Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp cặp song sinh thọ nhất Việt Nam

Chủ nhật, 07:31 22/01/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Thấy có tiếng khách từ gian nhà ngoài, cụ Các cất tiếng hỏi to từ phòng trong: “Ai đến chơi thế?”.

Bà Thoa, con dâu cụ Các tất tả từ đầu ngõ đi vào nở nụ cười rạng rỡ, tiếng nói sang sảng: “Các chị lại đến mượn bủ tôi đấy hả? Bủ ra đây, nhà mình có khách đến thăm này”. Dáng cụ Các đã còng, đi phải chống gậy. Bà Thoa bảo, tai cụ nghễnh ngãng lắm, mắt cũng mờ rồi không còn rõ đâu. Muốn nói gì, phải ghé sát vào tai, nói to tiếng thì nghe được!

Tình chị em trăm tuổi!
 
 

Cụ Vi Thị Các và cụ Vi Thị Đắc sinh ngày 3/4/1911 tại thôn Cam Chú, xã Đồng Cam, huyện Sông Thao (Phú Thọ) trong một gia đình nghèo có 8 người con. Theo lời hai cụ kể lại, ngày xưa gia đình vất vả, các cụ luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn, khó khăn. Từ nhỏ, hai cụ đã được rèn luyện tính chăm chỉ, yêu lao động. Vì thế, ngay cả khi ở độ tuổi xưa nay hiếm, các cụ vẫn thường xuyên làm việc giúp con cháu tại nhà. Hàng ngày các cụ ăn đều đặn ba bữa: sáng thường là một bát cháo, trưa và tối mỗi bữa hai lưng cơm. Ngoài ra, xen kẽ giữa các bữa ăn còn có trái cây như chuối, cam hay bánh ngọt. Mọi việc lặt vặt như tắm giặt, quét sân vườn… các cụ “đảm đương” tốt.

Chống gậy ra đón khách, ngồi được một lát ở bàn uống nước, thấy chúng tôi chụp ảnh, cụ Vi Thị Các cứ quay sang hỏi con dâu: “Ai đấy? Ai đấy?”. Bà Thoa lại ghé sát vào tai bủ mà rằng: “Có chị ở Hà Nội đến chơi, chụp ảnh, quay phim”. Cụ Các gật gật cái đầu ra ý hiểu rõ lắm. Cụ Các cũng đã quen với chuyện “có khách” đột xuất thế rồi. Từ cái ngày chị em nhà cụ Vi Thị Các – Vi Thị Đắc (ở thôn Cam Chú, xã Đồng Cam, huyện Sông Thao, Phú Thọ) được Trung tâm Sách kỷ Lục Việt Nam công nhận “Cặp song sinh cao tuổi nhất Việt Nam” thì nhà hai cụ lúc nào cũng rộn ràng tiếng chân, tiếng nói, tiếng cười của khách khắp nơi đến thăm hỏi.
 
Bà Thoa lại nói to vào tai cụ: “Bủ vào mở khóa thay áo đỏ, vấn tóc, đeo huy chương để chụp ảnh”. Bà Thoa bảo, đồ dùng của cụ chỉ cụ biết để chỗ nào. Tất cả “của cải” gồm quần áo, túi nilon các loại, hay như khăn mũ được gói ghém cẩn thận trong từng bọc cho vào thùng sắt riêng, khóa chắc chắn. Cạp quần cụ Các lúc nào cũng tòng teng chùm chìa khóa nhỏ, chìa khóa to. Chẳng ai được phép mở, ngoại trừ cụ.
 
Bà Thoa dìu mẹ chồng vào buồng trong. Mắt giờ nhìn gì cũng chỉ đùng đục, lờ mờ nhưng cụ Các vẫn chọn đúng chiếc chìa khóa thùng sắt. Cụ mở nắp thùng, bên trong bao túi to nhỏ lần lượt xếp chồng lên nhau. Bà Thoa lại ghé tai mà rằng: “Lấy cái áo đỏ nhé bủ!”. Cụ chẳng nhờ ai giúp, vì theo bà Thoa, ai giúp cụ cũng không bằng lòng, còn có vẻ giận nếu làm lẫn lộn các thứ. Cứ lần lượt, cụ Các dùng tay sờ hết túi nilon này đến túi nilon khác. Cho đến túi thứ năm, cụ “sờ” trúng chiếc áo dài đỏ mặc hôm lễ mừng thọ 100 tuổi, cũng là ngày được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.
 
