Hà Nội
23°C / 22-25°C

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Thứ năm, 13:59 03/04/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Tình trạng sức khỏe của NSƯT Chí Trung sau phẫu thuật khối uTình trạng sức khỏe của NSƯT Chí Trung sau phẫu thuật khối u

GĐXH - NSƯT Chí Trung mới đây đã thông báo nhập viên phẫu thuật khối u, hiện tại sức khỏe của nam nghệ sĩ gạo cội được nhiều khán giả rất quan tâm.

Vừa qua, NSƯT Chí Trung đã gây chú ý khi chia sẻ hình ảnh nhập viện để phẫu thuật loại bỏ một số khối u mỡ. Nam nghệ sĩ cho biết dù là u lành tính nhưng ông vẫn quyết định mổ. Trước giờ phẫu thuật, nam nghệ sĩ giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Thậm chí ông còn hài hước cho biết “đây là lần đầu làm chuyện ấy”.

Thông tin nghệ sĩ Chí Trung nhập viện được nhiều người quan tâm. Dưới phần bình luận, khán giả mong nam diễn viên sớm phục hồi sức khỏe để trở lại với nghệ thuật. 

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

NSƯT Chí Trung vui vẻ chia sẻ tình hình sức khỏe của mình.

Trao đổi PV, nghệ sĩ Chí Trung cho biết sau ca phẫu thuật, sức khỏe của ông đã ổn định. Hiện tại, nam diễn viên Táo Quân đã về nhà nghỉ ngơi. Anh cũng gửi lời cảm ơn đến các y bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô vì đã hết lòng với anh trong thời gian điều trị ở viện.

Trước đó, Chí Trung cho biết, anh mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp. Anh vẫn uống thuốc đều nhưng không nhiều. Ở tuổi 64, anh hiểu sức khỏe là vốn quý nhất nên luôn ăn uống điều độ và chăm tập thể dục. Nam nghệ sĩ cũng thường xuyên đi du lịch, cà phê cùng bạn gái để tái tạo lại năng lượng, làm việc hiệu quả hơn.

Bệnh u mỡ NSƯT Chí Trung mắc phải là gì?

U mỡ lành tính là một dạng khối u gồm mô mỡ được hình thành do sự tăng sinh mô mỡ nằm giữa da và lớp cơ, phát triển dưới da và thường di chuyển khi áp dụng áp lực nhẹ. Các u mỡ thường xuất hiện ở các vị trí như lưng, cánh tay, vai, và cổ. Đây là một tình trạng tương đối phổ biến và thường không gây hại cho sức khỏe.

Mặc dù u mỡ không liên quan đến ung thư và thường lành tính, nhưng nó có thể gây ra khó chịu hoặc mất thẩm mỹ. Trường hợp này, việc loại bỏ u mỡ có thể cần thiết để giảm bớt các tác động tiêu cực đối với sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết u mỡ lành tính

U mỡ, một hiện tượng khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. U mỡ thường có dấu hiệu:

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

U mềm nằm ngay dưới da: U mỡ thường mọc tại những vị trí như cổ, vai, lưng, bụng, cánh tay và đùi. Chúng thường có cảm giác mềm khi chạm vào và có độ đàn hồi. Chúng có khả năng di chuyển dễ dàng dưới da khi bạn áp dụng áp lực nhẹ bằng ngón tay.

Kích thước nhỏ: Có đường kính dưới 5 cm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể phát triển đáng kể và trở nên lớn hơn.

Gây đau: Mặc dù u mỡ không gây ra đau đớn cho hầu hết người, tuy nhiên, nếu chúng phát triển đủ lớn và tạo áp lực lên các dây thần kinh gần khu vực u mỡ, có thể gây ra một cảm giác đau đớn.

Không lây lan: Không lây lan qua các mô xung quanh, và chúng giữ vị trí ban đầu mà bạn thấy chúng xuất hiện. Chúng thường có hình dạng tròn hoặc bầu dục, tùy thuộc vào nơi chúng xuất hiện trên cơ thể.

Cách phòng ngừa u mỡ lành tính

Để ngăn ngừa sự phát triển của u mỡ và giảm nguy cơ tăng kích thước, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

Chăm sóc chế độ ăn uống: Xây dựng một chế độ ăn uống cân đối và khoa học với nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ và ít đường. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, bởi có một số dấu hiệu nghiên cứu cho thấy sự tăng cường đường trong cơ thể có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của u mỡ.

Chăm luyện tập: Thực hiện các hoạt động thể dục thường xuyên để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Luyện tập thể thao có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể và duy trì sự cân đối, giúp giảm nguy cơ tăng mỡ dư.

Kiểm tra cơ thể định kỳ: Thường xuyên kiểm tra cơ thể bằng cách tự kiểm tra hoặc điều tra y tế định kỳ để sớm phát hiện bất kỳ khối u hay dấu hiệu nghi ngờ nào trên cơ thể. Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu hay khối u nào trên cơ thể, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra chính xác. Bác sĩ có thể xác định tính chất của khối u và nguy cơ liên quan.

NSƯT Chí Trung: Tôi bị cả xã hội lên án rất nhiềuNSƯT Chí Trung: Tôi bị cả xã hội lên án rất nhiều

NSƯT Chí Trung vừa có những trải lòng về khoảng thời gian đối mặt với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận sau đổ vỡ hôn nhân với NSND Ngọc Huyền.

NSƯT Chí Trung 'kể khổ' về Táo quân 2025NSƯT Chí Trung "kể khổ" về Táo quân 2025

Trên trang cá nhân, NSƯT Chí Trung chia sẻ về những khó khăn, vất vả khi thực hiên chương trình Táo quân 2025. Anh và các diễn viên khác cũng như toàn bộ ekip chương trình luôn nỗ lực, cống hiến hết sức để mang đến cho khán giả "món ăn tinh thần" trong mỗi dịp Tết Nguyên đán.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Top