Gặp gỡ thế hệ không tiền, không nhà, không con ở Nhật Bản: Sống trong "thập kỷ mất mát" với nhiều áp lực, chấp nhận hài lòng dù "3 không"
Ở tuổi 36, Isechi Makoto cuối cùng cũng cảm thấy mình có thể "bắt đầu sống" đúng nghĩa.
Isechi Makoto là một kỹ sư phần mềm làm việc tự do còn vợ anh là đầu bếp. Vợ chồng anh còn vài tháng nữa sẽ trả hết nợ.
Isechi lớn lên ở thành phố Kagoshima, thuộc bờ biển phía Nam Nhật Bản. Anh bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc bán nhạc cụ tại một cửa hàng bán lẻ và chơi ghi-ta trong ban nhạc nhỏ trước khi thành lập công ty công nghệ thông tin cùng với anh bạn nhạc sĩ đồng nghiệp.
Khi công ty phá sản vào năm 2019, Isechi phải gánh khoản nợ 35.000 USD trong khi vợ anh phải chạy vạy vay mượn để có tiền đóng học phí ở trường dạy nấu ăn.
Isechi đóng cửa công ty và quyết định trở thành một nhà thiết kế trang web làm việc tự do. Anh tự học cách viết mã và sử dụng Photoshop bằng cách xem các video trên YouTube đồng thời tham gia các khóa học trực tuyến. Trong 3 năm qua, anh đã dần có lượng khách hàng ổn định và hiện kiếm được 7.500 USD (177 triệu đồng) mỗi tháng.
"Bây giờ chúng tôi có thể bắt đầu tương lai của mình", Isechi nói với tờ Insider.
Tương lai đó không kéo theo nhiều thay đổi trong cuộc sống của cặp đôi. Vợ Isechi đang nghĩ đến việc chuyển từ căn hộ 3 phòng ở Osaka để mở một nhà hàng Ý ở vùng nông thôn. Nhưng, họ không có kế hoạch sinh con, không cần sở hữu một ngôi nhà cũng chẳng ước mong làm giàu.
Giống như nhiều thế hệ thiên niên kỷ (Millennials hay Gen Y) ở Nhật Bản, Isechi hài lòng với cuộc sống hiện tại. Anh hạnh phúc khi được sống thoải mái sau thời gian chứng kiến những cuộc khủng hoảng kinh tế hay thảm họa thiên nhiên.
Tổ chức tư vấn của Trung tâm nghiên cứu Pew định nghĩa thế hệ thiên niên kỷ là những người sinh từ năm 1981 đến 1996. Vì vậy, hiện tại họ ở độ tuổi từ 27 đến 42. Điều này có nghĩa là trong khi thế hệ thiên niên kỷ Mỹ có thể đã bắt đầu sự nghiệp của họ trong cuộc Đại khủng hoảng tài chính năm 2008, thì những người Nhật Bản đồng trang lứa với họ đã dành cả cuộc đời trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
Khoảng 27 triệu người - hay khoảng 1/5 tổng dân số cả nước - ở Nhật Bản thuộc thế hệ thiên niên kỷ. Con số này ở Mỹ là 72 triệu người, trong khi Trung Quốc có khoảng 400 triệu người.
Phóng viên tờ Insider đã nói chuyện với 3 người thuộc thế hệ thiên niên kỷ ở Nhật Bản và 2 nhà kinh tế để hiểu rõ hơn về thế hệ Y này.
Không lao đầu vào làm như thiêu thân
Lớn lên vào đầu những năm 1990 tại thành phố Kagoshima, miền Nam Nhật Bản, Isechi và em trai chứng kiến cha mẹ phải vật lộn với các khoản thế chấp và thanh toán tiền mua xe hơi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản.
"Mẹ tôi thường nói với chúng tôi rằng 'Đừng bao giờ vay mượn bất cứ thứ gì'", Isechi nói.
Isechi có thể đã không nghe theo lời khuyên của mẹ, nhưng anh cho biết những khó khăn về tài chính thời thơ ấu vẫn tiếp tục chi phối suy nghĩ của anh.
"Thế hệ thiên niên kỷ ở Nhật Bản bắt đầu cuộc sống trong thời kỳ suy thoái khi bong bóng kinh tế hình thành và nhiều bậc cha mẹ của họ bị ảnh hưởng. Vì vậy, thế hệ thiên niên kỷ cũng bị ảnh hưởng theo nhiều cách hoặc nếu không muốn nói là nhiều hơn", ông Seijiro Takeshita, làm việc tại Đại học Shizuoka, nói với Insider.