100 tuổi tròn - vậy mà cụ Các vẫn giúp việc nhà cho con cho cháu. Cứ ăn sáng xong, cụ lại chống gậy đi chậm ra vườn nhổ cỏ. Cụ thường bảo: “Cứ ngồi không là buồn chân buồn tay, với lại cũng muốn giúp đỡ con cháu chút việc nhẹ nhàng”. Cho dù ngày nào mà cụ Các đi nhổ cỏ là y như rằng ngày đấy, vườn rau trụi mất một góc nhưng bà Thoa cùng các con cháu cũng chẳng cản, bởi việc này giúp cụ được thấy thoải mái và vui vẻ. Cũng chẳng ai nói lại với cụ vì sợ cụ buồn.
 
 
Nếu chán việc nhổ cỏ, cụ Các lại ra sân quét dọn. Cũng chẳng nhìn thấy chỗ nào với chỗ nào, nhưng cũng gọi là quét sân vườn. Có khi, bà Thoa vừa mang đống dây về buộc miệng bao tải thóc, cụ Các tiện tay cầm một nắm mang vào chiếc rương sắt khóa lại. Về chẳng thấy mối dây nào, bà Thoa hỏi đám trẻ con thì thấy bảo cụ mang vào cất rồi. Bao dây rợ lằng nhằng đó, cụ lại tỉ mẩn ngồi tết thành dây chắc, dùng để buộc “của cải” là những túi nilon. Ngày nào thấy có cơn mưa vừa tạnh, cụ Các lại ra ngõ nhặt lá về... cho con cháu đun!

Bà Thoa chẹp miệng: “Khổ lắm, chừng này tuổi vẫn muốn làm việc gì để giúp đỡ con cháu. Chắc bủ sợ mang tiếng ăn bám con cháu ấy mà. Đến chuyện vệ sinh cá nhân bủ tự đã đành, lại còn dành việc giặt quần áo và bủ lấy lí do: Chúng mày giặt không sạch”. Chẳng còn chiếc răng nào, nhưng thói quen ăn trầu vẫn theo cụ Các đến tận tuổi 100. Nhưng chẳng còn đủ khỏe để nhai cả miếng trầu, với lại con cái cũng không cho nhai nữa, cụ đành “năn nỉ” cho nhai hạt cau khô để dịu nỗi nhớ miếng trầu.

Tuần nào cụ Các cũng phải nhắc: “Lâu không đi thăm dì Đắc đấy! Cho bủ đi thăm xem dì có khỏe không”. Bà Thoa bảo, đấy là cụ nhắc tới người em sinh đôi của mình, sống cùng thôn, cách nhau đúng khúc chợ quê. Chỉ chờ mẹ đề nghị, ông Luyện - người con trai thứ của cụ - lại đưa mẹ sang thăm dì Đắc. Ông Luyện kể: “Thời gian trước, bủ còn đi bộ sang nhà dì chơi. Nhưng giờ chẳng thấy rõ đường, lưng lại còng nên con cháu lai bủ bằng xe máy, có người ngồi sau ôm”.

Gia đình tứ đại đồng đường
 
 

Năm 2011, cụ Vi Thị Các và Vi Thị Đắc được Trung tâm Sách kỷ Lục Việt Nam ghi nhận là “Cặp song sinh cao tuổi nhất Việt Nam” với sự làm chứng của ông Trần Văn Thám, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Đồng Cam. Ông Hà Đức Chính, Chủ tịch UBND xã Đồng Cam cũng đã ký xác nhận hai cụ 100 tuổi hiện sống khỏe mạnh.

Cụ Vi Thị Các có 4 người con, người con cả sinh năm 1936 đã qua đời năm 2009. Hiện cụ sống cùng người con trai thứ hai là Nguyễn Thanh Luyện, sinh năm 1940. Cụ Vi Thị Đắc có 5 người con. Người con cả của cụ sinh năm 1931 cũng đã qua đời năm 2007. Hiện cụ đang ở cùng người con trai thứ năm Nguyễn Văn Ất.

