Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.
Đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Những người có đường huyết cao về lâu dài sẽ thúc đẩy bệnh lý đái tháo đường. Bên cạnh đó, đường huyết cao ở bệnh nhân đái tháo đường cho thấy khả năng điều trị bệnh kém hiệu quả.
Theo các tài liệu được công bố, đường huyết lúc đói (với người không ăn gì ít nhất 8 tiếng) sẽ được coi là nguy hiểm khi cao hơn 130 mg/dL ở người bệnh tiểu đường và vượt quá mức 100 mg/dL ở người không mắc bệnh.

Ảnh minh họa
Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường. Việc đường huyết cao có thể là lời cảnh báo cho thấy bạn đang có một rối loạn chuyển hóa, đặc biệt đối với người không mắc bệnh tiểu đường, đây là nguy cơ tiến triển bệnh. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng đường huyết cao nếu không được kiểm soát sẽ tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường trong vòng 5 năm.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, đường huyết cao cho thấy bạn chưa kiểm soát được đường huyết. Đặc biệt nếu đường huyết của bạn trên 250 mg/dL, bạn có thể rơi vào trạng thái hôn mê và là tình trạng đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
5 nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao ở người bệnh tiểu đường
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Trong đó:
Do ăn uống
Việc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate, đường tinh luyện và thực phẩm chế biến sẵn trong chế độ ăn hàng ngày có thể khiến lượng glucose trong máu tăng nhanh chóng. Những thực phẩm này thường dễ dàng hấp thụ và không mất nhiều thời gian để chuyển hóa thành glucose.
Do ít vận động
Lối sống ít vận động cũng có thể làm giảm khả năng cơ thể sử dụng glucose. Tập thể dục giúp tăng cường độ nhạy insulin, giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng glucose hiệu quả hơn.
Do stress
Stress có thể kích thích sản xuất hormone như cortisol và adrenaline, dẫn đến tăng đường huyết. Khi cơ thể cảm thấy căng thẳng, nó có xu hướng tiết ra nhiều glucose để cung cấp năng lượng cho các hoạt động "chiến đấu hoặc bỏ chạy".
Do bệnh lý
Một số bệnh lý như nhiễm trùng hoặc viêm có thể làm tăng mức độ đường huyết. Cơ thể thường phản ứng với bệnh tật bằng cách tiết ra nhiều glucose hơn để cung cấp năng lượng cho hệ miễn dịch.
Do sử dụng thuốc
Một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroids, có thể làm tăng đường huyết. Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ tác động của chúng đến chỉ số đường huyết.

Ảnh minh họa
Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng cao?
Với người không mắc bệnh tiểu đường thì việc điều chỉnh đường huyết tốt nhất bằng điều chỉnh chế độ ăn và thay đổi lối sống khoa học. Còn với người bệnh tiểu đường, cần lưu lưu ý:
Dấu hiệu nhiễm toan ceton: Hiện tượng này xuất hiện do mức insulin quá thấp – đường huyết quá cao với dấu hiệu điển hình là khó thở, miệng khô, ói hay nôn nhiều. Khi có bất kỳ biểu hiện nào, người bệnh cần được đo lượng đường và lập tức đến bệnh viện gần nhất.
Dấu hiệu sử dụng insulin không đúng cách: Lượng đường cao trong cơ thể có thể là lời cảnh báo cho viết bạn sử dụng quá ít insulin hoặc sử dụng không đúng cách. Do đó, sẽ cần đến sự hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng hiệu quả insulin ngay khi đường huyết cao.
Áp dụng chế độ ăn chưa hợp lý: Hãy chú ý cân bằng chế độ ăn, ưu tiên sử dụng những loại thức ăn tinh bột bằng rau và chất xơ để đảm bảo cơ thể đủ năng lượng và không tăng đường.
2 nhóm người cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn
Nếu bạn rơi vào một một trong những nhóm đối tượng sau, bạn cần lưu ý mức đường huyết của mình hơn bao giờ hết:
Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1: Nếu bạn là thành viên trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 1, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi.
Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Những người có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 gồm có thừa cân, béo phì, có người thân trực hệ mắc đái tháo đường type 2, trên 45 tuổi, mắc bệnh tăng huyết áp hay huyết áp trên 140/90 mmHg, bị rối loạn mỡ máu.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.