Từ năm 1986 đến năm 1991, Nhật Bản trải qua bong bóng kinh tế trong đó tài sản và giá bất động sản bị thổi phồng quá mức.
Sau đó, bong bóng tài sản vỡ tung vào đầu những năm 1990. Tình hình tồi tệ đến mức chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 40% chỉ trong một năm sau khi chỉ số này đạt mức cao gần 39.000 vào tháng 12 năm 1989 và hiện tại nó vẫn chưa phục hồi sau 30 năm.
GDP của Nhật Bản tăng trưởng trung bình khoảng 4% trong những năm 1980 nhưng tốc độ đó đã giảm xuống khoảng 1% đến 3% trong hầu hết các năm kể từ những năm 1990.
Đặc biệt, 10 năm bắt đầu từ năm 1991 được gọi là "Thập kỷ mất mát" của Nhật Bản, khi tỷ lệ thất nghiệp của nước này tăng hơn gấp đôi từ 2,1% năm 1991 lên mức cao lịch sử 5,4% vào năm 2002.
“Nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài 3 thập kỷ, vì vậy thế hệ thiên niên kỷ chưa bao giờ trải qua giai đoạn tốt đẹp”, ông Takahide Kiuchi, nhà kinh tế điều hành tại Viện nghiên cứu Nomura, nói với Insider.
“Những điều kiện này khiến họ thận trọng hơn trong chi tiêu và thận trọng hơn trong phong cách làm việc”, ông nói thêm.
Thế hệ thiên niên kỷ Nhật Bản còn phải trải qua hết thảm họa này đến thảm họa khác - bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và trận động đất, sóng thần năm 2011.
Takeshita nói rằng những thảm họa liên tiếp và sự tàn phá kinh tế mà các sự kiện đã hình thành nên thế hệ thiên niên kỷ Nhật Bản và thế giới quan của họ. Ông nói thêm rằng điều này khiến họ "thực tế hơn thế hệ cha ông".
"Họ không giống thế hệ trước - những người sẵn sàng làm việc cho đến chết - bởi vì họ đã chứng kiến quá nhiều điều tiêu cực, dù là trong các vấn đề quốc tế hay thiên tai", ông Takeshita nói thêm. Theo ông, họ tỉnh táo và thực tế.
Không quan tâm đến việc mua nhà
Tỷ lệ sở hữu nhà của Nhật Bản đã giữ ổn định ở mức khoảng 60% kể từ những năm 1970, theo trang tin tức Statista. Nhưng thế hệ trẻ chiếm tỷ lệ chủ nhà ngày càng giảm.
Năm 2018, 26% số nhà thuộc sở hữu của chủ hộ trong độ tuổi từ 30 đến 34 - giảm từ 46% vào năm 1983. Tỷ lệ sở hữu nhà của chủ hộ trong độ tuổi từ 35 đến 39 đã giảm từ 60% xuống 44% trong năm 2018.
Isechi nói: “Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được việc mua một ngôi nhà cho riêng mình". Anh chưa bao giờ cảm thấy nền kinh tế đủ ổn định để anh mua một ngôi nhà theo cách an toàn. Isechi tự nhận mình chưa đủ hiểu biết về tài chính để chọn mua một bất động sản hợp lý.
Không giống như cha mẹ và bạn bè đồng trang lứa ở Hàn Quốc, nhiều người thuộc thế hệ Y Nhật Bản không khao khát sở hữu nhà riêng.
Takeshita từ Đại học Shizuoka cho biết: “Những thế hệ này đã trải qua thực tế chứng kiến giá tài sản giảm xuống đáy và vị trí sở hữu một ngôi nhà không còn quan trọng như các thế hệ trước”.
Mặc dù vậy, Jin Gujin, một kỹ sư cơ khí 37 tuổi ở Kyoto, đã chọn mua được một vị trí thích hợp. Anh đã vay một khoản vay trị giá 430.000 USD (hơn 10 tỷ đồng) vào năm 2022 để mua 2 bất động sản rồi đã cải tạo thành nhà ở chung và cho thuê.
Jin có thể cho tối đa 12 người thuê và tính phí mỗi người 470 USD (tương đương hơn 10 triệu VNĐ) một tháng, mang về thu nhập hơn 5.600 USD (tương đương 132 triệu đồng).
Với khoản vay và tiền lãi hàng tháng của anh ấy là 1.000 USD (gần 24 triệu VNĐ), tiền cho thuê nhà có thể bù đắp được. Jin sẽ mất khoảng 7 năm để trả nợ.
