eMagazine

Những ngày này, cả nước đang hướng về kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhà báo Trần Mai Hưởng - người ghi lại khoảnh khắc cả dân tộc làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, như vẫn nguyên vẹn ký ức khó quên về một thời hoa lửa.

Nhà báo Trần Mai Hưởng - nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam thuộc lớp phóng viên "tay bút, tay súng" của Tổng xã Việt Nam. Ông đã đem cả tuổi thanh xuân của mình rong ruổi khắp chiến trường chống Mỹ từ những năm 1972 – 1975, cùng mưa bom, bão đạn. 

Ông là một trong những phóng viên có mặt sớm nhất ở Dinh Độc Lập, chứng kiến và ghi lại khoảng khắc của ngày đại thắng. Và sau này, cùng cánh quân tình nguyện sang Campuchia đánh quân Pol-Pot giải phóng đất nước Angko khỏi họa diệt chủng… 

Hình ảnh đoàn xe tăng thiết giáp từ hướng Đông thọc sâu vào trung tâm Sài Gòn (ảnh trái) và khung cảnh lá cờ giải phóng được đại đội trưởng Phạm Duy Đô phất cao tại nóc Dinh Độc Lập. Ảnh: NVCC

Những ngày này, khi cả nước đang hướng về kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhà báo Trần Mai Hưởng lại âm trầm về những ký ức chiến trường trong căn nhà cũ kỹ 3 tầng của mình trên phố Triệu Việt Vương.

Gặp chàng phóng viên ghi lại thời khắc lịch sử của dân tộc làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Ảnh 2.

Nhà báo Trần Mai Hưởng. Ảnh: Bảo Loan

Ở độ tuổi 70, với giọng nói ôn hòa, trong trẻo đậm chất Hà Thành, ông dẫn dắt chúng tôi bằng câu chuyện về những năm tháng ở chiến trường, những thời khắc vượt qua mưa bom bão đạn từ mặt trận Bình Trị Thiên, Xuân Lộc…đến Ngày Giải phóng thống nhất đất nước. 

Nhấp ngụm trà đặc quánh, nhà báo Trần Mai Hưởng kể: "Khi đó tôi mới 23 tuổi, vừa được tuyển vào Thông tấn xã Việt Nam. Khi nhận được thông tin Thông tấn xã Việt Nam cần một mũi phóng viên cùng đơn vị quân đội tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh thì tôi đã xung phong lên đường. 

Tổ phóng viên mũi nhọn của thông tấn gồm 6 người. Chúng tôi được phân công đi theo cánh quân phía Đông tiến vào Sài Gòn để tác nghiệp. Đây là mũi đột kích thọc sâu từ hướng Đông vào trung tâm Sài Gòn, gồm có Lữ đoàn Thiết giáp 203 và Sư đoàn Bộ binh 304 của Quân đoàn 2".

Gặp chàng phóng viên ghi lại thời khắc lịch sử của dân tộc làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Ảnh 3.

Đồng bào vùng mới giải phóng theo dõi bản đồ chiến sự những ngày cuối cùng của chiến tranh năm 1975. Ảnh: Trần Mai Hưởng.

Nhà báo Trần Mai Hưởng kể: "Chúng tôi hành quân theo đội hình của mũi thọc sâu. Các anh Hứa Kiểm và Đinh Quang Thành đi theo xe thiết giáp. Các anh là những tay máy chủ lực nên việc đi theo thiết giáp sẽ giúp các anh cơ động tốt hơn. Anh Vũ Tạo và tôi cùng với Thái điện báo, anh Toàn ở ban tuyên huấn sự đoàn và anh Mạnh Hùng ở Báo Quân đội Nhân dân đi trên chiếc xe com-măng-ca Liên Xô cũ kỹ. Chiếc xe của tổ phóng viên lọt thỏm giữa những chiếc tăng T54, xe thiết giáp, xe tải quân sự GMC to lớn. Cả đoàn quân tiến về phía xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn. Lúc này, các đơn vị đặc công đã chiếm giữ toàn bộ các cây cầu trên xa lộ. Những ổ kháng cự cuối cùng vẫn còn. Tiếng súng rộn lên ở phía trước báo hiệu các trận đánh vẫn đang tiếp diễn - những trận đánh cuối cùng của chiến tranh.

