Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ghép tủy xương của hai chị em không cùng nhóm máu: “Nếu giúp chị đỡ đau, con đồng ý ngay”

Thứ tư, 10:30 02/04/2014 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiến hành ghép tế bào gốc tạo máu (ghép tủy) thành công cho cháu Trần Ngọc Ánh, 9 tuổi (ở Tiên Lữ, Hưng Yên). Bệnh nhân được phát hiện mắc bệnh suy tủy nặng từ tháng 10/2013 và được chỉ định ghép tế bào gốc. Tại đây, cháu Ánh được làm xét nghiệm và các bác sỹ đã tìm thấy sự hòa hợp với em ruột của cháu là Trần Ngọc Giang- 5 tuổi.

Ghép tủy xương của hai chị em không cùng nhóm máu: “Nếu giúp chị đỡ đau, con đồng ý ngay” 1

Cháu Ánh và mẹ tại phòng vô trùng trong Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ảnh: P. Hoàng

 
“Chị ơi, cố gắng lên nhé...”

Ngày 9/3, ca thủ thuật được tiến hành, với 1 giờ gây mê để lấy đủ tế bào gốc ở trong tủy của cháu Giang ghép cho chị gái mà không gây nguy hiểm cho cả hai cháu. PV Báo GĐ&XH đã có cuộc gặp gỡ và ghi lại câu chuyện xúc động vô bờ về tình chị em của bệnh nhân đặc biệt này.

“Chị ơi, cố gắng lên nhé” là câu nói qua điện thoại của cháu Giang với chị khi chị đang chờ được ghép tủy. Cuộc điện thoại ấy được thực hiện trước khi cháu Giang vào phòng mổ để rút một phần tủy trong cơ thể nhỏ bé của mình  nhường cho chị. Gặp chúng tôi sau khi ca mổ đã thành công và sức khỏe của hai con đều dần ổn định nhưng chị Phạm Thị Lý (mẹ của hai cháu Ánh và Giang) vẫn không giấu được những giọt nước mắt xúc động.

Chị kể, vợ chồng chị vốn làm nông nghiệp, quanh năm chân lấm tay bùn, cũng chỉ cố gắng làm lụng để đủ cho các con ăn học. Thật không ngờ tai họa bất ngờ ập đến khi cháu Ánh đổ bệnh. Ban đầu thấy con hắt hơi sổ mũi, rồi sốt cao… cả nhà chỉ nghĩ cháu chỉ ốm đau bình thường. Nhưng rồi Ánh ngày càng gầy, xanh xao. Cháu được đưa lên Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra. Ban đầu, các bác sỹ nghi Ánh mắc bệnh bạch cầu cấp. Các bác sỹ tiến hành chọc tủy 2 lần để kiểm tra và cho biết cháu mắc bệnh suy tủy. Với căn bệnh này, chỉ có thể tiến hành ghép tủy mới hy vọng cứu sống được Ánh.

Khi được tin con gặp bạo bệnh, chị Lý bi quan đến mức tưởng chừng sẽ vĩnh viễn mất đi đứa con đầu lòng. Không có tiền lo chi phí chữa bệnh là khó khăn đầu tiên mà gia đình phải đối mặt.

Quyết định khó khăn!

Chị Lý kể: “Để kéo dài sự sống của con, tôi cố gắng cho cháu được  truyền máu và cũng đã nghĩ đến tình huống xấu nhất. Nhưng rồi các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương đã động viên gia đình rất nhiều. Các bác sỹ còn gọi về cho lãnh đạo xã bảo gia đình cứ đưa cháu lên chữa trị rồi sẽ tìm cách. Các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương đã nỗ lực liên hệ với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và tìm được nguồn tài trợ ca mổ cho con tôi...”.

Được sự động viên của các bác sỹ, chị Lý để lại con nhỏ cho chồng chăm nom, tất tả đưa cháu Ánh từ Hưng Yên lên Hà Nội. Nhưng giờ chị lại đối mặt với câu hỏi: “Lấy tủy ở đâu để ghép cho con?”. Bởi theo các chuyên gia, việc cấy ghép tủy chỉ có thể từ anh/chị em ruột thì tỷ lệ thành công mới cao. Trong khi đó, Ánh là chị lớn nhất trong nhà, con thứ 2 của chị là cháu Giang mới 5 tuổi, cháu út mới gần 2 tuổi.

