Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gà luộc xong tủy xương còn đỏ có phải là chưa chín và cách luộc gà ngon

Thứ sáu, 19:00 10/05/2024 | Mẹo nấu nướng

GĐXH - Luộc gà căn chuẩn thời gian nhưng khi chặt ra vẫn thấy tuỷ xương và một phần thịt xung quanh vẫn còn đỏ, liệu có phải là do bạn luộc gà chưa chín?

Gà luộc xong chặt ra tủy xương còn đỏ có phải là chưa chín?

Rất nhiều người cho rằng đó là dấu hiệu rõ ràng của con gà bị luộc sống, nếu cố ăn có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên sự thật không hẳn như vậy, nhiều trường hợp gà đã luộc đủ lâu, thịt chín nhưng tủy xương và một phần thịt xung quanh vẫn đỏ.

Theo TS Greg Blonder, nhà vật lý, tác giả của nhiều cuốn sách về thực phẩm trả lời trên VTC News, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Những vị trí có màu đỏ hồng trong miếng thịt gà luộc hay thậm chí là cả phần nước hồng chảy ra từ con gà luộc đủ thời gian đều không phải là máu hay tuỷ sống.

Gà luộc xong tủy xương còn đỏ có phải là chưa chín? - Ảnh 1.

Gà luộc xong chặt ra tủy xương còn đỏ có phải là chưa chín? Không hẳn như vậy; có khi gà luộc chín rồi nhưng tủy xương và phần thịt gần đó vẫn đỏ. (Ảnh: Pinterest)

Màu đỏ mà chúng ta thấy là do chất myoglobin trong tủy xương gà phản ứng với không khí trong quá trình nấu tạo ra. Phản ứng này khiến một số phần thịt cũng như xương gà có thể xuất hiện màu đỏ. Phần nước màu đỏ hồng chảy ra khi chặt thịt gà cũng không phải tiết gà mà đơn giản là nước gà bị lẫn với myoglobin.

Cách nhận biết thịt gà luộc đã chín

Thay vì nhìn vào tuỷ xương để đánh giá xem con gà đó đã chín hay chưa, bạn nên thử cách khác.

Theo kinh nghiệm của các đầu bếp Âu - Mỹ đăng trên VnExpress, để kiểm tra thịt gà đã chín hay chưa nên sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ ở phần thịt sâu, có cấu trúc cơ chắc nhất, ví dụ đùi gà, ức gà. Nếu nhiệt độ từ 80 độ trở nên là đã chín, đủ an toàn để sử dụng mà không lo bị nhiễm khuẩn.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA bạn nên sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đo nhiệt độ phần sâu nhất bên trong đùi hay phần dày nhất của ức gà. Nếu nhiệt độ từ 74 độ C trở lên thì thịt gà đã an toàn để ăn.

Theo kinh nghiệm dân gian từ lâu của người Việt, các bà các mẹ vẫn dùng xiên tre hoặc đũa nhỏ chọc vào thịt đùi, nếu không thấy nước hồng chảy ra là thịt đã chín. Máu khi gặp nhiệt độ cao hay không khí sẽ chuyển màu xám hoặc nâu, không còn tình trạng nước đỏ.

Gà luộc xong tủy xương còn đỏ có phải là chưa chín? - Ảnh 2.

Làm sao để luộc gà không xuất hiện phần màu đỏ hồng?

Dù không gây hại nhưng phần màu đỏ hồng này cũng làm miếng thịt gà của bạn mất thẩm mỹ, khiến bạn không còn ngon miệng.

Bạn có thể làm chúng không xuất hiện bằng mẹo nhỏ sau:

- Rút xương gà trước khi chế biến.

- Ướp thịt gà với với giấm, cam hoặc quýt trước khi nấu. Cách này sẽ làm thay đổi nồng độ PH trong nước luộc gà và khiến myoglobin không phản ứng nữa.

Gà luộc xong tủy xương còn đỏ có phải là chưa chín? - Ảnh 2.

Cách luộc gà không bị đỏ thịt

Cho gà vào nồi ngay từ khi nước còn lạnh

Khi luộc gà bằng nước nóng, phần thịt dễ có xu hướng bị đỏ. Do vậy, bạn có thể chọn cách luộc gà ngay từ khi nước còn lạnh. Phần thịt được làm nóng từ từ sẽ không xảy ra hiện tượng globin di chuyển từ ngoài vào trong, thịt sẽ chín và có màu trắng đều.

Rút xương gà

Gà luộc xong tủy xương còn đỏ có phải là chưa chín? - Ảnh 4.

Trường hợp không luộc gà nguyên con, bạn có thể cân nhắc đến phương án rút phần xương gà. Khi tách riêng phần xương và thịt, sắc tố đỏ trong xương không xâm nhập được vào thịt khi nấu, giúp miếng thịt không bị đỏ.

Tẩm ướp trước khi luộc gà

Bạn có thể ướp gà với một ít giấm hoặc nước cam, nước quýt để làm giảm độ pH trên thịt gà. Như vậy sẽ ngăn phản ứng của globin và hạn chế được tình trạng thịt gà bị đỏ khi nấu.

