệnh nhân nói ngọng do bị nghe kém. Mức độ nghe kém của trẻ nói ngọng thường ở mức nhẹ đến trung bình nặng, ở mức độ này trẻ vẫn phản ứng khá tốt với âm thanh như gọi thì quay lại hoặc vẫn có khả năng nói dù ngọng. Vì vậy cha mẹ thường không bao giờ nghĩ con bị nghe kém vì theo quan niệm thông thường nghe kém là không nghe thấy gì.

Chia sẻ về nguyên nhân và giải pháp của vấn đề nói ngọng thường gặp ở trẻ em, Ths.BS Lại Thu Hà cho biết, nói ngọng là một vấn đề nói về khả năng phát âm không rõ ràng ở trẻ nhỏ hoặc thậm chí cả trên người lớn. Trong y khoa, nói ngọng được gọi là rối loạn phát âm (Speech Disorder). Nói ngọng hay rối loạn phát âm có nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do cấu trúc môi-vòm bất thường. Hoặc có thể do bại não. Có thể do quá trình thụ đắc ngôn ngữ chậm trễ dẫn đến hệ thống âm vị trên não bị trì trệ lại nên hệ thống phát âm âm vị của trẻ chưa được hoàn thiện. 

"Những nguyên nhân trên rất dễ nhận biết. Nhưng có một căn nguyên mà các cha mẹ thậm chí cả các nhà chuyên môn hay bị bỏ sót đó là do sức nghe để lại. Hầu hết, bố mẹ rất khó phát hiện ra trẻ nghe kém nếu trẻ chỉ nghe kém một bên (một tai sức nghe bình thường, tai còn lại bị nghe kém), hoặc nghe kém mức độ nhẹ đến trung bình nặng hai tai, hoặc nghe kém tiến triển, hoặc nghe kém tần số cao, hoặc nghe kém tần số thấp, … Hầu hết trẻ nhỏ bị một trong các vấn đề trên sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện phát âm theo đúng lứa tuổi của mình và vốn từ vựng không phong phú, đa dạng. Nhưng thông thường cha mẹ chỉ thấy con mình nói ngọng và nghĩ rằng chắc lớn sẽ hết. Nên rất nhiều gia đình đưa con đi khám khi con đã học tiểu học, thậm chí đang học cấp 2. Đối với những trường hợp như vậy, giải pháp cho các cháu bé đó là phải đeo các thiết bị trợ thính và có kế hoạch trị liệu ngôn ngữ phù hợp cho từng đối tượng cụ thể thì các cháu sẽ hết nói ngọng" - bác sĩ Hà cho biết thêm.

Nói ngọng tuy là một khiếm khuyết không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng lại là một cản trở lớn trong quá trình phát triển, hòa nhập cộng đồng của các trẻ. Vì vậy khi thấy con mình phát âm sai nhiều, phát âm không rõ ràng, mạch lạc, cha mẹ hãy cho trẻ đi đo sức nghe để biết được căn nguyên cũng như mức độ nặng nhẹ để có hướng điều trị.

Minh Châu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Y tế - 9 giờ trước

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan

6 cách đơn giản để thải độc gan

Sống khỏe - 12 giờ trước

Một trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Y tế - 12 giờ trước

Chú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

Sống khỏe - 17 giờ trước

Duy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt

7 biến chứng do thiếu sắt

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

Top