Được - mất khi xem vợ đẻ
“Có nên để chồng vào phòng sinh cùng mình?” là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu.
Có lẽ do tâm lý chung muốn được chồng ở bên cạnh động viên tinh thần, tiếp thêm sức mạnh trong quá trình vượt cạn khó khăn nên có đến 80% mẹ bầu muốn chồng tham gia ca sinh nở của mình. Tuy nhiên, cũng có không ít chuyện dở khóc dở cười quanh việc vào phòng sinh cùng vợ mà chỉ khi trải qua rồi mới biết. Vì vậy, nếu các cặp đôi đang chuẩn bị đón thiên thần nhỏ mà phân vân về vấn đề này thì hãy cùng tham khảo những điểm ĐƯỢC – MẤT dưới đây trước khi đưa ra quyết định cuối cùng nhé!
ĐƯỢC…
Không phải ngẫu nhiên có đến 80% mẹ bầu muốn được chồng ở bên cạnh mình trong lúc vượt cạn khó khăn. Vì sao vậy?
Tiếp thêm sức mạnh
Ngay từ những ngày đầu mang thai, chị Trâm Anh (Đống Đa, Hà Nội) đã quyết định sẽ khám thai trọn gói tại Bệnh viện Việt – Pháp. Chi phí trọn gói khá đắt đỏ nên đương nhiên dịch vụ cũng khỏi chê luôn và đến lúc vợ lên bàn đẻ, anh Khang chẳng cần xin xỏ gì cũng được vào phòng đẻ cùng vợ. Có chồng ở bên cạnh luôn nắm tay và nói chuyện nên chị Trâm Anh vượt qua ca sinh nở nhẹ nhàng lắm. Chị chia sẻ trên trang cá nhân của mình: “Đúng là chẳng ai bên cạnh tuyệt vời hơn chồng lúc sinh nở các mẹ ạ. Suốt 2 giờ nằm trong phòng đẻ, lúc nào chồng cũng ở bên cạnh nói chuyện, nắm tay rồi lau mồ hôi cho mình. Khi thấy mình rặn đẻ, anh cũng rặn theo. Ánh mắt anh cứ nhìn chằm chằm vào mình như để tiếp thêm sức mạnh. Những hành động ấy dù nhỏ thôi nhưng cũng làm mình quên đi cơn đau đẻ. Thấy các mẹ đau đẻ kêu trời kêu đất nhưng với mình thì thật nhẹ nhàng”.
Nếu được chọn một người ở bên cạnh mình trong giây phút đón con chào đời, hầu hết các sản phụ đều chọn người chồng. Lý do là vì khi có chồng ở bên cạnh động viên tinh thần, các mẹ sẽ thấy bớt đau đớn và vì thế ca sinh nở cũng diễn ra nhẹ nhàng hơn.
Hiểu vợ hơn
Việc người chồng có mặt trong phòng sinh cùng vợ mang nhiều ý nghĩa. Nó sẽ giúp các đấng mày râu hiểu hơn sự vất vả, khó nhọc của chị em phụ nữ trong giây phút vượt cạn. Anh Hùng (Nam Định) vừa đón con gái nhỏ tại bệnh viện Phụ sản chia sẻ: “Trước khi vợ sinh nở, tôi đã nghe rất nhiều người nói về sự đau đớn khi người phụ nữ sinh con nhưng có tận mắt chứng kiến mới thấy thương vợ biết nhường nào. Có nhiều lúc cô ấy đau đẻ như trực ngất đi. Vợ tôi lại đau đến 2 ngày ròng rã, khi lên đến bàn đẻ thì cũng gần như kiệt sức. Vì sức rặn yếu nên vợ tôi bị rạch gần đến hậu môn. Thương vợ nhiều lắm. Chính vì vậy mấy hôm nay tôi đều cố gắng thức đêm chăm con để cô ấy có thời gian nghỉ ngơi”.
Theo các chuyên gia, việc người chồng có mặt trong phòng sinh cùng vợ sẽ giúp họ hiểu hơn sự vất vả, đau đớn mà vợ phải trải qua trong cơn chuyển dạ, từ đó họ thêm đồng cảm, yêu thương và giúp đỡ người vợ được nhiều hơn.
Khơi dậy trách nhiệm làm cha
Ngoài những ưu điểm trên, một cái “được” nữa không thể không kể đến là khơi dậy trách nhiệm làm cha ở "đấng mày râu". Trong suốt 9 tháng mang thai hầu như các ông bố đều không cảm nhận được nhiều sự gắn kết, yêu thương giữa CHA – CON vì họ không hề cảm nhận được từng chuyển động cũng như thay đổi của bé trong bào thai. Vì vậy, việc chứng kiến con chào đời, tự tay cắt rốn cho con sẽ làm các đấng mày râu cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm với sinh linh bé bỏng của mình.
MẤT…
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên, chúng ta không thể không kể tới những nhược điểm khi chồng vào phòng sinh cùng vợ nếu các cặp đôi không được chuẩn bị sẵn tinh thần cũng như kiến thức thai sản. Đã có không ít chuyện dở khóc, dở cười liên quan đến vấn đề này. Đây cũng chính là những lý do vì sao hầu hết các bệnh viện không đồng ý cho người thân đặc biệt là chồng vào phòng sinh cùng vợ.
