Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện, TP: Bước ngoặt đáng ghi nhận

GiadinhNet - Ngày 10/10/2011, UBND tỉnh Thái Bình ra Quyết định số 2010/QĐ-UBND về việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố thuộc Chi cục DS-KHHGĐ, Sở Y tế về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý.

Đây thực sự là một bước ngoặt cho công tác dân số...

Cần sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền

Những năm qua, công tác DS-KHHGĐ Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ: Mục tiêu duy trì mức sinh thay thế được giữ vững; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm; quy mô dân số từng bước ổn định; chất lượng dân số dần được nâng lên...

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác dân số của Thái Bình vẫn còn không ít khó khăn, thách thức: Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao (năm 2010: 113 bé trai/100 bé gái). Tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 tuy có giảm nhưng không vững chắc. Cơ chế, chế tài tại một số địa phương còn lỏng lẻo. Tâm lý muốn có con trai để "nối dõi tông đường" còn khá nặng nề trong một số người dân. Bên cạnh đó, Thái Bình có vùng ven biển, đồng bào Thiên Chúa giáo đông. Bà con muốn có nhiều con, thêm sức lao động... Chính vì thế, để công tác DS-KHHGĐ đạt kết quả tốt, hơn bao giờ hết rất cần sự tham gia, quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Mô hình Trung tâm DS - KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố sẽ góp phần quyết định điều này.
 

Việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về UBND huyện, thành phố quản lý sẽ giúp cho công tác DS đạt kết quả cao. Ảnh: D.Ngọc

Công tác dân số là hoạt động mang tính xã hội hóa rất cao, phải gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể tại cộng đồng. Vì thế, ngày 04/7/2011 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về công tác dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011- 2020, trong đó có nhiệm vụ: Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số và SKSS với việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý.

Việc làm kịp thời
 

Hiện các huyện, thành phố của Thái Bình đã đầu tư bố trí thêm ngân sách cho công tác dân số ngoài nguồn kinh phí Trung ương cấp. Mô hình cũng giải quyết được "bài toán" về đội ngũ cán bộ chuyên trách tuyến xã. Để đảm bảo nền tảng cho cán bộ hoạt động ổn định, cán bộ chuyên trách trở thành viên chức làm nhiệm vụ ở cấp xã, phường, thị trấn do Trung tâm DS-KHHGĐ huyện quản lý. Tuy nhiên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố vẫn giữ nguyên theo Quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh.

Ngay sau khi có Nghị quyết quan trọng, kịp thời này, Chi cục DS-KHHGĐ đã tham mưu với HĐND, UBND trong việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý. Đồng thời thực hiện việc tuyển dụng viên chức chuyên trách làm nhiệm vụ DS-KHHGĐ ở cấp xã do Trung tâm DS-KHHGĐ huyện quản lý theo tinh thần của Nghị quyết.
 
Bên cạnh đó, ngành dân số tỉnh đã nhanh chóng xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động của tỉnh thực hiện Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011-2020 nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ngày 10/10/2011, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2010/QĐ-UBND về việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố thuộc Chi cục DS-KHHGĐ, Sở Y tế về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý.
 
Thái Bình cùng với Hà Nội, Gia Lai, Quảng Trị, Bình Phước là những địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện mô hình chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý. Ngay sau khi có quyết định của UBND tỉnh, bà Nguyễn Thị Huê, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh vui mừng chia sẻ: Công tác dân số Thái Bình nhiều năm qua thường xuyên đạt được kết quả tốt. Bài học thành công đầu tiên trong công tác DS-KHHGĐ là phải có sự lãnh đạo rốt ráo của cấp uỷ, chính quyền với các Chỉ thị, Nghị quyết, có cơ chế quản lý điều hành tốt.
 
"Đây là hoạt động xã hội hóa, càng xã hội hóa tốt thì hiệu quả, tính tự giác người dân thực hiện chính sách này càng cao. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền Thái Bình cũng nhận thức cao công tác DS-KHHGĐ là một bài toán giúp giải quyết được nhiều vấn đề khác để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, các cấp ủy, chính quyền của các huyện đều muốn quản lý và đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố".

Phát huy tối đa năng lực

Đại diện nhiều ban, ngành đoàn thể của tỉnh cũng chia sẻ: "Mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện, thành phố sẽ thể hiện được sự tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác dân số. Việc làm này càng phát huy sự phù hợp với tính chất, nhiệm vụ đặc thù của công tác".