Rạng sáng 30/4, mũi đột kích tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn. Chúng tôi qua cầu xa lộ lớn trên sông Đồng Nai từ sớm. Mệnh lệnh truyền xuống: Vừa đánh vừa tiến vào trung tâm. Những ổ kháng cự nhỏ hai bên đường vẫn bắn ra. Ở nhiều đoạn trên xa lộ, chiếc xe nhỏ của chúng tôi áp vào sườn xe tăng, lúc bên phải, lúc bên trái để tránh đạn bắn thắng. Mục tiêu là Dinh Độc Lập. Từng đoàn xe nối đuôi nhau. Xe tăng dẫn đầu rồi đến xe thiết giáp, xe chở bộ binh. Pháo 130 ly bắn yểm trợ dọc hai bên đường. Những đám khói đen đặc cuộn lên. Có đoạn, xe tăng phải hạ nòng bản thẳng vào tàu chiến của quân đội Sài Gòn đang rút chạy.

Từ trong thành phố, từng đoàn người đi ngược chiều về phía Biên Hòa bằng đủ loại phương tiện. Dòng người cuồn cuộn trên xa lộ dài cả chục cây số. Bất chấp cơn mưa lớn ập đến, đồng bào vẫn đội mưa đứng ở hai bên đường reo hò, vẫy chào quân giải phóng.

Một lúc sau, chúng tôi gặp các anh Hứa Kiểm, Đinh Quang Thành trên xe tải đi ngang. Hai anh lại nhảy xuống đi cùng xe com-măng-ca với chúng tôi.

Bởi khi đó, phía trước đường tắc, lại sắp vào trong thành phố nên xe nhỏ dễ luồn lách hơn. Chúng tôi bám sát đội hình hành quân tiến vào trung tâm thành phố.

Sài Gòn đây rồi!

Đường Lê Văn Duyệt rộng là thế, giờ như nhỏ lại, không đủ sức chứa cả đoàn quân.

Đồng bào đổ ra chật kín hai bên đường phố. Những lá cờ cách mạng được chuẩn bị âm thầm bao lâu nay trong từng ngôi nhà, giờ tung bay trong nắng. Giữa bốn bề âm thanh náo nhiệt, tưng bừng, tôi nghe rất rõ tiếng những lá cờ bay. Tôi nhớ đến lễ trao cờ trước giờ xuất kích của các chiến sĩ thuộc Sư đoàn 203 - đơn vị chủ công đánh vào Sài Gòn từ phía đông mà tôi có dịp chứng kiến.

Giữa dòng người cuồn cuộn trên các ngả đường cuốn chúng tôi đi, một em bé trai tên là Nguyễn Dũng, nhà ở phố Tôn Thọ Tường trèo ngay lên xe, nắm tay tôi rồi thò đầu ra ngoài, vẫy tay la lớn:

- Hoan hô! Chiến thắng rồi!

Bác Lê Văn Cương, thợ may, nhà ở trên xa lộ cũng cùng hàng trăm thanh niên phóng xe đi theo đoàn quân vào trung tâm thành phố.

Vừa vặn tay lên thành xe của chúng tôi , bác hát rất say sưa một bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao: "Trùng trùng say trong câu hát. Lớp lớp đoàn quân tiến về . . . ". Những người dân cùng những người lính chúng tôi hát theo bác...

Xe chúng tôi lao về phía Dinh Độc Lập . Người lái xe lúng túng vì thành phố quá lớn và có rất nhiều ngả đường. Sau mấy lần được chỉ dẫn, chúng tôi cũng đến nơi. Những chiếc xe tăng đi đầu đã đến đó trước ít phút. Cánh cửa sắt của Dinh Độc Lập đã bị hất tung. Vừa vào trong dinh, tôi và phóng viên nhiếp ảnh Vũ Tạo nhảy ra khỏi xe thì thấy một chiếc xe tăng trong đội hình thọc sâu tiến qua cổng chính của dinh.

