Gan nhiễm mỡ - con đường dẫn tới ung thư: BS mách món ăn trị gan nhiễm mỡ hiệu quả bất ngờ
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiên đại. Lối sống công nghiệp khiến tình trạng gan nhiễm mỡ ngày càng tăng.
Gan nhiễm mỡ con đường dẫn tới ung thư gan
Theo giáo sư Đào Văn Long – Nguyên trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai bình thường, lượng mỡ trong gan chiếm từ 0,8 đến 1,5% và tồn tại dưới dạng các phân tử nhỏ không quan sát được bằng kính hiển vi quang học.
Tuy nhiên, khi lượng mỡ trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan và tích lũy dưới dạng các hạt triglyceride thấy được dưới kính hiển vi quang học thì đây được xác định là bệnh lý gan nhiễm mỡ hay còn gọi là gan thoái hóa mỡ.
Giáo sư Long cho biết, gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng và đây là bệnh lý phát triển âm thầm, thường không có triệu chứng gì. Người bị gan nhiễm mỡ thường được phát hiện 1 cách tình cờ khi kiểm tra máu, làm siêu âm hoặc đo độ đàn hồi của gan.

Hình ảnh gan nhiễm mỡ và gan bình thường
Khi gan nhiễm mỡ ở giai đoạn 1, lượng mỡ trong gan chiếm từ 5-10% tổng trọng lượng lá gan. Đây được xem là giai đoạn nhẹ, lành tính, không nguy hiểm.
Khi lượng mỡ trong gan chiếm từ 10 - 20% tổng trọng lượng lá gan, bác sĩ xác định người bệnh đang ở giai đoạn hai của bệnh gan nhiễm mỡ.
Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có các biểu hiện rõ hơn như chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn và cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Đây là giai đoạn nguy hiểm, nặng nhất của gan nhiễm mỡ. Từ đây, bệnh hoàn toàn có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan một cách nhanh chóng.
Tỷ lệ mỡ trong gan lên đến hơn 30% tổng trọng lượng của gan là biểu hiện đặc trưng của bệnh gan như đau tức hạ sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi lên trên da, chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng...
Có hai thể gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu. Gan nhiễm mỡ do rượu là việc gan bị nhiễm độc trong quá trình phá bỏ hoặc lọc bỏ rượu để đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Còn gan nhiễm mỡ không do rượu có thể đến từ nhiều tác nhân như béo phì, giảm cân đột ngột, suy dinh dưỡng, lạm dụng thuốc điều trị, tiểu đường…
Khi bị gan nhiễm mỡ nếu ở giai đoạn đầu thay đổi lối sống là cách tốt nhất.

Hành lá, món ăn tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Giáo sư Long cho biết, thay đổi lối sống bằng các chế độ ăn và thể dục là phương pháp tốt nhất đối với người bị gan nhiễm mỡ không do rượu.
Nguyên tắc: Nên ăn ít một chút so với sức ăn của bản thân. Ví dụ, sức ăn 10 chỉ nên ăn 8-9; cần hạn chế đường, chất béo, muối và rượu; Hạn chế ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt chó… Tập thể dục bằng vận động vừa phải trung bình 1 giờ mỗi ngày (tối thiểu là 30 phút).
Ăn gì khi bị gan nhiễm mỡ
Cách ăn uống cho bệnh gan nhiễm mỡ, theo bác sĩ Hoàng Ngọc Năng, khi bị gan nhiễm mỡ, người bệnh nên ăn nhiều các loại rau củ quả như nhóm rau lá xanh gồm rau cải, súp lơ xanh, rau ngót, bắp cải, diếp cá,… có công dụng thanh nhiệt mát gan.
Nhóm rau củ có màu đỏ như cà rốt, cà chua, củ dền có tác dụng lợi tiểu. Bên cạnh đó, bổ sung các loại trái cây giúp cung cấp nhiều vitamin hỗ trợ đề kháng, giảm gốc tự do.
Các loại trà là thức uống giàu dinh dưỡng có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, giảm cholesterol máu. Đặc biệt, hoạt chất polyphenol và catechins trong trà xanh có khả năng chống oxy hóa mạnh và phòng chống nguy cơ tích mỡ ở gan.
Trong chế độ ăn hàng ngày theo bác sĩ Năng nên thêm hành lá vì các chuyên gia tại Viện y học Hàn Quốc đã thực hiện nhiều nghiên cứu và phát hiện hành lá có tính kháng viêm cao, giàu vitamin nhóm A, B, C, hạn chế lượng đường trong máu và có khả năng giảm mỡ hiệu quả.
Bổ sung hành lá vào bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân gan nhiễm mỡ sẽ giúp khôi phục các chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm và ung thư.
Khi bị gan nhiễm mỡ , người bệnh nên hạn chế các hoa quả rất khó tiêu như mít, sầu riêng.. các loại gia vị như tỏi, tiêu, ớt, gừng, riềng. Những chất này ảnh hưởng đến hoạt động của gan và cơ quan tiêu hóa trong khi cơ chế hoạt động của gan đã suy yếu do bệnh gan nhiễm mỡ, khó chuyển hóa và lọc thải
Theo Tri thức trẻ

