Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng gối thảo dược cho trẻ: Chữa bệnh hay sinh bệnh?

Thứ sáu, 08:08 16/07/2010 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trên thị trường Hà Nội xuất hiện nhiều gối thảo dược được quảng cáo chống stress, giúp bé ngủ ngon, chống bẹp đầu ở trẻ sơ sinh... Nhưng theo các nhà chuyên môn, gối thảo dược có thể gây dị ứng cho trẻ.

Tin lời quảng cáo

Theo khảo sát của phóng viên báo Gia đình & Xã hội, hiện trên thị trường gối thảo dược được bày bán với nhiều thương hiệu. Gối thảo dược gồm nhiều loại với đủ kích cỡ, kiểu dáng tròn, vuông, bán nguyệt... Giá khoảng 50.000 - 100.000 đ/chiếc, 160.000 - 200.000 đ/bộ, tùy theo chủng loại. Vào thời điểm ngày hè nắng nóng, gối càng bán chạy.
Dạo qua các website, diễn đàn, nhất là những trang dành cho các bà mẹ, các sản phẩm gối thảo dược cũng được rao bán rất nhiều. Các loại gối này đều được quảng cáo bên trong ngoài bông gòn còn có nhiều loại thảo dược như: Lá đinh lăng, ngải cứu, thảo quyết minh... có tác dụng giảm stress, điều hòa được nhiều chứng bệnh đối với người lớn và trẻ em, chống ra mồ hôi trộm, đuổi muỗi, làm mát da đầu nên giúp trẻ ngủ sâu, ngon giấc. Không ít bà mẹ đã nghe theo lời giới thiệu, quảng cáo mua cho trẻ dùng.
 
Trên diễn đàn webtretho, nhiều bà mẹ cũng cho biết, họ đã tin lời quảng cáo về khả năng giúp trẻ ngủ ngon, làm mát của gối thảo dược nên mua về cho con sử dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, trẻ không ngủ được, quấy khóc nhiều hơn. 
 

Gối thảo dược cũng có thể gây dị ứng

 
Trẻ dễ bị dị ứng

GS.TS Trương Việt Bình - Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - cho biết, thảo dược có tác dụng chữa bệnh rất tốt nhưng không phải các loại thảo dược đều lành tính và có thể dùng thế nào cũng được. Việc dùng thảo dược không đúng thành phần, liều lượng, độ tuổi sẽ rất nguy hiểm. Nhất là trẻ em, cơ thể, sức đề kháng yếu dễ bị cảm nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe do tác động của các yếu tố bên ngoài.
 
Cũng theo GS.TS Bình, thuốc có tác dụng phòng bệnh qua tác động trực tiếp là uống, hít thở, xông. Việc dùng thảo dược để gối đầu nếu có tác dụng cũng rất tốt. Hơn nữa, sử dụng các loại gối chưa biết được thành phần, hàm lượng hoạt chất, tinh dầu (cây cỏ hay tinh dầu tự chế ra) thế nào cho trẻ sẽ rất nguy hiểm, nhất là những thảo dược có tinh dầu mạnh cơ thể gây ra những rối loạn hoạt động sống của cơ thể.

Th.Bs Trần Văn Thuấn - Trưởng khoa Đông y (BV Xanh Pôn) cho rằng, gối thảo dược cho trẻ không những không có tác dụng như quảng cáo mà còn có thể gây hại, bởi chúng có mùi khó chịu, gây kích ứng đường hô  hấp... Tác dụng gối thảo dược tới giờ chưa có công trình khoa học nào của Việt Nam hay Trung Quốc công bố.
 
Trong các phương pháp quy định chữa bệnh của Việt Nam không có phương pháp nào là dùng gối. Vì thế không thể nói gối có tác dụng như thế nào được. Trong dân gian có  gối vỏ đỗ xanh êm, hút ẩm, dễ chịu, nhưng cũng chỉ là kinh nghiệm dân gian, chứ chưa có công trình nghiên cứu nào.

Theo Ths.Bs Thuấn, thảo quyết minh (lá), quyết minh tử (hạt) có tác dụng an thần, nhuận tràng. Hương nhu chữa cảm cúm, nhức đầu sổ mũi thông thường, không dùng cho những người ra mồ hôi nhiều; đinh lăng kiện tì, bổ khí là chính không có giá trị chữa ra mồ hôi như nhiều người nhầm tưởng, nhất là các bà mẹ trẻ. Rễ và lá cây đinh lăng có thể dùng làm thuốc bổ; thảo quyết minh có tác dụng giúp ngủ ngon.
 
Công dụng của những loại lá nói trên chỉ có tác dụng khi kết hợp với một số loại khác, sắc lấy nước uống, chứ thực tế không có tác dụng gì nếu chỉ để lót gối nằm.
 
GS.TS Trương Việt Bình nhấn mạnh, các vị thuốc dù phơi khô nhưng khi trẻ nằm nhiều, mồ hôi ra thấm vào những lá thuốc đó, dùng lâu sẽ bị ẩm sinh nấm mốc. Nếu thảo dược xử lý không tốt, không sạch sẽ có thể gây kích thích đường hô hấp của trẻ làm trẻ khó ngủ, giật mình hay khiến trẻ bị dị ứng.

Theo Ths.Bs Thuấn, gối bông còn giặt được, chứ gối cỏ cây không thể giặt được. Nếu xử lý không tốt sẽ sinh nấm gây bệnh ngoài da. Vì thế, nếu các gia đình vẫn tin dùng thì thỉnh thoảng nên tháo ra đem phơi cho khô tránh ẩm mốc. Nên thay đổi và làm khô ruột gối thảo dược, tránh mốc ruột gối, vỏ cây vì thuốc mốc sinh bệnh ngoài da.
“Bình thường không nên sử dụng những loại thảo dược có tinh dầu mạnh, nhất là trong gối để gối vào đầu hay bọc cho trẻ. Bởi có loại thảo dược tinh dầu gây kích thích, có loại gây ức chế. Vùng đầu, gáy của trẻ thường rất nóng, nếu nằm nhiều thảo dược bị ẩm mốc, sẽ gây dị ứng cho trẻ”.
GS.TS  Trương Việt Bình

P.Thuận - H.Dương

thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 14 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 23 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Top