Cụ Vi Thị Đắc có phần còn chậm chạp hơn cụ Các. Dáng đi của cụ Đắc chậm, nét mặt cũng không nhanh nhẹn như cụ Các. Cụ Đắc ở gian nhà ngang đối diện cửa. Bữa cơm chiều của cụ là bát cơm to trộn với trứng gà chưng. Anh Nguyễn Văn Ất, con trai út của cụ Đắc nói to: “Con mời bủ xơi cơm”. Cụ Đắc “ừ” một tiếng rồi đưa tay cầm bát cơm to đặt xuống đầu giường. Những thìa cơm được đưa lên miệng gọn gàng, khéo léo. Anh Ất cho biết, mấy năm nay chẳng nhìn rõ thứ gì nhưng dường như những việc này quá quen với cụ nên làm dễ dàng lắm.
 
Anh Ất vừa mặc áo cánh dài cho mẹ vừa kể: “Mặc dù mắt hơi mờ nhưng mẹ tôi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn lắm, trí nhớ rất tốt. Đặc biệt cả mẹ tôi lẫn cụ Các dù tuổi đã cao nhưng không đau ốm, bệnh tật”. Như để minh chứng cho lời nói của bố mình, anh Hà, cháu trai đích tôn của cụ Đắc bật ngay chiếc băng ghi hình cụ đọc bài thơ trong buổi lễ mừng thọ 100 tuổi.
 
Giọng đọc tuy run run, nhưng cả một bài thơ dài cụ đọc trôi chảy không vấp váp. Cả hai cụ do hoàn cảnh gia đình quá nghèo nên chẳng được học hành, chữ cũng không biết nhưng bài thơ, hay truyện Kiều đều thuộc như cháo. Các cụ học từ cha ông, rồi bạn bè chòm xóm cứ truyền khẩu nhau mà thuộc. Cho đến giờ, thi thoảng ngồi một mình khi các con cháu đi học đi làm, các cụ vẫn nhâm nhẩm đọc như thể không muốn quên những kỷ niệm đẹp ngày xưa.
 
Cho dù đến tuổi này không còn nghe rõ, thấy rõ nhưng lúc nào bên các cụ, con cháu cũng quây quần. Đứa chắt bé nhất của cụ Đắc hiện còn nằm trong nôi. Còn người con trai út của cụ Đắc - anh Ất sinh năm 1954 - chăm sóc mẹ ân cần chu đáo. Cháu dâu lúc rảnh rang việc đồng áng, bếp núc lại chạy sang gian phòng cụ Đắc nói chuyện cho cụ đỡ buồn. Nhìn gia đình tứ đại đồng đường ríu rít, người thì mặc áo đỏ cho cụ, người thì chải đầu, đứa chắt 4 tuổi ngồi cạnh cứ xoa xoa mãi bàn tay nhăn nheo của cụ mà thấy ấm lòng.
 
Nhà cụ Các cũng vậy, lúc nào cũng sang sảng tiếng cười của con, của cháu. Hết con lại cháu ra vào “trang điểm” để cụ Các chụp ảnh được đẹp nhất. Người con dâu thứ hai, hiện sống với cụ Các gần gũi như con gái. Những người con, người cháu trong tứ đại đồng đường của hai cụ chỉ mong các cụ sống khỏe mạnh thêm thời gian lâu nữa cho con cháu được chăm sóc và báo hiếu.

Trước khi ra về, tôi biếu tiền hai cụ. Cụ Các nói “cảm ơn”, rồi lần lần vào túi áo cánh bên trong. Cụ cẩn thận bọc tiền trong chiếc khăn tay, ghim miếng túi áo bằng kim băng cẩn thận. Bà Thoa cười: “Không nhìn rõ đâu, nhưng bủ “sờ” thì vẫn phân biệt được mấy loại tiền đấy!”. Ghé tai cụ Đắc, tôi nói to: “Cụ nghỉ con xin phép về”. “Ơ! Về à, ở lại nhà ăn bữa cơm đã”. Cụ Đắc thoáng vẻ buồn vì tuổi này chỉ mong có khách đến cho vui cửa vui nhà.

Ngày mai, nhà có giỗ chạp, anh Ất lại đưa mẹ sang nhà bác Luyện ăn cỗ. Hai chị em trăm tuổi lại có buổi gặp nhau. Cho dù, giờ gặp chỉ để cầm tay nhau, chỉ để ngồi sát cạnh nhau cho vơi bớt nỗi nhớ. Dù chẳng còn nhìn thấy rõ gương mặt nhiều nếp gấp của thời gian, cái miệng móm mém chẳng còn răng nhưng đây cũng chính là thời khắc hạnh phúc của chị, của em. Trăm tuổi, chẳng còn nghe rõ từng lời, chẳng còn hiểu rõ ý tứ của người đối diện nhiều nữa, nhưng hai chị em vẫn gặp nhau để biết rằng họ vẫn còn sống khỏe. Trăm tuổi, hai chị em vẫn còn được nói cho nhau nghe...
 