Một hình ảnh rất đẹp: Nắng rực rỡ, xe tăng vừa vào ngang cổng, cánh cửa sắt đổ sập vẫn nằm trên mặt đất, lá cờ giải phóng trên tháp pháo tung bay. Cùng với những người lính tăng là các chiến sĩ bộ binh thuộc Sư đoàn 203 cùng hành tiến hiên ngang bên tháp pháo. Tôi đưa máy ảnh lên ghi lại hình ảnh tuyệt vời đó.

Đó chính là bức ảnh "Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975" mà sau đó được chuyển ra Hà Nội, TTXVN phát đi và được các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước sử dụng rộng rãi và trở thành một biểu tượng quen thuộc của Đại thắng Mùa Xuân cho đến ngày nay.

Đó cũng là một kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời làm báo của tôi. Đấy chính là xe tăng 846, một trong 7 chiếc xe của đội hình thọc sâu tiến vào Dinh Độc Lập.

Ở cổng dinh, một nhà báo phương tây nhận ra các đồng nghiệp đã tung chiếc máy ảnh lên trời tỏ ý vui mừng. Anh là Borris Gallash, một nhà báo làm việc cho tờ Spigel của CHLB Đức. Anh nói với tôi: "Tôi chờ đợi ngày này đã lâu.Thật là một thắng lợi. Thật kỳ diệu!"

Nhóm phóng viên thuộc Tổng xã trên đường đến Đà Nẵng (ảnh trái) và phiên làm việc cuối cùng của tổ phóng viên mũi nhọn của TTXVN với Tồng xã ở Hà Nội trước khi tiến vào Sài Gòn (Ảnh giữa - tác giả: Đinh Quang Thành). Nhà báo Trần Mai Hưởng chia vui với người dân Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975 (ảnh phải - tác giả:  Vũ Tạo ngồi cùng xe ghi lại).

Trong số chùm ảnh tác nghiệp chiến trường, nhà báo Trần Mai Hưởng ấn tượng ấn tượng sâu sắc là bức ảnh "Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc lập trưa 30/4/1975", mà ngay sau đó, ông đã chuyển sớm ra Hà Nội để Thông tấn xã Việt Nam phát đi và được các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước sử dụng rộng rãi.

Bức ảnh đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của Đại thắng mùa Xuân 1975 cho đến ngày nay.

Bức ảnh này đã trở thành biểu tượng của ngày toàn thắng của dân tộc ta, ngày Giải phóng miền Nam hoàn toàn được giải phóng và đất nước được thống nhất. Và bây giờ, mỗi khi nhắc lại về bức ảnh đó, ông không khỏi xúc động vì được trở thành chứng nhân ghi lại một phần lịch sử.

Ông bảo, người phóng viên chiến trường xông pha vào trận mạc, để ghi lại, chụp lại những khoảnh khắc lịch sử, coi nhiệm vụ cung cấp thông tin là một lẽ sống.

"Thậm chí, để có những bức ảnh, những bài viết gửi về Tổng xã một cách kịp thời nhất, tôi không còn đủ thời gian nghĩ đến cả sự sống. Bởi với tôi, việc có được những bức ảnh quý, những bài viết lột tả chân thực về chiến tranh để gửi tới độc giả còn quý hơn cả tính mạng của mình", nhà báo Trần Mai Hưởng trải lòng.

Hình ảnh người dân vui mừng vẫy chào bộ đội sau khi Sài Gòn giải phóng, thống nhất đất nước trưa ngày 30/4/1975. Ảnh: NVCC

Gặp chàng phóng viên ghi lại thời khắc lịch sử của dân tộc làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Ảnh 6.

Bảo Loan

Thanh Hóa: Khởi tố 6 bị can về hành vi sửa bài thi lớp 10

Thanh Hóa: Khởi tố 6 bị can về hành vi sửa bài thi lớp 10

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH – Liên quan vụ gian lận thi cử tại Trường THPT Tĩnh Gia 4, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can về hành vi sửa chữa, ghi thêm đáp án vào bài thi lớp 10.