Việc triển khai mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND các huyện, thành phố trách nhiệm cấp ủy đã giúp công tác dân số được tăng cường hơn, nguồn lực được đầu tư nhiều hơn. Các hoạt động cao điểm của Ngày Dân số Thế giới 11/7, Ngày Dân số Việt Nam 26/12, Chiến dịch, các đợt hoạt động mạnh... được UBND huyện, thành phố đứng ra lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể, thành viên Ban chỉ đạo đạt nhiều kết quả tốt. Bên cạnh đó, khi Trung tâm DS-KHHGĐ được đưa về UBND huyện, thành phố nhiều Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ là huyện ủy viên tham gia cấp ủy của địa phương sẽ có điều kiện tham mưu, chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp cho ngành.

Với mô hình này, Thái Bình hy vọng đây sẽ là một bước ngoặt lớn, tác động tích cực đến công tác dân số trong thời gian tới. 

Rất nên nhân rộng

"Sau khi Sở Y tế, Sở Nội vụ có Tờ trình gửi UBND tỉnh về việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã khẩn trương họp bàn lấy ý kiến từ các ban, ngành trong tỉnh. Chúng tôi thấy việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý sẽ phát huy hết năng lực trong công tác tham mưu, phối hợp giữa Trung tâm DS-KHHGĐ với các ban, ngành, đoàn thể cũng như UBND các xã, phường, thị trấn. Đây là mô hình hay, rất nên nhân rộng...".

Bà Cao Thị Hải
(Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Trưởng Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình)

Nguyễn Mạnh Cường

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TP Vinh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về Dân số

TP Vinh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về Dân số

Dân số và phát triển - 21 phút trước

GĐXH - Đây là dịp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể tổ chức xã hội và của mỗi gia đình về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác Dân số đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Cụ bà 70 tuổi ở Uganda sinh đôi

Cụ bà 70 tuổi ở Uganda sinh đôi

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Bà Safina Namukwaya và cặp song sinh thụ tinh nhờ ống nghiệm (IVF) khỏe mạnh sau ca sinh mổ hôm 29/11.

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn?

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi? Hầu hết mọi bà bầu đều quen thuộc với câu nói 'ăn cho hai người' và tăng càng nhiều cân càng tốt nhưng sự thực có đúng như vậy không?

Tại sao người trẻ kết hôn muộn, ngại kết hôn?

Tại sao người trẻ kết hôn muộn, ngại kết hôn?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Việc giới trẻ kết hôn muộn, ngại kết hôn đang trở thành một vấn đề đáng lo, nên tuyên truyền, vận động nam, nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Ý nghĩa hội thi "Là con gái để tỏa sáng"

Ý nghĩa hội thi "Là con gái để tỏa sáng"

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi quan niệm và hành vi của mọi người về vấn đề giới tính, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; động viên, khuyến khích trẻ em gái tự tin, vươn lên thực hiện quyền bình đẳng.

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu hơn 2000 trẻ em mỗi năm

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu hơn 2000 trẻ em mỗi năm

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển.

Dị tật bẩm sinh sứt môi - hở hàm ếch xảy ra ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Dị tật bẩm sinh sứt môi - hở hàm ếch xảy ra ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dị tật khe hở môi - vòm miệng (hay còn gọi là sứt môi - hở hàm ếch) là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ và làm rối loạn trầm trọng các chức năng cơ bản cũng như tâm lý của trẻ và gia đình. Vậy cách can thiệp điều trị như thế nào?

Bổ ích buổi truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Bổ ích buổi truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Buổi truyền thông đã cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức bổ ích về tuổi dậy thì, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kỹ năng ứng xử trước sự thay đổi tâm sinh lý, cách để tránh bị lạm dụng tình dục, tránh việc mang thai ngoài ý muốn...

Nguyên nhân di truyền nào là phổ biến nhất của ung thư vú?

Nguyên nhân di truyền nào là phổ biến nhất của ung thư vú?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư vú có thể di truyền trong gia đình. Đây được gọi là ung thư vú di truyền. Vậy đột biến gene nào là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư vú di truyền?

Thiếu nữ 18 bụng như mang thai 7 tháng, đi khám mới biết khối u 'khổng lồ'

Thiếu nữ 18 bụng như mang thai 7 tháng, đi khám mới biết khối u 'khổng lồ'

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bụng dưới của thiếu nữ bất ngờ to lên nhanh trong vòng 6 tháng nay. Nhưng cả người bệnh và người nhà đều lầm tưởng là đang mang thai, đi khám thì kết quả không ngờ...

Top