Muốn nói gì, phải ghé sát vào tai, nói to tiếng thì nghe được!

 

Kỳ lạ làng song sinh

Tại ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc (Thống Nhất, Đồng Nai) có tới 30 cặp đôi song sinh, trong khi chỉ có hơn 400 hộ dân. Đây là tỷ lệ song sinh rất cao, gấp 12 lần các địa phương khác. Trường hợp song sinh đầu tiên ở đây là chị em bà Trương Huỳnh Yến, Trương Huỳnh Nga, sinh năm 1946. Tuy nhiên 2 bà này không phải người bản địa mà sinh ở Gò Công, Tiền Giang, theo cha mẹ đến định cư ở Hưng Hiệp vào năm 1959.
 
Từ thời điểm bà Yến, Nga đến định cư, ấp đã lần lượt đón các cặp song sinh chào đời. Thời điểm các cặp sinh đôi chào đời nhiều nhất là vào khoảng từ năm 1986 đến 1992. Theo người dân địa phương, sở dĩ xuất hiện nhiều cặp sinh đôi có thể do nguồn nước. Nước ở đây rất tinh khiết, có thể uống ngay không cần đun sôi. Tuy nhiên thông tin này chưa được các nhà khoa học xác nhận. Dù vậy, nhiều người hiếm muộn con đã đến Hưng Hiệp, tìm vào những nhà có con sinh đôi để xin…nước uống. Thậm chí có người xin xong còn chở nước đi bán. Dân địa phương rất phản ứng trước hành động này.
 
Cũng có thông tin cho rằng ở ấp Hưng Hiệp có tới 70 cặp sinh đôi, trong tổng số 100 cặp sinh đôi của toàn xã Hưng Lộc.    
 
T.H

Bí ẩn về các cặp song sinh

Mang thai đôi là sự phát triển đồng thời 2 thai trong buồng tử cung. Đó là một bất thường về số lượng thai, nhưng không phải là bệnh lý. Khoảng 1% các trường hợp thai nghén đẻ sinh đôi, 1 phần vạn sinh ba còn sinh tư thì rất hiếm.

Song sinh có cặp trùng trứng và khác trứng. Ở cặp song sinh khác trứng sẽ có 2 trứng cùng rụng, cùng được thụ tinh. Hai tinh trùng có thể gặp trứng từ từ một hoặc hai lần giao hợp. Hai thai có thể cùng hoặc khác giới tính, mức độ giống nhau của cặp song sinh này chỉ như những cặp anh, chị em ruột khác.

Còn ở cặp song sinh cùng trứng, chỉ có một trứng rụng, được thụ tinh bởi một tinh trùng. Tuy nhiên, do quá trình phân chia tế bào của phôi có đột biến (hiện chưa rõ nguyên nhân) nên tách thành hai thai. Nếu quá trình phôi phân chia sớm thì mỗi thai nằm trong một buồng ối, nếu muộn thì chung buồng ối.
 
Trường hợp phân chia rất muộn có thể dẫn đến song thai dính liền nhau. Những cặp song sinh cùng trứng có cùng giới tính, giống nhau như giọt nước. Họ không chỉ giống nhau về hình dáng mà còn có sự tương đồng về tính cách, tâm lý. Thực tế đã ghi nhận, các cặp song sinh luôn có mối liên kết về tình cảm rất sâu đậm, mạnh mẽ, họ có thể cảm nhận được cả nỗi đau lẫn hạnh phúc của nhau.
 
Tuy nhiên bên cạnh sự giống nhau đó, ở các cặp song sinh cũng có sự khác nhau. Ví dụ với một số căn bệnh, người này thì kháng được trong khi người kia thì không. Các nhà khoa học tin rằng, việc nghiên cứu hiện tượng này sẽ mở ra cơ hội chữa trị được nhiều căn bệnh. Cụ thể các nhà khoa học sẽ truy tìm những gene cá biệt ở các cặp song sinh, phân tích khả năng kháng bệnh của chúng, từ đó điều chế ra các loại thuốc chữa trị tận gốc các căn bệnh thường gặp như tim, khớp, ung thư và tiểu đường.   
 