Nữ giáo viên kể phút bàng hoàng khi ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông

Nữ giáo viên kể phút bàng hoàng khi ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông

Thời sự - 5 giờ trước

Một nữ giáo viên tiểu học ở Nghệ An đã bị thương trong vụ ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông. Đang điều trị tại bệnh viện, nạn nhân vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại vụ tai nạn.

'Mở tiệc' ma túy ở phòng hát karaoke, nhóm đối tượng lĩnh án

'Mở tiệc' ma túy ở phòng hát karaoke, nhóm đối tượng lĩnh án

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Thời điểm kiểm tra hành chính quán karaoke ở Huế, cơ quan chức năng phát hiện nhóm đối tượng đang sử dụng trái phép chất ma túy.

Bé 6 ngày tuổi bị bỏ rơi ở lô cao su, bên cạnh là thư mẹ viết nghẹn lòng

Bé 6 ngày tuổi bị bỏ rơi ở lô cao su, bên cạnh là thư mẹ viết nghẹn lòng

Thời sự - 6 giờ trước

Phát hiện bé trai nặng 3,5kg bị bỏ trong lô cao su ở Đồng Nai kèm theo tờ giấy viết tay, chính quyền địa phương phát thông báo tìm người thân.

4 con giáp tưởng mạnh mẽ nhưng rất sợ cô đơn: Ngoài cười nói rộn ràng, trong lòng là khoảng trống

4 con giáp tưởng mạnh mẽ nhưng rất sợ cô đơn: Ngoài cười nói rộn ràng, trong lòng là khoảng trống

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Có những con giáp luôn cười nói vui vẻ, hòa đồng với mọi người, nhưng ẩn sau vẻ ngoài ấy là một tâm hồn mong manh và nỗi sợ cô đơn đến ám ảnh.

'Sập bẫy' ứng dụng chứng khoán SKSVIP, 3 nhà đầu tư ở Hà Nội mất trắng 3,5 tỷ đồng

'Sập bẫy' ứng dụng chứng khoán SKSVIP, 3 nhà đầu tư ở Hà Nội mất trắng 3,5 tỷ đồng

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Bằng những thủ đoạn tinh vi, ứng dụng giao dịch chứng khoán giả mạo mang tên SKSVIP đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng của 3 nạn nhân tại Hà Nội.

Người phụ nữ tử vong thương tâm sau va chạm với xe đầu kéo ở Bắc Ninh

Người phụ nữ tử vong thương tâm sau va chạm với xe đầu kéo ở Bắc Ninh

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Xe máy do người phụ nữ điều khiển trong khi di chuyển trên đường Nguyễn Thế Nho (phường Việt Yên, tỉnh Bắc Ninh) thì xảy ra va chạm với xe đầu kéo chạy cùng chiều. Vụ tai nạn khiến người đi xe máy tử vong tại chỗ.

Sau 4 tháng thi công, dự án đường cao tốc hơn 5.750 tỷ đồng ở Thái Nguyên hiện ra sao?

Sau 4 tháng thi công, dự án đường cao tốc hơn 5.750 tỷ đồng ở Thái Nguyên hiện ra sao?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn có tổng mức đầu tư hơn 5.750 tỷ đồng là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, tạo nền tảng kết nối liên vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương khu vực miền núi phía Bắc của Thái Nguyên mới đang được tập trung tháo gỡ vướng mắc, tập trung thi công.

Phú Thọ: Ngăn chặn nhóm thanh, thiếu niên mang theo hung khí đi đánh nhau

Phú Thọ: Ngăn chặn nhóm thanh, thiếu niên mang theo hung khí đi đánh nhau

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Công an xã Mường Bi, tỉnh Phú Thọ vừa phát hiện, ngăn chặn nhóm thanh niên mang hung khí tụ tập gây rối tại đèo Đá Trắng.

Hàng triệu người sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' nếu sớm biết thông tin mới này

Hàng triệu người sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' nếu sớm biết thông tin mới này

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Từ năm 2027, Hà Nội sẽ cấm phát miễn phí túi ni-lông khó phân hủy tại chợ và cửa hàng tiện ích, tiến tới cấm hoàn toàn từ 2028.

Top