Vợ chồng cãi nhau vì "dùng nước luộc thịt để luộc rau muống", chuyên gia nói gì?Vợ chồng cãi nhau vì 'dùng nước luộc thịt để luộc rau muống', chuyên gia nói gì?

GĐXH - Người phụ nữ lên một diễn đàn có gần 250 nghìn thành viên kể câu chuyện bất đồng giữa hai vợ chồng quanh việc dùng nước luộc thịt để luộc rau đã "châm ngòi" một cuộc tranh luận "nảy lửa".

Phương Nghi (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đây mới là cách làm cá hường chiên sả cực dễ, cực đưa cơm

Đây mới là cách làm cá hường chiên sả cực dễ, cực đưa cơm

Mẹo nấu nướng - 1 tuần trước

GĐXH - Cá hường là loại cá dễ ăn, dễ chế biến, giá thành rẻ, chính vì vậy thường được lựa chọn chế biến vào những bữa cơm gia đình. Hãy vào bếp cùng bài viết sau đây với cách làm cá hường chiên sả.

7 mẹo hay làm bún tại nhà tươi ngon, không bị bở hay dính

7 mẹo hay làm bún tại nhà tươi ngon, không bị bở hay dính

Ăn - 1 tuần trước

GĐXH - Bún tươi là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, có thể dùng để chế biến nhiều món ngon như bún riêu, bún chả, bún bò Huế… Tuy nhiên, làm bún tại nhà không hề đơn giản, nếu không cẩn thận bún có thể bị bở, dính hoặc quá khô nếu không biết cách.

Những mẹo hay khi nêm gia vị giúp bữa ăn hoàn hảo

Những mẹo hay khi nêm gia vị giúp bữa ăn hoàn hảo

Ăn - 2 tuần trước

GĐXH - Gia vị là linh hồn của món ăn, quyết định hương vị và sự hấp dẫn của từng bữa cơm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nêm nếm gia vị đúng chuẩn để món ăn trở nên đậm đà và hài hòa.

7 cách làm thịt nguội mềm thơm, không bị khô

7 cách làm thịt nguội mềm thơm, không bị khô

Ăn - 2 tuần trước

GĐXH - Thịt nguội là món ăn tiện lợi, thích hợp dùng trong các bữa sáng, tiệc nhẹ hoặc ăn kèm bánh mì, salad. Tuy nhiên, nếu không chế biến đúng cách, thịt dễ bị khô cứng, mất độ ẩm và không còn thơm ngon.

Mẹo làm cá chẽm nướng sốt Tứ Xuyên đậm đà, cay nồng lạ miệng

Mẹo làm cá chẽm nướng sốt Tứ Xuyên đậm đà, cay nồng lạ miệng

Ăn - 2 tuần trước

GĐXH - Cá chẽm là nguyên liệu hấp dẫn và chế biến được nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn. Bài viết sau đây sẽ mách bạn công thức chế biến món cá chẽm sốt Tứ Xuyên cay nồng đậm đà, hấp dẫn ngay tại nhà.

9 bí quyết làm giò chả dai giòn, không bị bở

9 bí quyết làm giò chả dai giòn, không bị bở

Ăn - 2 tuần trước

GĐXH - Giò chả là món ăn truyền thống, quen thuộc trong mâm cỗ và bữa cơm gia đình Việt. Một mẻ giò chả ngon phải có độ dai giòn, không bị bở hay khô. Tuy nhiên, nhiều người khi tự làm lại gặp tình trạng giò bị bở, không có độ kết dính hoặc bị cứng, không dai ngon như mong muốn.

7 mẹo giúp món nướng thơm ngon, không bị khô hay cháy

7 mẹo giúp món nướng thơm ngon, không bị khô hay cháy

Ăn - 2 tuần trước

GĐXH - Món nướng là lựa chọn hoàn hảo cho những bữa tiệc cuối tuần hay những dịp sum họp gia đình. Tuy nhiên, để thịt nướng thơm ngon, mềm ngọt, không bị khô hay cháy lại cần có bí quyết.

7 mẹo luộc thịt trắng đẹp, không bị khô hay bở

7 mẹo luộc thịt trắng đẹp, không bị khô hay bở

Ăn - 3 tuần trước

GĐXH - Luộc thịt tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng để có miếng thịt chín đều, trắng đẹp, không bị khô hay bở lại đòi hỏi một số bí quyết.

6 cách xử lý cơm nguội thành các món ăn cực ngon, không cần bỏ phí

6 cách xử lý cơm nguội thành các món ăn cực ngon, không cần bỏ phí

Ăn - 3 tuần trước

GĐXH - Cơm nguội tưởng chừng như là phần thừa sau mỗi bữa ăn, nhưng nếu biết cách tận dụng, bạn có thể biến nó thành những món ăn ngon lành, hấp dẫn.

6 bí quyết nấu chè thơm ngon, không bị vón cục

6 bí quyết nấu chè thơm ngon, không bị vón cục

Ăn - 3 tuần trước

GĐXH - Chè là món ăn vặt hấp dẫn, thanh mát và dễ làm. Tuy nhiên, để có bát chè thơm ngon, sánh mịn, không bị vón cục hay lợn cợn, bạn cần có bí quyết nấu đúng cách.

Top