T.H

Vân Khánh

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tìm thấy thi thể chủ tịch Hội nông dân xã sau nhiều ngày mất tích

Tìm thấy thi thể chủ tịch Hội nông dân xã sau nhiều ngày mất tích

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể ông P. cách vị trí đôi dép mà ông để lại bên bờ sông Nậm Mộ khoảng 300m.

Danh sách 5 con giáp biết nắm bắt thời cơ nên con đường sự nghiệp lên như diều gặp gió

Danh sách 5 con giáp biết nắm bắt thời cơ nên con đường sự nghiệp lên như diều gặp gió

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này biết mình nên làm gì và không nên làm gì vào những hoàn cảnh khác biệt, nhờ vậy mà họ có khả năng làm vừa lòng mọi người và thăng tiến vô cùng nhanh chóng.

Cháy nhà 8 tầng ở Hà Nội, 7 người được hướng dẫn thoát nạn

Cháy nhà 8 tầng ở Hà Nội, 7 người được hướng dẫn thoát nạn

Xã hội - 9 giờ trước

Ngôi nhà 8 tầng ở phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy, 7 người mắc kẹt bên trong đã được Cảnh sát PCCC&CNCH hướng dẫn thoát nạn an toàn.

Đứa cháu bất nhân (P1): Vụ trộm hài cốt gây rúng động làng quê

Đứa cháu bất nhân (P1): Vụ trộm hài cốt gây rúng động làng quê

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Đầu tháng 9/2024, người dân xã Quảng Lộc (Quảng Xương, Thanh Hoá) sửng sốt khi biết gia đình chị L vừa bị kẻ gian đào trộm mộ, lấy đi một phần hài cốt của bố chồng chị này. Vụ việc không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn khiến nhiều người bị ám ảnh, kinh hãi.

Nhặt ve chai ở bờ biển, người đàn ông Quảng Ngãi phát hiện 1.500 viên ma túy

Nhặt ve chai ở bờ biển, người đàn ông Quảng Ngãi phát hiện 1.500 viên ma túy

Pháp luật - 10 giờ trước

Khi đang đi nhặt ve chai ven bờ biển Quảng Ngãi, ông Hùng phát hiện túi nylon chứa 1.500 viên nén màu trắng, ông nghi là ma túy nên báo tin cho đồn biên phòng.

Nam thanh niên tử vong sau tai nạn xe máy

Nam thanh niên tử vong sau tai nạn xe máy

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Cú va chạm mạnh giữa 2 xe máy khiến anh T. không qua khỏi, riêng anh H. bị thương nặng được cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên.

4 con giáp được Thần Tài 'rót vốn' trong 3 tháng tới

4 con giáp được Thần Tài 'rót vốn' trong 3 tháng tới

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Trong 3 tháng tới, 4 con giáp này may mắn được Thần Tài ghé thăm khiến tài vận tăng vọt, ăn nên làm ra.

Tin tối 23/11: Chuyên gia lý giải hiện tượng sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan; Tìm thấy cô gái trẻ xinh đẹp sau 10 ngày mất tích

Tin tối 23/11: Chuyên gia lý giải hiện tượng sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan; Tìm thấy cô gái trẻ xinh đẹp sau 10 ngày mất tích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Đợt sương muối đầu tiên trong mùa đông năm nay đã xuất hiện trên đỉnh Fansipan khi nhiệt độ xuống 2 độ C, tạo nên vẻ đẹp kỳ thú cho nơi đây; Quá trình xác minh qua nhóm bạn trên Facebook, ông Lê Đình Tuân (Kon Tum) biết được con gái đang có mặt tại Phú Quốc (Kiên Giang) nên tức tốc đến đón về.

Hà Nội: Xe máy va chạm với xe tải khiến 2 người thương vong

Hà Nội: Xe máy va chạm với xe tải khiến 2 người thương vong

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại khu vực ngã tư La Thành - Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa (TP Hà Nội) giữa xe máy và xe tải khiến 1 người chết và 1 người bị thương.

Điều tra vụ xâm hại tình dục trẻ em tại Thanh Hóa

Điều tra vụ xâm hại tình dục trẻ em tại Thanh Hóa

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH – Do có quan hệ tình cảm từ trước, cháu T. vào nhà nghỉ tự nguyện cho đối tượng V. quan hệ tình dục. Do cháu T. chưa đủ 16 tuổi nên đây là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu xâm hại tình dục.

Top