Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.
Có thể nói, phụ nữ bị thận yếu rất nguy hiểm vì dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với các cơ quan khác trong cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thận yếu ở phụ nữ, trong đó phải kể đến yếu tố tuổi tác. Khi tuổi tác càng cao, chức năng các cơ quan càng suy giảm, trong đó có thận.
Bên cạnh đó, những thói quen xấu nguy hại cho sức khỏe của thận như: Nhịn tiểu, chế độ ăn nhiều muối, hạn chế uống nước, ngủ không đủ giấc, thức khuya, hoạt động tình dục quá mức, dùng nhiều loại thuốc, thừa cân béo phì, lười vận động... là những thói quen hàng ngày nguy hại, ảnh hưởng đến thận nói riêng, sức khỏe nói chung.
Theo các chuyên gia y tế, thận yếu nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể sớm dẫn suy thận giai đoạn cuối, các biến chứng bệnh tim mạch, tiêu hóa,… thậm chí có thể tử vong.

Ảnh minh họa
8 dấu hiệu bệnh thận ở phụ nữ, chị em cần cảnh giác
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi và đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, không loại trừ thận yếu. Cảm giác mệt mỏi sẽ nhiều hơn khi bạn làm việc hay tập luyện, kèm theo đó là các triệu chứng như đau đầu, khó ngủ, người nhức mỏi, khó tập trung,…
Kinh nguyệt rối loạn
Kinh nguyệt có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của chị em. Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ, nhất là khi bạn thường xuyên bị trễ kinh hoặc ra nhiều máu trong chu kỳ. Đặc biệt, hiện tượng mãn kinh sớm cũng có thể cho thấy thận bị yếu và hoạt động kém.
Giảm ham muốn
Thận yếu làm chị em mệt mỏi và rối loạn kinh nguyệt kéo dài dẫn đến hệ quả giảm ham muốn tình dục, khiến đời sống chăn gối nguội lạnh. Nếu không được cải thiện, tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Khó mang thai
Thận yếu ảnh hưởng đến sinh lý phụ nữ và rối loạn kinh nguyệt khiến chị em rất khó mang thai. Nếu bị suy giảm chức năng thận lâu dài, chị em khi mang thai còn có nguy cơ cao bị sảy thai và sinh non.
Đi tiểu nhiều
Có thể nói đây chính là dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ điển hình nhất. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn thường ngày, đặc biệt, đi tiểu liên tục vào ban đêm và quan sát thấy nước tiểu sẫm màu, sủi bọt nhiều thì rất có thể chức năng của thận gặp vấn đề.
Đau lưng dưới
Phụ nữ có thể bị đau lưng dưới trong những ngày hành kinh hoặc khi mắc các bệnh lý phụ khoa. Tuy nhiên, nếu đau lưng dưới gần với vùng thận, cơn đau âm ỉ và kéo dài cũng có thể cảnh báo bạn bị viêm thận hay sỏi thận.
Tích nước ở mặt, tay, chân
Một dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ khác không thể bỏ qua chính là tình trạng mặt, tay, chân bị phù. Sở dĩ có tình trạng này là do thận bị yếu nên khả năng đào thải độc tố kém, dẫn đến tích tụ nước, muối trong cơ thể và gây ra hiện tượng sưng phù.
Tóc rụng, da xỉn
Nếu da của bạn trở nên khô hơn, xỉn màu kèm theo cảm giác ngứa thì đây cũng là dấu hiệu thận yếu bởi lúc này, các độc tố trong cơ thể không được đào thải ra ngoài mà tích tụ lại trong máu và mô. Ngoài ra, tình trạng tóc khô xơ và gãy rụng nhiều cũng cảnh báo bệnh suy thận, thận yếu.
Cách phòng ngừa thận yếu ở nữ giới
Để phòng ngừa thận yếu, phụ nữ cần chú ý thói quen ăn uống và sinh hoạt như sau:

Ảnh minh họa
- Uống đủ nước, khoảng 1,5 - 2 lít nước/ngày tùy vào cơ địa mỗi người.
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, duy trì cân nặng vừa phải, tránh để cơ thể thừa cân, dư mỡ.
- Cắt giảm lượng muối trong nêm nếm thức ăn cũng như hạn chế các thực phẩm nhiều gia vị.
- Tăng cường các loại rau củ quả giàu chất xơ trong mỗi bữa ăn chính và phụ.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá để tránh làm tiến triển chứng thận yếu ở nữ giới.
- Luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và thể lực, đồng thời giúp kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Nếu đột ngột tăng cân, xuất hiện các triệu chứng tiền mãn kinh, rụng tóc liên tục, ù tai, chóng mặt, hay sợ lạnh, tiểu nhiều về đêm, ... đó có thể là dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.