Làm sản phụ phân tâm
Câu chuyện của anh Phong khi chứng kiến cảnh vợ đau đẻ là một ví dụ. Anh kể vợ chồng anh sinh con đầu lòng khi anh đang công tác bên Nhật Bản. Ở bên đó, hầu hết các bệnh viện đều cho phép chồng vào phòng sinh cùng vợ. Vì vậy anh háo hức lắm, tuy nhiên cũng không khỏi bỡ ngỡ vì ở Việt Nam thấy rất hiếm việc này. Cũng chính bởi “cái sự” bỡ ngỡ ấy khiến anh gây ra họa. “Khi thấy vợ đau đẻ quá như gần ngất lịm đi tôi đã tu lên khóc. Lúc đó không hiểu sao tôi lắm nước mắt thế, cứ nắm chặt tay vợ mà khóc làm cô ấy không thể tập trung rặn đẻ được. Thây tôi khóc cô ấy cũng khóc theo, có lẽ vì đau quá. Ca sinh nở diễn ra cả tiếng mà con vẫn không thể chào đời được vì sức mẹ rặn kém. Cuối cùng các bác sĩ đã phải yêu cầu tôi ra ngoài vì ảnh hưởng đến tâm lý vợ. Sau sinh, vợ tuyên bố thẳng thừng rằng sẽ không bao giờ cho tôi vào phòng đẻ nữa.”
Trường hợp như anh Phong chẳng phải là chuyện hiếm. Số liệu thống kê chỉ ra rằng những ca sinh nở có sự chứng kiến của người chồng thì người vợ phải mổ đẻ là cao hơn rất nhiều so với những ca sinh nở khác. Nếu người chồng có tâm lý không tốt hoặc không được trang bị đầy đủ kiến thức khi vào phòng đẻ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý sản phụ. Lúc này, người vợ sẽ bị phân tâm, không tập trung sức mạnh đẻ rặn đẻ. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến nhịp và làm mẹ bầu cảm thấy căng thẳng hơn.
Ảnh hưởng đến ekip đỡ đẻ
Có không ít câu chuyện về việc người chồng tham gia ca sinh cùng vợ nhưng lại phải nhờ đến sự chăm sóc y tế vì ngất xỉu trong phòng sinh. Thêm nữa, cũng không ít những ông chồng khi thấy vợ mình đau đẻ quá đã không giữ được bình tĩnh mà mắng bác sĩ, y tá loạn lên gây ảnh hưởng đến công việc của ekip đỡ đẻ. Đây là lý do vì sao hầu hết các bệnh viện không muốn cho người nhà đặc biệt là người chồng tham gia ca sinh nở cùng vợ.
Người chồng bị ám ảnh tâm lý
Dù đã chứng kiến cảnh vợ sinh nở đến gần 1 năm nay nhưng anh Thành (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn rất e dè mỗi lần gần gũi vợ. Chị Phương (vợ anh) tủi thân nói: “Nếu biết sớm có hậu quả thế này thì em không để anh ấy chứng kiến cảnh vợ đau đẻ. Ban đầu em cứ tưởng em mang bầu rồi sinh nở khiến anh ấy trăng hoa bên ngoài nhưng ai dè anh ấy sợ em kể từ ngày chứng kiến em sinh con. Anh bảo cứ mỗi lần gần gũi vợ là anh lại tưởng tượng đến cảnh máu me hôm sinh nở, thế là mất luôn hứng thú. Buồn quá!”
Các chuyên gia cho rằng, khi chứng kiến cảnh vợ sinh nở là lúc người chồng được tận mặt nhìn toàn bộ cơ thể vợ ở trạng thái không hoàn hảo nhất. Đây chính là lý do khiến ham muốn tình dục của họ bị ám ảnh. Không chỉ riêng với chuyện chăn gối vợ chồng, trong một số trường hợp đặc biệt, điều này còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống của họ nữa. Chính vì vậy chị em cần cân nhắc kỹ lượng vấn đề này trước khi rủ chồng tham gia ca sinh cùng vợ.
5 cung hoàng đạo nhạy cảm hơn người, trực giác siêu nhạy bén, dễ dàng đoán trước nhiều việc
Gia đình - 57 phút trướcGĐXH - Sở hữu trực giác mạnh mẽ, 5 cung hoàng đạo này có thể "đọc vị" bất kỳ ai, đoán đúng nhiều chuyện sắp xảy ra.
7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương
Nuôi dạy con - 2 giờ trướcGĐXH - Việc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn
Chuyện vợ chồng - 3 giờ trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa
Nuôi dạy con - 4 giờ trướcGĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!
Chuyện vợ chồng - 16 giờ trướcThông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp
Gia đình - 21 giờ trướcGĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
Chuyện vợ chồng - 21 giờ trướcNgày thứ 15 về chung nhà, chồng chuộc say vợ để tìm hiểu sự thất.
Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ
Gia đình - 1 ngày trướcBắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.
8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đìnhGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.