Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Em yêu Nhàn và Nhàn yêu Toán…”

Thứ hai, 09:00 08/02/2016 | Xã hội

Đó là câu nói mộc mạc của anh Cao Duy Trinh, chồng chị Lê Thị Thanh Nhàn, khi gặp giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Tự Cường xin hướng dẫn làm nghiên cứu sinh cho vợ mình. 17 năm sau, chị Nhàn được phong hàm giáo sư. Chị là nữ giáo sư Toán học thứ hai của Việt Nam sau giáo sư Hoàng Xuân Sính.

Người phụ nữ giàu nghị lực

Trong căn phòng làm việc khiêm nhường, giản dị ở tầng 3 tòa nhà hành chính của Trường ĐH khoa học (ĐH Thái Nguyên), GS Nhàn tâm sự: Chị sinh ra ở Hải Dương và lớn lên, gắn bó chủ yếu với mảnh đất Thái Nguyên. Bố chị là tập kết ra Bắc, quê ở làng Niềm Phò – Thừa Thiên Huế, còn mẹ là giáo viên, quê gốc ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Tuổi thơ của chị là chuỗi ngày gian khó, phải nhịn đói thường xuyên. Năm 1985, khi đang học lớp 9, mẹ chị đã phải bán nhà để có tiền cùng các em “di cư” về Huế chăm bố ốm. Chị ở lại Thái Nguyên trong căn nhà lá tận hồ Núi Cốc.

TS Ngôn ngữ Cao Duy Trịnh - hậu phương vững chắc của GS Toán học Lê Thị Thanh Nhàn
TS Ngôn ngữ Cao Duy Trịnh - "hậu phương vững chắc" của GS Toán học Lê Thị Thanh Nhàn

Hàng ngày, sau buổi đến trường, chị ra đồng bắt cua, cất vó, mót lúa để tự mưu sinh. Năm 16 tuổi, chị trở thành sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Việt Bắc.

“Hồi đó, gia đình tôi sống rất vất vả. Khi còn học ở trường chuyên Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên, tôi chỉ mong muốn làm sao thoát khỏi cảnh nghèo và mơ ước trở thành cô giáo dạy Toán”, chị Nhàn chia sẻ. Nhờ sự vượt khó, chị Nhàn cũng thực hiện được đam mê, mơ ước cháy bỏng của mình.

Sau khi tốt nghiệp khoa Toán, chị được giữ lại làm giảng viên. Năm 1995, chị học xong thạc sĩ ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và bảo vệ thành công học vị tiến sĩ tại Viện Toán học năm 2001, với 6/7 phiếu xuất sắc.

Năm 2005, chị Nhàn được công nhận chức danh PGS Toán học ở tuổi 35 và là PGS trẻ nhất của đợt phong này.

Say mê, nhiệt huyết với những con số toán học nên thành quả khoa học đã không phụ lòng người phụ nữ giàu nghị lực này.

Năm 2007, chị được trao giải thưởng Khoa học Viện Toán học cho cụm công trình nghiên cứu về Đại số giao hoán. Đây là giải thưởng khoa học uy tín được trao 2 năm một lần cho không quá hai nhà Toán học xuất sắc của Việt Nam dưới 40 tuổi.

Tiếp đó, năm 2011, nữ PGS tiếp tục được nhận giải thưởng Kovalevskaia, là giải thưởng cao quý trao thường niên cho các nhà khoa học nữ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. “Nhờ sự động viên, khích lệ của lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam mà tôi đã mạnh dạn gửi hồ sơ và vinh dự được nhận giải thưởng khoa học uy tín mang tên nhà toán học nữ nổi tiếng gốc Nga, Kovalevskaia”, chị Nhàn tâm sự.

“Đẩy” vợ đi trước. Thật đáng nể!

Khi chị Nhàn là người trẻ nhất được phong PGS năm 2005, nhiều nhà toán học đều tỏ thái độ nể trọng, không chỉ vì tài năng mà còn bởi những đóng góp của chị trong việc tạo dựng môi trường làm toán chuyên nghiệp ở một trường ĐH đóng trên địa bàn miền núi.

Tuy nhiên, những người quen thân với chị Nhàn đều cho rằng, để đạt được đỉnh cao nghề nghiệp như ngày hôm nay, đằng sau nữ GS có công rất lớn của ông xã chị, TS Ngôn ngữ Cao Duy Trinh, Trưởng khoa cơ bản, Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên).