Người phụ nữ 42 tuổi mắc ung thư cổ tử cung 'vượt cạn' an toàn, bé trai chào đời khỏe mạnh
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Ở tuần thai thứ 26, sản phụ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung và điều trị theo phác đồ. May mắn, thai nhi phát triển ổn định suốt 10 tuần sau hoá trị.

Người dân đổ xô xét nghiệm dấu ấn ung thư, chuyên gia nói gì?
Sống khỏe - 4 giờ trướcNhiều người dân đổ xô đi làm xét nghiệm máu với hy vọng có thể tầm soát bách bệnh, đặc biệt là ung thư, trong khi đó, không ít bác sĩ, cơ sở y tế do áp lực doanh thu đã lạm dụng chỉ định xét nghiệm.

Bé 15 tuổi nhập viện vì rối loạn tiền đình từ một sai lầm mà nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Sau một thời gian thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, Ipad), bệnh nhi đã nhập viện vì bệnh tiền đình với dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, nôn ói, đau đầu...

Khuyến cáo quan trọng xử trí, phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ
Sống khỏe - 10 giờ trướcTheo các bác sĩ, hóc dị vật là tai nạn nguy hiểm, thường gặp ở trẻ, đặc biệt nhóm dưới 5 tuổi do đặc điểm sinh lý và hành vi của trẻ. Nếu không được xử trí kịp thời, hóc dị vật có thể dẫn đến ngừng thở, tổn thương não hoặc tử vong.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, giúp kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mướp đắng có liên quan đến việc hạ thấp lượng đường trong máu. Tuy nhiên, mướp đắng không phải là một phương pháp điều trị hoặc thuốc được phê duyệt cho bệnh tiểu đường.

Quần áo giặt xong quên phơi nhiều giờ có cần giặt lại?
Sống khỏe - 1 ngày trướcCó những khi bạn quên phơi chỗ quần áo đã giặt, để chúng bị "nhốt" trong máy giặt suốt nhiều giờ, trong trường hợp này có cần giặt lại?

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường
Sống khỏe - 1 ngày trướcCỏ mần trầu là loại cỏ dại quen thuộc ở nhiều vùng tại nước ta, thường mọc hoang ở các bãi cỏ, ven đường, đồng ruộng. Nếu biết sử dụng một cách hợp lý, bất kỳ bộ phận nào của loại cỏ này cũng có những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.

Thời điểm ngủ nguy hại nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcNếu thường xuyên ngủ muộn, bạn có nguy cơ tăng cân, tăng mức độ căng thẳng và giảm khả năng tập trung vào sáng hôm sau.

Người phụ nữ 60 tuổi cùng lúc mắc 2 thể ung thư tuyến giáp thừa nhận sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân phát hiện 2 thể ung thư tuyến giáp từ chối phẫu thuật để tim các phương pháp dân gian, sử dụng sử dụng thảo dược, ăn kiêng... Sau đó, bác sĩ đã phải quyết định cắt toàn bộ tuyến giáp.

Cơ thể xảy ra phản ứng khác thường gì khi 'cai' đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVì những lý do khác nhau khiến nhiều người hảo ngọt muốn cắt giảm đường khỏi chế độ ăn uống. Điều này có thể mang lại một vài thay đổi trong cơ thể như gặp vấn đề về giấc ngủ và mức năng lượng bị ảnh hưởng… Tìm hiểu những phản ứng này và cách xử trí.

Người phụ nữ 36 tuổi nhập viện vì thai ngoài tử cung vỡ, thừa nhận một sai lầm nhiều phụ nữ Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Sản phụ có tiền sử 2 lần phẫu thuật do mang thai ngoài tử cung và 1 lần thai lưu, 2 vòi trứng đã cắt. Lần này, mang thai bằng phương pháp IVF. Tuy nhiên sau khi chuyển phôi, sản phụ không tới bệnh viện chuyên sâu để khám.