Ghê rợn cảnh làm lòng vịt, ngỗng phục vụ cửa hàng lẩu ở Trung Quốc
Những hình ảnh phóng viên ghi lại gây rùng mình: Ruột vịt, ngỗng dùng cho quán lẩu được làm sạch phân bằng cách giẫm đạp bằng giày bẩn, nước rửa sàn bị đổ tràn lên.
Một lần nữa, vấn đề an toàn thực phẩm lại gây xôn xao dư luận tại Trung Quốc, khi những hình ảnh kinh hoàng về quá trình chế biến lòng vịt và lòng ngỗng - hai loại thực phẩm rất được ưa chuộng ở các quán lẩu - bị phơi bày. Công nhân đi đôi ủng nhựa bẩn thỉu giẫm đạp lên mớ ruột ngỗng để làm sạch phân, ngâm ruột vào nước pha tiết để nhuộm màu cho mới, thậm chí có công nhân đi vệ sinh vào ống thoát nước thải.
Theo truyền thông Trung Quốc, một nhóm phóng viên đã ngầm điều tra tại hai nhà máy chế biến thực phẩm từ thịt ở Tân Châu (tỉnh Sơn Đông) và Thanh Phong (tỉnh Hà Nam), phát hiện nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất ruột vịt, ruột ngỗng.
Tại xưởng sản xuất của Công ty TNHH Thực phẩm Vĩnh Quan ở Thanh Phong, uột ngỗng rơi vãi trên sàn, tường bẩn thỉu, công nhân mang ủng nhựa đạp trực tiếp lên chỗ ruột ngỗng trên nền nhà, giải thích rằng " đạp lên ruột sẽ giúp phân được đẩy ra sạch hơn".
Một công nhân giải thích, ruột ngỗng được sơ chế theo hai cách dựa trên yêu cầu của khách hàng. Một là được đâm thủng và làm sạch, sau đó đông lạnh rồi vận chuyển. Loại thứ hai không cần đâm thủng làm sạch, không loại bỏ phân trong ruột mà chỉ cần đạp lên một chút để khi giao đến tay thương nhân sẽ trở nên dễ chế biến, làm sạch hơn.
Sau khâu giẫm đạp, ruột ngỗng được đưa vào dây chuyền, sau một lần rửa với nước sẽ được ngâm vào một thứ chất lỏng màu đỏ. Công nhân giải thích: "Đó là nước tiết, ngâm ruột ngỗng vào sẽ làm chúng trông tươi mới hơn, bán được giá hơn".
Người phụ trách xưởng sản xuất cho biết, ruột ngỗng của họ chủ yếu được bán cho các nhà hàng lẩu ở Trùng Khánh và các nơi khác, không cần ghi ngày sản xuất, chỉ cần đóng túi và đông lạnh đơn giản rồi vận chuyển bằng đường hàng không là được. "Đều là thực phẩm tươi sống, giết thịt và chế biến trong hôm nay, ngày mai giao hàng, cần gì phải ghi ngày sản xuất", người này nói.
Ở nhà máy thực phẩm từ thịt Nhã Sĩ Hưởng ở Tân Châu, Sơn Đông, môi trường sản xuất còn tệ hơn. Xưởng ngập tràn mùi hôi thối, nền và tường bẩn thỉu, ruột vịt chờ làm sạch chất đống trực tiếp trên sàn, có công nhân hút thuốc trong lúc làm sạch ruột vịt, hất tàn thuốc trực tiếp vào giỏ đựng ruột. Một công nhân lâu năm cho biết: "Xưởng sản xuất ruột vịt là nơi quản lý lỏng nhất trong nhà máy này, bừa bộn nhất, làm gì tuỳ ý".
Khi công nhân rửa sàn, họ trực tiếp đổ chất tẩy rửa xuống sàn gần chỗ đống ruột vịt, khiến nước tẩy rửa tràn vào đó. Thế nhưng công nhân không để ý, họ nói: "Không sao, lát nữa còn rửa lại nữa mà".
Trên dây chuyền sản xuất ruột vịt, khu vực giết mổ, nhổ lông nằm phía trước, còn khu xử lý ruột vịt nằm ở cuối cùng. Có một ống thoát nước thải nối liền các xưởng, máu vịt, lông vịt và chất thải, rác thải từ các xưởng được xả ra ống này, thậm chí có công nhân lười vào nhà vệ sinh còn trực tiếp đi tiểu xuống đây.
Điều đáng kinh ngạc là, gần như mỗi ngày đều có công nhân từ đầu dây chuyền ra hố ga cuối cùng của ống thoát nước để vớt những con vịt lỡ rơi vào ống rồi mang trở lại xưởng sản xuất. Họ giải thích: "Đây là những con vịt rơi từ dây chuyền xuống, trôi đến đây. Đem về xưởng làm sạch lại là xong".
Tiến sỹ Kỹ thuật Thực phẩm kiêm tác giả nổi tiếng ở Trung Quốc, ông Vân Vô Tâm cho rằng, điều quan trọng nhất của an toàn thực phẩm là tuân thủ quy trình và quy định sản xuất. Vi phạm ở mức độ nhất định không nhất thiết xảy ra vấn đề an toàn, nhưng chắc chắn sẽ có nguy cơ tiềm ẩn. An toàn thực phẩm không thể chỉ dựa vào kiểm nghiệm, mà cả quá trình sản xuất cũng phải được giám sát nghiêm ngặt.
Sau khi những hình ảnh, thông tin trên được đăng tải, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm của tỉnh Sơn Đông và tỉnh Hà Nam đã vào cuộc điều tra và cho biết sẽ làm quyết liệt, xử phạt thích đáng để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 10 giờ trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 23 giờ trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 1 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới
Tiêu điểm - 2 ngày trước"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.
Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ
Tiêu điểm - 2 ngày trướcVụ việc mới xảy ra tại Thái Lan khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau đớn.
Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong
Tiêu điểm - 4 ngày trướcMột loài cá khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng vừa được phát hiện ở sông Mekong, đoạn qua Campuchia.
Loài chim quý hiếm không biết bay 'hồi sinh' sau 136.000 năm tuyệt chủng nhờ quá trình tiến hóa 'kì lạ'
Tiêu điểm - 4 ngày trướcGĐXH - Từng tuyệt chủng 136.000 năm, loài chim không biết bay này xuất hiện trở lại nhờ quá trình “tiến hóa lặp đi lặp lại” khiến giới khoa học đổ dồn sự quan tâm và chú ý.
Chuyện ít biết về nữ giáo sư Việt Nam được lấy tên đặt cho tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời
Tiêu điểm - 5 ngày trướcGĐXH - Nữ giáo sư Lưu Lệ Hằng sinh ra ở TP.HCM (Việt Nam) sau đó sang Mỹ để sinh sống và nghiên cứu lĩnh vực thiên văn học. Hiệp hội thiên văn Mỹ đã lấy tên bà để đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu.
Ông bố ném con gái 3 tuổi của mình vào xe tải lớn đang chạy giữa đường, sự thật phía sau khiến dư luận chấn động
Tiêu điểmBé gái 3 tuổi đã tử vong tại chỗ do bị chiếc xe tải vài tấn cán qua người.