Anh sống ở một trong 2 căn nhà của mình và nói rằng nếu không phải vì công việc kinh doanh cho thuê, anh sẽ bằng lòng thuê một phòng trong căn nhà chung cùng người khác. “Tôi nghĩ người Nhật rất vui khi được thuê nhà cho đến chết”, anh nói.
Có thể không làm việc đến chết, nhưng vẫn làm việc trong nhiều giờ
Vào một ngày làm việc bình thường, Jin làm 12 tiếng tại văn phòng, nơi anh thiết kế điện thoại thông minh, máy ảnh và máy tính bảng trong 13 năm qua.
Khi về nhà lúc 10 giờ tối, anh dành cả đêm để chơi trò chơi điện tử hoặc đọc tiểu thuyết truyện tranh. Anh ngủ khoảng 4 tiếng một đêm.
"Vì tôi dành nhiều thời gian hơn trong văn phòng nên tôi cần thời gian cho sở thích và các mối quan hệ cá nhân của mình", Jin nói với Insider. "Thông thường tôi sẽ đi ngủ lúc 3 hoặc 4 giờ sáng, sau đó thức dậy lúc 7:30 để làm việc".
“Ở công ty tôi, việc làm thêm 20 giờ trong một tuần là chuyện bình thường”, anh nói thêm.
Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi. Thế hệ Y nước này đang bắt đầu né tránh văn hóa làm thêm giờ. Theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), người Nhật Bản đã làm việc ít giờ hơn so với thời kỳ trước đại dịch. Một lao động Nhật Bản trung bình làm việc 1.644 giờ/năm vào năm 2019, giảm 5% so với năm 2010.
Không nghĩ đến việc sinh con
Suganuma Natsuki, 33 tuổi, sống ở Tokyo, nghỉ việc vào năm 2021 để thành lập một công ty nghiên cứu vi sinh. Một số đồng nghiệp của cô đã có 1-2 con, nhưng cô và chồng tin rằng sẽ rất khó để sinh con và chăm sóc em bé khi điều hành công ty.
"Chính phủ đang khuyến khích chúng tôi sinh con. Nhưng hầu hết mọi người không có tiền để chăm sóc chúng. Thật quá đáng sợ khi có con", cô nói với Insider.
Cả 3 người thuộc thế hệ thiên niên kỷ nói chuyện với Insider đều đang trong các mối quan hệ yêu đương hoặc đã kết hôn nhưng cho biết họ chưa bao giờ nghĩ đến việc có con.
Số ca sinh ở Nhật Bản giảm xuống còn 1,26 ca trên một phụ nữ vào năm 2023 - mức thấp nhất trong 17 năm qua, theo Bộ Y tế nước này. Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ sinh của Mỹ là 1,7 vào năm 2021, trong khi Hàn Quốc báo cáo tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới là 0,78 trẻ em trên một phụ nữ vào năm 2022.
Tỷ lệ sinh giảm của Nhật Bản không phải là xu hướng mới. Chính phủ nước này đang cố gắng tăng tỷ lệ sinh bằng cách tạo môi trường thuận lợi cho phụ nữ sinh con và có thể quay trở lại làm việc mà không cần chăm sóc con cái.
Tuy nhiên, thế hệ thiên niên kỷ lại không muốn vậy.
Bí ẩn loài cá được tìm thấy sống giữa sa mạc Mỹ: Thọ tới hơn 100 tuổi, càng già càng khỏe
Tiêu điểm - 23 giờ trướcNhóm nghiên cứu phát hiện bằng chứng chứng minh chúng là một trong những loài cá nước ngọt sống lâu nhất thế giới.
Vì sao người giúp việc không thể thừa kế căn nhà trị giá 10 tỷ đồng được cụ ông di chúc lại dù hợp lệ?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Cảm động trước sự giúp đỡ của người giúp việc trong suốt thời gian đau ốm, cụ ông quyết định tặng lại căn nhà đang ở cho cô nhưng các con của cụ ông này quyết định đòi lại tài sản của gia đình từ người giúp việc.
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời
Tiêu điểm - 2 ngày trướcCác quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 2 ngày trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 2 ngày trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 3 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 3 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 4 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 4 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới
Tiêu điểm - 5 ngày trước"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.
Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong
Tiêu điểmMột loài cá khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng vừa được phát hiện ở sông Mekong, đoạn qua Campuchia.