Sau những đêm thức trắng, chị quyết định về nhà nói chuyện với gia đình và cháu Giang. Đại gia đình ai cũng phản đối quyết định ấy vì mọi người đều cho rằng: Việc lấy tủy ở một đứa trẻ 5 tuổi rất có thể sẽ kéo theo vô số bất trắc. Lúc ấy có thể gia đình sẽ phải mất cả 2 thành viên (?!).

Bé Giang vốn ít khi tiếp xúc với bác sỹ nên khi nghe mẹ nói chuyện, ban đầu bé không đồng ý vì sợ đau. Chị Lý đành nghẹn ngào nói với con: “Con có muốn cứu chị không? Chỉ có mỗi con có thể cứu được chị thôi!”. Vậy là bé Giang gật đầu: “Nếu giúp chị đỡ đau, con đồng ý ngay”. Nghe cô con gái bé bỏng nói, chị Lý cùng chồng trào nước mắt.

Thành công của các thầy thuốc Việt Nam

“Tay xách nách mang”, người mẹ lại “cắp” theo đứa con thứ 2 lên Hà Nội. Cháu Giang được các bác sỹ ở Bệnh viện Nhi Trung ương tiến hành lấy tủy vì Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chưa thực hiện việc lấy- ghép tủy trên trẻ em, còn cháu Ánh vẫn điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Chị Lý sụt sùi nhớ lại hôm ấy: “Mỗi con nằm ở một viện, tôi cứ ngược xuôi hai bên, lòng như lửa đốt. Lúc Giang ở Bệnh viện Nhi Trung ương chuẩn bị vào phòng mổ, tôi đưa điện thoại cho 2 chị em nói chuyện với nhau. Bé Giang thủ thỉ với chị: Chị ơi, em đang ở phòng chờ cứu chị đây!”.

Các bác sỹ cũng cho biết, việc ghép tủy trong ca này khá khó khăn vì thông thường, người cho tủy và nhận tủy có cân nặng ít nhất phải bằng nhau thì việc lấy tủy sẽ không gây nguy hiểm đối với người cho. Nhưng trong trường hợp này, cháu Giang chỉ nặng 16kg, bằng nửa cân nặng của người nhận là cháu Ánh nên các chuyên gia phải “thu hoạch” tối đa tủy xương của cháu Giang  mới có thể đủ số lượng tế bào gốc tạo máu để ghép cho  cháu Ánh.

Đây lại là ca ghép không phù hợp nhóm máu (người cho nhóm máu A, người nhận nhóm máu O). Khối lượng tủy xương cần xử lý loại hồng cầu, thao tác rất tỉ mỉ, đòi hỏi kĩ năng và kiến thức vững vàng. Tuy nhiên, công việc này cũng đã được hoàn thành sau 4 giờ làm việc liên tục của các chuyên gia Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Sau khi lấy tủy, cháu Giang lên cơn sốt nhưng ngay lập tức đã được các bác sỹ điều trị ổn định. Đến nay cháu đã về nhà và sinh hoạt bình thường. Còn cháu Ánh vẫn đang được điều trị trong phòng vô trùng tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Các bác sỹ cho biết, cháu Ánh đã bắt đầu mọc tủy mới, đang được theo dõi đặc biệt.
 

Cảm ơn các bác sỹ nhiều lắm!

Mặc dù sức khỏe của 2 con đã dần ổn định, nhưng chị Phạm Thị Lý vẫn canh cánh nỗi lo. Chị nghẹn ngào:  “Tôi vẫn lo lắm, chẳng đêm nào ngủ được. Cả nhà chỉ trông chờ cả vào tôi. Chồng thì yếu nên chẳng làm được gì. Trước khi mổ cho con, gia đình cũng đã đi vay ngược xuôi. Số nợ giờ lên đến gần 100 triệu đồng, chưa biết khi nào trả nổi! Nhưng gia đình sẽ cố gắng, còn người là còn của. Chúng tôi không biết nói gì, chỉ biết cảm ơn các bác sỹ của 2 bệnh viện nhiều lắm!”.

 
 Hoàng Phương  
hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 22 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Top