'Em bé ống nghiệm' đầu tiên được sinh ra bằng thụ tinh nhân tạo bây giờ ra sao?
Đến hiện tại, "em bé ống nghiệm đầu tiên" vẫn gây sự chú ý trên truyền thông.
Vào ngày 25 tháng 7 năm 1978, Louise Joy Brown chào đời tại Vương quốc Anh và sự ra đời của cô nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới truyền thông toàn cầu. Lý do là vì cô là "em bé ống nghiệm" đầu tiên trên thế giới.
Nói cách khác, Louise Brown là người đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Theo History.com, mẹ của cô là Leslie và cha là Peter bị vô sinh do ống dẫn trứng của Leslie bị tắc. Vào tháng 11 năm 1977, Leslie đã trải qua một thủ thuật IVF thử nghiệm. Một quả trứng trưởng thành được lấy từ một trong những buồng trứng của cô và kết hợp trong một đĩa thí nghiệm với một trong những tinh trùng của Peter để tạo thành phôi thai.

Louise Brown khi còn là một em bé và khi đã trưởng thành
Vài ngày sau, phôi thai được cấy vào tử cung của Leslie, và 9 tháng sau, con gái của họ chào đời bằng phương pháp sinh mổ.
Phương pháp điều trị IVF thành công này được thực hiện bởi Robert Edwards, một nhà khoa học người Anh, và Patrick Steptoe, một bác sĩ phụ khoa. Steptoe cũng là người đỡ đẻ cho Brown tại Bệnh viện đa khoa Olham and District ở Manchester, Anh, và đặt cho cô tên đệm là Joy, có nghĩa là niềm vui.
Vào thời điểm đó, khi sự ra đời của Louise Brown được công khai, gia đình đã nhận về rất nhiều chỉ trích. Tuy nhiên, về sau, bản thân Louise đã bảo vệ cha mẹ mình và “sự ra đời khoa học” của cô.

Gia đình Brown cũng vấp phải lời chỉ trích vào thời điểm đó
"Bố mẹ tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc công khai chuyện này", Louise nói với tờ TIME. "Nếu họ không làm vậy, họ sẽ có người hỏi 'Tại sao chúng ta không thể gặp con bé? Con bé bị làm sao vậy?'".
Sự ra đời của Louise Brown được cha mẹ cô công khai, một quyết định mà giờ đây, khi đã trưởng thành, được bản thân cô ủng hộ. Cô đã xuất hiện nhiều lần trên báo chí khi còn nhỏ để chứng minh sự thành công của quy trình này.
Sau khi Louise chào đời, gia đình Brown còn có thêm cô con gái thứ hai tên là Natalie, cũng bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Khi lớn lên, cả Louise và Natalie đều sinh con theo cách tự nhiên.
Louise Brown đã chia sẻ nhiều về việc được sinh ra thông qua IVF khi trưởng thành. Cô đã có nhiều bài phát biểu trước công chúng kể câu chuyện của mình và đã viết một cuốn tự truyện có tên "Louise Brown: Cuộc đời tôi khi là em bé ống nghiệm đầu tiên trên thế giới".

"Em bé ống nghiệm" đầu tiên trên thế giới hiện đã 36 tuổi
Sau thành công của ca sinh Brown, IVF dần dần phát triển. Tại Mỹ, em bé IVF đầu tiên chào đời vào năm 1981. Tại Việt Nam, phương pháp này được thực hiện thành công lần đầu vào năm 1998.
Tỷ lệ thành công của IVF thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ trải qua thủ thuật. Đối với phụ nữ dưới 35 tuổi và trẻ hơn, tỷ lệ thành công trong lần thử đầu tiên là 55,1%, theo báo cáo năm 2020 của CDC. Khi phụ nữ lớn tuổi hơn, tỷ lệ thành công bắt đầu giảm.
Nguồn: Fox News
Thanh Huyền

Cơn sốt búp bê giống hệt trẻ sơ sinh gây tranh cãi khi có người đưa "đứa trẻ" đi khám như người thật
Chuyện đó đây - 9 giờ trướcNhững con búp bê Reborn, được chế tác tinh xảo như trẻ sơ sinh thật, đang gây sốt tại Brazil. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng trong các tình huống đời thực, đặc biệt là tại bệnh viện, đang làm dấy lên nhiều tranh cãi.

Tín hiệu "từ cõi chết" tiết lộ những hành tinh gây sửng sốt
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcỞ nơi chết chóc nhất Ngân Hà, các nhà khoa học đã bắt được tín hiệu ngoài dự kiến từ những đĩa tiền hành tinh.

Nhiếp ảnh gia dành 4 năm để đứng bên cửa sổ chụp đúng một chiếc bàn bóng: Những gì ghi lại được là cả cuộc đời
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcSau ngần ấy thời gian, liệu có ai đó cuối cùng cũng chơi một ván bóng bàn thực sự không?

Phát hiện những chi tiết kỳ lạ không thể giải thích bên trong xác tàu ngầm Titan sau khi phát nổ 2 năm trước
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcCon tàu ngầm đi tham quan tàn tích Titanic đã phát nổ và cướp đi sinh mạng 5 người trong khoang.

Đom đóm chưa hề tuyệt chủng hoàn toàn và chúng có thể quay trở lại
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcChúng ta có thể làm gì để bảo vệ đom đóm?

Người cha bỏ việc, bán 5 căn nhà, chi 36 tỷ đồng cho 2 con du học: “Tôi chắc chắn không hối hận”
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcNgười đàn ông Trung Quốc từ bỏ việc kinh doanh phát đạt và bán 5 căn nhà để cùng 2 con trai du học, theo đuổi giấc mơ sân cỏ.

Hệ Mặt Trời vừa phát hiện thêm một thành viên bí ẩn, và nó đang thách thức cả giả thuyết Hành tinh thứ Chín
Chuyện đó đây - 4 ngày trước2017 OF201 được xếp vào nhóm thiên thể vượt Sao Hải Vương (trans-Neptunian object, TNO) - tức nằm xa hơn cả hành tinh thứ tám trong Hệ Mặt Trời

Phát hiện "kho báu" quý giá dưới móng của tòa nhà
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcChiếc nhẫn đều được khai quật ở nền móng của một tòa nhà lớn, cho thấy sự giàu có của những người ở đó.

Rơi máy bay trực thăng tại Ấn Độ, 7 người có thể đã thiệt mạng
Bốn phương - 5 ngày trướcChiếc máy bay trực thăng của hãng Aryan Aviation mang theo 6 hành khách và 1 phi công đã gặp nạn tại bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ.

Những thành phố có cuộc sống đáng mơ ước nhất hành tinh
Chuyện đó đây - 6 ngày trướcOxford Economics vừa công bố bảng xếp hạng Global Cities Index 2025, hé lộ bức tranh cạnh tranh sôi động giữa các đô thị toàn cầu về chất lượng sống, môi trường, kinh tế.

Chủ quán ăn kiếm 700 triệu/tháng nhờ livestream nhổ lông phao câu gà
Chuyện đó đâyNhờ phát trực tiếp cảnh nhổ lông phao câu gà, một quán ăn bất ngờ trở nên nổi tiếng, doanh số bán hàng nhờ thế cũng tăng vọt.