Chia sẻ về chồng, GS Nhàn tâm sự: “Ông xã vốn là thầy giáo dạy tiếng Anh của mình. Năm 1992, mình mới ra trường và được giữ lại làm giảng viên, buổi tối rảnh rỗi nên đi học thêm tiếng Anh.

Lúc đó, nghe cái chất giọng ấm áp của người vùng biển (thầy Trinh quê ở vùng trồng cói huyện Nga Sơn, Thanh Hóa – PV) cứ véo von trên bục giảng làm sao không mê được. Mê rồi hai người nên duyên vợ chồng vào năm 1993. Đây có lẽ là bước ngoặt cuộc đời và sự nghiệp của mình. Nhờ vốn tiếng Anh được chồng rèn giũa hàng ngày mà mình dễ dàng tiếp cận các tài liệu toán học quốc tế mới nhất.

Hồi đó, đồng lương còn ít ỏi nhưng cưới xong, chồng lo cho mình đi học, chăm lo, nuôi dạy hai con để mình được toàn tâm học và nghiên cứu. Từ Hà Nội về Thái Nguyên chỉ hơn 80km nhưng nhiều đợt học, 3 tháng mình mới về thăm nhà 1 lần”.

Học xong thạc sĩ và trở về trường công tác, năm 1998, chị Nhàn lại được chồng động viên học tiếp tiến sĩ, dù khi đó có nhiều ý kiến bảo chỉ học thế là đủ, ở nhà còn chăm sóc chồng con.

“Nghiên cứu khoa học đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ đã có gia đình, là một thử thách gian lao. Bởi ngoài công việc xã hội, chúng tôi còn phải đảm đương thiên chức của người phụ nữ. Nếu không có lòng say mê khoa học, không có sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ của người chồng thì tôi khó lòng có thể yên tâm nghiên cứu khoa học”, chị Nhàn bộc bạch.

GS Nguyễn Tự Cường (Viện Toán học, người thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh chị Nhàn) cho rằng, thành công trong sự nghiệp khoa học của chị Nhàn không thể không kể đến anh Trinh. Khi anh Trinh đưa vợ đến xin hướng dẫn làm nghiên cứu sinh, GS Cường đã ngần ngại, rồi hẹn gặp riêng… anh Trinh.

“Tôi hỏi Trinh có chịu được khi có thể thường xuyên phải ăn cơm khê, sống hay thỉnh thoảng vợ mình thẫn thờ như đang sống trong một thế giới khác hay không? Và thật bất ngờ, Trinh đã trả lời tôi, em yêu Nhàn và Nhàn yêu toán, vậy em chấp nhận và làm tất cả để Nhàn được học toán”, GS Cường kể.

Là người từng cho chị Nhàn ở nhờ nhiều năm, thời chị xuống Hà Nội làm nghiên cứu sinh, bà Đinh Thu Cúc, phu nhân GS Hà Huy Khoái (nguyên Viện trưởng Viện Toán học) không giấu được cảm phục về “phu quân” của GS Nhàn: “Tôi nghĩ Hội LHPN Việt Nam nên tặng anh Cao Duy Trinh huy chương “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ”. Tôi nhớ trong buổi liên hoan hôm Nhàn bảo vệ luận án tiến sĩ cách đây mười mấy năm, Trinh nói “em phải làm sao cho xứng đáng với Nhàn”.

Và anh ấy đã chăm sóc hai đứa con nhỏ, lo việc nhà để Nhàn yên tâm giảng dạy, nghiên cứu, làm PGS, rồi sau đó là GS. Anh ấy là người đàn ông biết “đẩy” vợ đi trước mình. Thật đáng nể!”.

Qủa thật, sau khi “đẩy” vợ đi trước, năm 2014, anh Cao Duy Trinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Phân tích diễn ngôn phê phán trong giáo dục: Hình ảnh tư tưởng nào được xây dựng qua ngôn ngữ của một giáo trình dạy tiếng Anh (American Headway 4, 2005)?”.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học và hiệu quả, đề tài luận án tiến sĩ của “phu quân” GS Nhàn được Hội đồng khoa học Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) đánh giá cao về mặt khoa học, có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn.

