Hà Nội
23°C / 22-25°C

F0 nghẹt mũi, khó thở hãy làm ngay điều này, không nên chủ quan

Thứ hai, 11:22 07/03/2022 | Bệnh thường gặp

GiadinhNet - Tình trạng nghẹt mũi, khó thở có thể không quá nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà nên tuân thủ điều trị.

Ai hay ăn cà chua sống nhất định phải biết điều này đề phòng ngộ độcAi hay ăn cà chua sống nhất định phải biết điều này đề phòng ngộ độc

GiadinhNet - Có rất nhiều điều cần tránh khi bạn chọn ăn cà chua sống hay trộn làm salad hoặc làm nước ép.

Trong thời tiết nồm ẩm ở các tỉnh phía Bắc, tình trạng nghẹt mũi, tắc cứng mũi không chỉ bức bối cho những bệnh nhân COVID-19 mà còn là điều vô cùng khó chịu cho những người có mắc bệnh lý về tai mũi họng.

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghẹt mũi như cơ thể bị cảm lạnh, thay đổi thời tiết cơ thể không kịp thích nghi, chất lượng không khí… Bên cạnh đó, những người bị viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang đều có chung triệu chứng nghẹt mũi và mức độ nặng của bệnh tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân.

F0 nghẹt mũi, khó thở hãy làm ngay điều này hiệu quả rõ rệt - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Khi bị nghẹt mũi, các mạch máu bên trong mũi bị viêm đồng thời các mô mũi sưng to lên, khi đó sẽ xuất hiện lượng chất nhầy khá lớn ngăn cản sự lưu thông không khí trong mũi, làm cho người bệnh thở khó hơn bình thường và có cảm giác rất khó chịu.

Tình trạng nghẹt mũi có thể không quá nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà nên tuân thủ điều trị. Vì nếu để kéo dài tình trạng này có thể dẫn tới các bệnh liên quan đến viêm xoang mũi cấp tính, rất khó điều trị dứt điểm trong thời gian tiếp theo.

Chuyên gia chỉ cách trị nghẹt mũi tại nhà đơn giản và hiệu quả:

Rửa mũi

Sử dụng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng với nước muối sinh lý giúp đẩy hết dịch mũi từ sâu bên trong, giúp đường thở được thông thoáng. Cách rửa mũi bằng dụng cụ được dùng như sau:

- Đứng nghiêng đầu trước bồn rửa mặt

- Đặt vòi của bình rửa mũi vào một bên  mũi

- Nghiêng bình cho đến khi nước chảy vào mũi

- Khi nước chảy vào một bên lỗ mũi, nó sẽ chảy ra qua lỗ mũi còn lại và đẩy chất nhầy ra ngoài

- Thực hiện việc rửa mũi trong khoảng 1 phút rồi đổi bên

F0 nghẹt mũi, khó thở hãy làm ngay điều này hiệu quả rõ rệt - Ảnh 3.

Dùng thuốc trị nghẹt mũi

Đối với các F0, để nhanh chóng chấm dứt tình trạng nghẹt mũi, thì sau khi rửa sạch mũi, bạn có thuốc Nemydexa hoặc Otrivin 2 lần mỗi ngày để khắc phục tình trạng tắc mũi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nghẹt mũi nào.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm là một trong những cách trị nghẹt mũi cấp tốc mà vô cùng hiệu quả. Hơi nước từ vòi hoa sen có thể giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và giảm viêm. Tắm nước ấm có thể giúp nhịp thở của bạn trở lại bình thường, ít nhất là trong một thời gian ngắn.

Chườm ấm

Chườm ấm là cách trị nghẹt mũi thường được áp dụng cho trẻ nhỏ vì phương pháp này an toàn, đem lại cảm giác dễ chịu nhanh chóng và đồng thời cũng giúp giảm viêm trong lỗ mũi.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Đầu tiên, hãy lấy một chiếc khăn (hoặc gạc) ngâm vào nước ấm. Tiếp theo, vắt khô khăn, gập đôi lại và đắp lên sống mũi. Khi khăn nguội, làm lại các bước tương tự 3-4 lần. Bạn có thể thực hiện phương pháp chườm ấm này hằng ngày đến khi tình trạng nghẹt mũi hoàn toàn được cải thiện.

Uống đủ nước

Bình thường nước cũng đã rất quan trọng với cơ thể nhưng khi bị cảm giác tắc nghẹt cơ thể sẽ có nhu cầu cần nước hơn bình thường. Nước cũng sẽ làm loãng dịch đường hô hấp và giảm tình trạng viêm, ức chế quá trình nhiễm trùng cũng như làm giảm các cơn đau rát họng.

Ngoài nước lọc, nên bổ sung thêm nước trái cây tươi để tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể. Tránh xa những loại đồ uống như trà, cà phê, nước uống tăng lực vì đây là những loại thức uống dễ gây khử nước trong cơ thể. Một số loại nước trà thảo mộc cũng có tác dụng trong trường hợp này.

Thực hư việc F0 cần bổ sung kẽm để tránh hậu COVID-19, dùng thế nào để không 'tiền mất tật mang'?Thực hư việc F0 cần bổ sung kẽm để tránh hậu COVID-19, dùng thế nào để không "tiền mất tật mang"?

GiadinhNet - Kẽm có thể giúp phòng và điều trị bệnh lý hô hấp nói chung, trong đó có bệnh COVID-19, nhưng cần phải đúng liều lượng và tuyệt đối không được nôn nóng.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Top