Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Thứ ba, 10:31 01/04/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhấtĐo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất

GĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

Đường huyết cao bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên so với mức bình thường. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sản xuất thiếu insulin hoặc có kháng thể kháng insulin.

Một người được xem là bị tăng đường huyết khi lượng đường trong máu trên 5,6 mmol/l. Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây tăng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường

Những yếu tố có thể góp phần gây tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường gồm:

- Không dùng đủ insulin, tiêm nhầm insulin hoặc insulin hết hạn hoặc vấn đề với việc tiêm (chẳng hạn như vấn đề tại chỗ trong liệu pháp bơm insulin).

- Không tính toán lượng insulin và lượng carb nạp vào một cách chính xác.

- Lượng carbohydrate bạn tiêu thụ không cân bằng với lượng insulin mà cơ thể bạn có thể tạo ra hoặc lượng insulin bạn tiêm.

- Liều thuốc trị tiểu đường đường uống bạn đang dùng quá thấp so với nhu cầu của bạn.

- Ít hoạt động hơn bình thường.

- Hiện tượng bình minh, thường là từ 3 đến 8 giờ sáng, tình trạng này phổ biến nhất ở những người bị bệnh đái tháo đường tuýp 1, mặc dù người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng có thể gặp phải.

5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng cao

Đi tiểu xuyên đêm

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của lượng đường trong máu cao là bạn đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Điều này xảy ra bởi vì khi đường (glucose) tích tụ trong máu, cơ thể sẽ cố gắng đào thải nó ra ngoài qua nước tiểu.

Mệt mỏi, thiếu năng lượng

Lượng đường trong máu thường trở nên tăng cao mạn tính vì cơ thể đã trở nên đề kháng với insulin, loại hormone giúp các tế bào sử dụng đường để tạo năng lượng. Thiếu nguồn năng lượng đó, người có lượng đường trong máu cao có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Giảm thị lực

Lượng đường trong máu cao có thể làm sưng và biến dạng ống kính của mắt, gây ra hiện tượng mờ hoặc nhìn đôi. Với người bệnh tiểu đường có thể khiến các mạch máu trong võng mạc bị rò rỉ, hoặc các mạch máu mới phát triển bất thường, dẫn đến các vấn đề về thị lực.

Thường xuyên khát nước

Đường huyết cao sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Khi đi tiểu thường xuyên hơn sẽ làm mất chất lỏng trong cơ thể và lượng đường trong máu thực sự làm trôi chất lỏng ra khỏi các mô khi nó rời khỏi cơ thể. Điều đó có thể dẫn đến tăng cơn khát và uống nhiều nước hơn có thể không làm thỏa mãn cơn khát.

Luôn thấy đắng miệng

Khi lượng đường trong máu tăng cao, người bệnh thường mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như chứng viêm dạ dày mãn tính hoặc trào ngược dịch mật, dễ bị đắng miệng. Nếu triệu chứng đắng miệng xảy ra, bạn có thể điều trị bằng thuốc, cải thiện chế độ ăn uống hoặc có thể tiến hành siêu âm, nội soi dạ dày để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Đường huyết tăng cao bao nhiêu thì cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần gặp bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:

- Người bệnh bị tiêu chảy hoặc nôn mửa liên tục dù vẫn có thể ăn và uống.

- Người bệnh bị sốt kéo dài hơn 24h đồng hồ.

- Kiểm tra đường trong máu có giá trị cao hơn 240 mg/dl (13 mmol/l) mặc dù đã dùng thuốc tiểu đường.

- Người bệnh gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép.

Có những dấu hiệu trên, người bệnh có bệnh lý nền nghiêm trọng (tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch, yếu chi, lờ đờ, dấu hiệu thần kinh khu trú, mất ý thức, không thể ăn bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng nào,...) tốt nhất cần được thăm khám bác sĩ sớm để xử lý kịp thời.

Dấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giácDấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác

GĐXH - Đường huyết tăng cao là dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận...

Hạ đường huyết nguy hiểm thế nào? Đây là cách phòng bệnh tốt nhấtHạ đường huyết nguy hiểm thế nào? Đây là cách phòng bệnh tốt nhất

GĐXH - Hạ đường huyết nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, tăng nguy cơ chấn thương do ngã và suy giảm nhận thức.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Chỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Top