Dùng aspirin thời gian dài có nguy hiểm không?
Tôi 67 tuổi, bị bệnh động mạch vành và phải dùng viên uống aspirin suốt đời. Tôi đang lo lắng không biết việc phải dùng aspirin trong thời gian dài có nguy hiểm không?
Tôi 67 tuổi, bị bệnh động mạch vành và phải dùng viên uống aspirin suốt đời. Tôi đang lo lắng không biết việc phải dùng aspirin trong thời gian dài có nguy hiểm không? Nên uống thuốc lúc nào để ít tác dụng phụ nhất? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi! Xin cảm ơn.
(Nguyễn Văn Đức - Bắc Ninh)
Aspirin có tác dụng chống kết dính tiểu cầu. Thuốc được chứng minh là có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim và đột quỵ, đồng thời ngăn ngừa cơn đau thắt ngực. Aspirin được chỉ định cho bệnh nhân có hẹp động mạch vành, bệnh nhân có tiền sử hoặc nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc các biến cố tim mạch khác. Với trường hợp bị bệnh động mạch vành như bác, việc phải dùng thuốc aspirin thời gian dài là đúng. Tuy nhiên cần phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Với các trường hợp phải dùng aspirin lâu dài, điều mà người bệnh lo lắng nhất là viên aspirin có thể gây những tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể không? Tác dụng phụ phổ biến của aspirin là gây kích ứng dạ dày. Thuốc cũng có thể gây xuất huyết nhỏ ở da và niêm mạc. Biến chứng nặng khi dùng aspirin là gây thủng, loét dạ dày hay chảy máu đến mức nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng nặng rất thấp. Để thuốc hấp thụ tốt nhất và ít gây hại dạ dày nhất thì bác nên uống aspirin sau bữa ăn để giảm thiểu tác dụng kích ứng đường tiêu hóa của thuốc. Trong trường hợp bị dị ứng với aspirin (nổi ban, mày đay...) hoặc các thuốc chống viêm giảm đau không steroid khác như ibuprofen, naproxen... thì người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để xem xét điều chỉnh liều hoặc thay đổi thuốc khác cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Do nguy cơ dị ứng chéo, không dùng aspirin cho người đã có triệu chứng hen, viêm mũi dị ứng. Không uống aspirin đồng thời với các thuốc chống đông máu khác. Tương tác của aspirin với warfarin làm tăng nguy cơ chảy máu và với methotrexat, thuốc hạ glucose máu sulphonylurea, phenytoin, acid valproic sẽ làm tăng nồng độ thuốc aspirin trong huyết thanh và tăng độc tính.
Nếu bác gặp vấn đề bất thường khi dùng thuốc: buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột, mệt mỏi, yếu cơ, khó thở... thì nên thông báo cho bác sĩ để có hướng điều chỉnh. Tuyệt đối không nên tự ý ngưng sử dụng aspirin khi không hỏi ý kiến bác sĩ, nhất là trường hợp đã được đặt stent mạch vành bởi nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc mạch rất cao, có thể nguy hiểm tính mạng.
Theo DS. Trần Phan Anh/SK&ĐS

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 15 giờ trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 17 giờ trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.