Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...
Theo thông tin từ BVĐK Tâm Anh, mẹ bé Thịnh (9 tuổi) cho biết hai năm trước, con trai chị có biểu hiện da nổi hồng ban, đặc biệt khi ra nắng, đau cơ, xương khớp… Gia đình đưa đi khám, bác sĩ chẩn đoán bị lupus ban đỏ tổn thương máu, kê đơn thuốc ức chế miễn dịch và hẹn tái khám định kỳ.
Gần đây, bé đi tiểu màu sẫm, có bọt. Đi khám tại Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, kết quả xét nghiệm nước tiểu phát hiện đạm niệu cao, có hồng cầu (tiểu ra máu) kèm tổn thương ống thận. Kết quả siêu âm ổ bụng, xét nghiệm lupus ban đỏ, phát hiện bệnh tiến triển nặng khiến thận bị tổn thương, đề nghị sinh thiết để chẩn đoán thêm.
Dựa trên kết quả giải phẫu bệnh, bác sĩ tư vấn, kê đơn thuốc ức chế miễn dịch, kết hợp thuốc giảm đạm niệu, đồng thời bác sĩ hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ ở nhà, tái khám theo lịch hẹn. Do bệnh của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều, nếu ra nắng cần che chắn cẩn thận.

Bệnh lupus ban đỏ nguy hiểm thế nào?
Theo ThS.BS.CKI Hạp Tiến Lộc, khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn, khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi sẽ tạo ra kháng thể để chống lại các tác nhân bên ngoài. Với người bị lupus ban đỏ, bệnh sẽ tạo ra các kháng thể bất thường tấn công ngược lại gây tổn thương đa cơ quan như máu, da, niêm khớp, gan, thận, thần kinh, não… có thể dẫn đến tử vong.
Trường hợp bé Thịnh dù đã được phát hiện và can thiệp sớm nhưng bệnh vẫn có khả năng tiến triển nặng hơn, khó kiểm soát hơn và gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác. "Tình trạng tổn thương thận do lupus ban đỏ có thể dẫn đến suy thận. Lúc này, trẻ cần phẫu thuật ghép thận hoặc lọc máu để có thể duy trì sự sống", bác sĩ Lộc nói, thêm rằng lupus ban đỏ là bệnh mạn tính, không thể chữa dứt điểm, đồng thời có nhiều yếu tố thúc đẩy kích hoạt quá trình tự miễn gây tổn thương cơ quan như tiếp xúc ánh nắng nhiều, bị các bệnh nhiễm trùng cấp, nhiễm siêu vi…
Ai có nguy cơ bị lupus ban đỏ?
Bệnh thường gặp ở phụ nữ trưởng thành, hiếm khi gặp ở trẻ, đặc biệt là bé trai. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 0,3 – 0,9 trên 100.000 trẻ em mắc bệnh. Nguyên nhân gây bệnh có thể do di truyền từ người thân trong gia đình, tác động của môi trường, giới tính (nữ giới bị nhiều hơn nam)…
Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ ở trẻ nhỏ thường là nổi hồng ban dạng đĩa ở đầu, cánh tay, ngực hoặc hồng ban cánh bướm ở sống mũi và má. Trẻ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng sốt cao, loét miệng, rụng tóc, tổn thương thận, da nhạy cảm với ánh mặt trời, đau khớp…
Bệnh lupus ban đỏ có chữa khỏi được không?
Hiện nay, chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh được điều trị bằng cách giảm nhẹ triệu chứng, nếu ở thể nhẹ, trẻ sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid (hay NSAIDs) để làm dịu đi những cơn đau khớp hoặc corticosteroid nhằm kiểm soát tình trạng viêm, thuốc ức chế miễn dịch…
Trẻ bị bệnh cần ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin C, vitamin D, vitamin A… Đồng thời vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng điều trị khi chưa có chỉ định.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.