Bước sang năm mới Bính Thân 2016, tôi mong muốn có khoảng 3 – 4 tháng tham dự các hội thảo và nghiên cứu ở nước ngoài, từ đó nghiên cứu các công trình nghiên cứu của mình để xứng danh GS vừa được Nhà nước phong tặng. Theo tôi, đó cũng là cách đưa nền khoa học cơ bản, trong đó có toán học, của nước nhà hội nhập quốc tế một cách sâu rộng.

(Theo Nguyên Hạnh/ Báo Phụ nữ TP.HCM)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Lời kể của bé trai 10 tuổi may mắn được cứu sống trong vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long

Lời kể của bé trai 10 tuổi may mắn được cứu sống trong vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long

Thời sự - 37 phút trước

GĐXH - Bé trai Hoàng Nhật M (SN 2015, trú tại phường Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, khi tàu bị lật, cháu may mắn vào được vào một khoang có không khí, cháu cố gắng giữ bình tĩnh và chờ lực lượng cứu hộ đến ứng cứu.

Vụ lật tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long: Danh sách du khách có mặt khi tàu gặp nạn, đa số đều ở Hà Nội

Vụ lật tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long: Danh sách du khách có mặt khi tàu gặp nạn, đa số đều ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Trong số 48 du khách có mặt trên tàu du lịch gặp nạn ở vịnh Hạ Long có 21 trẻ em, còn lại đều là những du khách lớn tuổi và đa số có hộ khẩu ở Hà Nội.

Vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long: Đã tìm thấy 28 thi thể nạn nhân trong đó có nhiều trẻ em

Vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long: Đã tìm thấy 28 thi thể nạn nhân trong đó có nhiều trẻ em

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Tính đến 21 giờ ngày 19/7, lực lượng chức năng đã tìm thấy 38 người gồm hành khách và thuyền viên trong vụ đắm tàu du lịch. Trong đó, 10 người còn sống và 28 người tử vong.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu khẩn trương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ lật tàu tại Quảng Ninh. Thủ tướng gửi lời thăm hỏi ân cần, chu đáo tới người bị nạn và chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình các nạn nhân tử vong.

Khoảnh khắc tàu chở khách lật úp trên vịnh Hạ Long khiến hàng chục người thương vong

Khoảnh khắc tàu chở khách lật úp trên vịnh Hạ Long khiến hàng chục người thương vong

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Thời điểm xảy ra tai nạn lật tàu ở vịnh Hạ Long, trên tàu chở 51 người gồm 3 thủy thủ và 48 hành khách. Đến thời điểm 20 giờ ngày 19/7, đã có ít nhất 5 nạn nhân tử vong, hàng chục người vẫn đang mất tích.

Cận cảnh cứu hộ tàu ở vịnh Hạ Long bị lật khiến ít nhất 3 người tử vong, 39 người mất tích

Cận cảnh cứu hộ tàu ở vịnh Hạ Long bị lật khiến ít nhất 3 người tử vong, 39 người mất tích

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến ít nhất 3 người tử vong, 39 người mất tích. Lực lượng chức năng huy động các phương tiện hoạt động gần khu vực trên hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn.

Phú Thọ: Bắt hai thanh, thiếu niên mua bán trái phép ma tuý, một người chưa đủ tuổi

Phú Thọ: Bắt hai thanh, thiếu niên mua bán trái phép ma tuý, một người chưa đủ tuổi

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Công an phường Thanh Miếu, tỉnh Phú Thọ vừa bắt quả tang hai thanh, thiếu niên có hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, trong đó một nam sinh chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Mưa dông lớn bất ngờ quật đổ nhiều cây xanh, xe máy trên đường phố Hà Nội

Mưa dông lớn bất ngờ quật đổ nhiều cây xanh, xe máy trên đường phố Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

Khoảng 16h ngày 19/7/2025, mưa dông kèm gió lớn giật mạnh bất ngờ quật đổ nhiều cây và xe máy trên các tuyến phố Hà Nội.

Dông lốc quật chìm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Dông lốc quật chìm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Thời sự - 5 giờ trước

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang triển khai cứu nạn một tàu du lịch bị lật chìm trên vịnh Hạ Long do ảnh hưởng bởi cơn dông xảy ra chiều 19/7.

Tin bão mới nhất: Điểm danh những tỉnh thành có mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3

Tin bão mới nhất: Điểm danh những tỉnh thành có mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia khí tượng, từ khoảng sáng 22/7, bão số 3 Wipha có khả năng ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta gây gió mạnh cho khu vực ven biển. Đặc biệt là một đợt mưa rất lớn ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Top