Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện: Mong muốn của nhiều địa phương

GiadinhNet - 62,5% ý kiến của các đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện (đồng thời cũng là Trưởng Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ) mong muốn Trung tâm DS-KHHGĐ đưa về trực thuộc UBND huyện để chỉ đạo hoạt động hiệu quả hơn.

 

Mô hình đưa cán bộ dân số làm việc tại UBND xã sẽ giúp đội ngũ cán bộ cơ sở phát huy tốt năng lực, sở trường. Ảnh: Dương Ngọc

 
Con số này vượt xa so với ý muốn giao cho Chi cục DS-KHHGĐ quản lý (19,7%) cũng như số mong muốn sáp nhập về đơn vị y tế trên địa bàn huyện (17,8%).

Ý thức, trách nhiệm cao

Số liệu trên là kết quả thu nhận được từ khảo sát, lấy ý kiến của các địa phương về Mô hình quản lý Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, do Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế vừa thực hiện. Điều này đã thể hiện ý thức, trách nhiệm rất cao của lãnh đạo UBND các huyện trong việc đóng góp ý kiến về việc xây dựng tổ chức bộ máy tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở.

Ở tuyến tỉnh, có 49/63 Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn xã gửi phiếu trả lời thì trong cả ba phương án (Trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh; Trực thuộc UBND huyện; Sáp nhập vào đơn vị sự nghiệp y tế ở huyện) đưa ra gần tương đương nhau, không có phương án nào đạt quá bán. Tuy nhiên, tỷ lệ Phó Chủ tịch UBND tỉnh muốn Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện chiếm tỷ lệ cao nhất: 38,8% số ý kiến trả lời. Ở cấp tỉnh, với các đối tượng khảo sát là 63 Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ và 695 Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ, số người mong muốn đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện cũng khá cao: 57,1% và 58%. Số mong muốn để Chi cục DS-KHHGĐ trực tiếp quản lý là 39,7% và 36,5%. Số mong muốn sáp nhập về đơn vị sự nghiệp y tế huyện chiếm con số rất nhỏ: 3,1% và 5,4%.
 
Bên cạnh đó, đa số các ý kiến rất đồng tình với việc đưa cán bộ chuyên trách (CBCT) dân số xã về UBND xã quản lý: 53,1% Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 67,8% Phó Chủ tịch UBND huyện mong muốn tuyển cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ thành viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ làm việc tại UBND xã để lãnh, chỉ đạo được hiệu quả hơn. Tuyệt đại đa số những người đang trực tiếp quản lý, chỉ đạo cán bộ DS-KHHGĐ ở xã (92,1% Chi cục trưởng và 90,1% Giám đốc Trung tâm) mong muốn chuyển cán bộ này thành viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ làm việc tại UBND xã.

Năm 2009, Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức một nghiên cứu, khảo sát nhằm đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở địa phương sau hơn 2 năm chuyển về ngành Y tế làm việc. Đối tượng khảo sát là lãnh đạo và cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ và chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã; một số vụ, đơn vị liên quan của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính; Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh, huyện, xã. Kết quả nghiên cứu cho thấy: "Có 64,7% ý kiến khảo sát cho rằng cơ quan quản lý trực tiếp Trung tâm DS-KHHGĐ nên là UBND huyện và chỉ có 35,3% có ý kiến cho rằng cơ quan quản lý trực tiếp Trung tâm DS-KHHGĐ nên là Chi cục DS-KHHGĐ".

Đáp ứng nhiệm vụ chính trị của ngành
 

Những thuận lợi khi Trung tâm trực thuộc UBND huyện

- Có sự thống nhất sự chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trong các hoạt động về dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Cả hệ thống chính trị đều có trách nhiệm trong công tác DS-KHHGĐ;

- Được tham mưu trực tiếp với UBND trong việc thực hiện chính sách dân số.

- Là cơ quan của huyện nên có sự hướng dẫn, chỉ đạo UBND phường, xã thuận lợi hơn, thực hiện nhanh hơn, có sự hỗ trợ kinh phí thêm cho các đợt Chiến dịch... thuận lợi hơn.

Trong Điều tra tổng thể hệ thống DS-KHHGĐ của Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế, năm 2010 chỉ rõ: "Bộ máy ở cấp tỉnh là phù hợp. Tuy nhiên, vì phải “ẩn” trong Sở Y tế, nên tiếng nói với các ban, ngành, với lãnh đạo chính quyền, cấp ủy, tổ chức, đoàn thể ở địa phương cấp tỉnh và các cấp dưới không còn mạnh mẽ nữa.
 
Mô hình ở cấp huyện là không phù hợp, làm mất tính chất, ý nghĩa vận động, bị tách rời lãnh đạo chính quyền và cấp ủy, việc tổ chức thực hiện các hoạt động gặp khó khăn. Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã trở thành viên chức của Trạm Y tế xã được hưởng lương (là mong ước lâu nay của ngành dân số). Tuy nhiên, trên thực tế diễn ra hiện tượng "loại cựu chiến binh, tuyển tân binh", gây xáo trộn và làm đội ngũ cán bộ cấp xã không yên tâm".
 
Nhìn ra các yếu tố bất cập trên, đa số ý kiến được hỏi đều mong muốn Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. Bên cạnh đó, các đồng chí lãnh đạo ở địa phương cũng cho rằng, khi CBCT dân số được sự quản lý điều hành trực tiếp của địa phương sẽ triển khai tốt các hoạt động tuyên truyền vận động tại địa phương. Vì xã thường tuyển người tại địa phương nên các CBCT dân số xã hiểu rõ đặc điểm sinh sống, phong tục tập quán, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người dân. N
 
hờ đó họ làm tốt việc tuyên truyền vận động người dân thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Đồng thời, khi CBCT trực thuộc UBND xã, lãnh đạo xã sẽ nắm bắt được trình độ, năng lực, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của người được tuyển dụng để quản lý tốt hơn.

Hà Nội, Gia Lai, Quảng Trị là những địa phương đầu tiên trong cả nước áp dụng mô hình này. Ngay gần đây là Thái Bình, đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về UBND huyện quản lý. Đà Nẵng vừa có Công văn của HĐND chỉ đạo UBND TP bắt đầu từ 2012, đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện (chuyên môn vẫn thuộc Chi cục DS-KHHGĐ), đồng thời chuyển CBCT dân số xã từ Trạm y tế phường, xã sang là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ biệt phái về làm việc tại UBND phường, xã.

Đại diện cho địa phương đi đầu trong cả nước khi đưa mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND quận, huyện và CBCT dân số về UBND xã quản lý, ông Tạ Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội khẳng định: "Đây là một mô hình rất hiệu quả, đem lại nhiều thành công trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ của Hà Nội trong suốt thời gian qua". Bà Đinh H' Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Gia Lai cho rằng: "Mô hình đã phát huy sự phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của công tác".

Còn bà Nguyễn Thị Huê, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình nhấn mạnh: "Đây là hoạt động xã hội hóa, càng xã hội hóa tốt thì hiệu quả, tính tự giác người dân thực hiện chính sách này càng lớn. Công tác DS-KHHGĐ là một bài toán giúp giải quyết được nhiều vấn đề khác để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương".
 
Chia sẻ về tính hiệu quả, phù hợp và đúng đắn của mô hình này, bà Nguyễn Thị Thanh Hương - nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, người tham mưu cho Sở Y tế và lãnh đạo UBND TP Hà Nội đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện và CBCT dân số về làm viên chức của phường, xã nói: "Công tác dân số mang tính xã hội hóa rất cao, phải gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể tại cộng đồng. Ngành dân số phải bám sát chính quyền, đoàn thể để tận dụng nguồn nhân lực đã gắn bó nhiều năm trong công tác DS-KHHGĐ. Đó chính là bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trong quá trình triển khai  Nghị quyết TƯ 4 (khóa VII), Pháp lệnh Dân số, Nghị quyết 47-NQ/TW về "Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ".

Những thuận lợi và phù hợp khi chuyển cán bộ DS-KHHGĐ về làm việc tại UBND xã

- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND xã sâu sát và thiết thực hơn.

- Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ dưới sự quản lý, chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện; sự phối hợp quản lý để chủ động triển khai công việc của UBND xã.

- Có sự đầu tư hỗ trợ kinh phí của UBND xã trong các hoạt động vì đó là trách nhiệm của chính quyền địa phương.

- Chuyên trách tại UBND xã sẽ tham mưu tốt, nhanh, không qua trung gian, huy động được các cấp, các ngành phối hợp đồng bộ; được cả hệ thống chính trị ở xã phối hợp thường xuyên, liên tục, kịp thời.

- Có điều kiện tuyển dụng cán bộ có năng lực; quản lý sát cán bộ vì là người địa phương, phục vụ cho địa phương.

(Theo kết quả nghiên cứu khảo sát của Viện Xã hội học
Học viện chính trị-Hành chính Quốc gia)

Hà Thư

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lời khuyên để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

5 lời khuyên để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền ở thai nhi do các vấn đề nhiễm sắc thể, di truyền hoặc môi trường...

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn trong giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, có vấn đề thiếu trầm trọng nhân lực.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH – Để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều địa phương đã và đang triển khai các giải pháp, cách làm hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

SKĐS - Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới...

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao hiểu biết cho cán bộ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cao tuổi. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Top