Hà Nội
23°C / 22-25°C

Già hóa dân số và những thách thức (1): Bức tranh chung về già hóa

GiadinhNet - Nếu năm 2009, số người cao tuổi (NCT) từ 60 tuổi trở lên là 9% thì đến năm 2010, con số này là 9,4% (tăng 0,4%).

 
LTS: Dân số Việt Nam đang già hóa với một tốc độ "phi mã". Theo dự báo khoảng 20 năm nữa, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, trong khi các nước trên thế giới thời gian từ "già hóa" sang "già" từ 25 - 85 năm. Làm gì để ứng phó, giải quyết được những khó khăn, thách thức đang phải đối mặt để đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi? Báo GĐ&XH mong muốn đưa đến một cái nhìn bao quát hơn về vấn đề này qua loạt bài "Già hóa dân số và những thách thức".

Nếu năm 2009, số người cao tuổi (NCT) từ 60 tuổi trở lên là 9% thì đến năm 2010, con số này là 9,4% (tăng 0,4%). Tại nhiều địa phương dân số đang già hóa với tốc độ cao đặt  ra những thách thức lớn.

Đang "trẻ" đã "già"

Những năm trước đây, các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa... được biết đến như những thành phố năng động bởi tiềm năng kinh tế và tập trung đông số người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, với tốc độ già hóa đang tăng không ngừng trên cả nước, những thành phố này giống như các cô gái ngỡ ngàng nhận ra nếp nhăn hằn trên khuôn mặt tự lúc nào(?!).   
 
Già hóa dân số và những thách thức (1): Bức tranh chung về già hóa  1

Hiện nay, tuổi thọ trung bình của cả nước đã tăng lên, bình quân là 72,8 tuổi. Ảnh: PV

Ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, tỉ lệ NCT trên 60 tuổi trở lên đã vượt 10% trên tổng số dân. Tại khu vực đồng bằng sông Hồng, các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định... tỉ lệ NCT đều gia tăng: Hà Nội gần 10%, Hải Phòng là 10,3%, tại Thái Bình con số này đã lên tới 14%. Khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, số lượng NCT cũng tập trung nhiều ở các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định... Ngay tại thời điểm Tổng điều tra Dân số 2009, ở Bình Định, tỉ lệ NCT là 10,82%.

Việt Nam đang trong một quá trình chuyển đổi rất nhanh về nhân khẩu học. Năm 2005, chúng ta vừa kết thúc giai đoạn "cơ cấu dân số trẻ", thì chỉ sau 6 năm sau, Việt Nam đã bước vào giai đoạn "già hóa dân số" trong khi các nước khác trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ để chuyển đổi quá trình này. Ngay tại các tỉnh đã bước vào giai đoạn già hóa dân số cũng gặp những khó khăn kép của đặc thù dân số vừa "già" vừa "trẻ".

Trẻ cậy cha, già cậy... thân

Trên thực tế, tại một số địa phương, số người già tăng lên lại do con cháu di cư tới các tỉnh, thành khác làm ăn xa ngày càng nhiều. Tới nhiều vùng quê, điều khiến mọi người ngạc nhiên là chỉ thấy toàn trẻ con và người già.

Tại một số xã, huyện thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, nhiều thanh niên đã rời vùng quê để lập nghiệp, để lại mẹ già và con trẻ. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay và xu hướng dịch chuyển của nhóm dân di biến động lớn, những người trong độ tuổi lao động rời nông thôn lên thành thị kiếm sống ngày càng nhiều, để lại cha mẹ già ở quê hương, bản quán. Theo bà Vũ Phương Hạnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS -KHHGĐ tỉnh Thái Bình, ước tính tại đây trung bình cứ 1.000 người dân thì có 57 người đi làm ăn xa.

Đợt Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở vừa qua cho thấy: Có những xã, thôn hầu như chỉ còn các cụ già và trẻ con ở nhà. Người Việt Nam có câu "Trẻ cậy cha, già cậy con", NCT lẽ ra phải được chăm sóc nhưng khi con đi làm ăn xa phải tự chăm lo cho mình. Tuổi cao, sức yếu nhiều NCT lại phải đảm nhiệm toàn bộ việc đồng áng, chăm sóc cháu, gánh nặng càng thêm chồng chất.

"Thọ" mà chưa "khỏe"
 

Đồng bằng sông Hồng nhiều người cao tuổi nhất

Theo kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009, số NCT tập trung tại 3 vùng có đông dân cư nhất trong cả nước là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung bộ. Riêng đồng bằng sông Hồng, số NCT đông nhất nước, chiếm tới trên 27%.

Số NCT tăng lên do thành quả của công tác DS-KHHGĐ, số trẻ em giảm đi cùng với những cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế - xã hội. Số NCT tăng là thành tựu của sự phát triển nhưng cũng đang đặt ra khó khăn, thách thức. Với xã hội già hóa, thành phần cơ cấu kinh tế, dịch vụ chăm sóc... sẽ phải thay đổi cho thích ứng. Tuy nhiên, Việt Nam là nước vừa thoát "nghèo", lại chưa kịp chuẩn bị cho một xã hội già hóa là một thách thức rất lớn với chúng ta trong giai đoạn tới.
 
Hiện nay, tuổi thọ trung bình của cả nước đã tăng lên, bình quân là 72,8 tuổi, có những tỉnh, thành phố tuổi thọ trung bình cao như Hà Nội là 74 tuổi, Thái Bình là 75 tuổi. Số cụ già trên 100 tuổi của cả nước tăng gấp đôi so với đợt Tổng điều tra Dân số năm 1999. Tuy nhiên, theo bảng tổng sắp của thế giới, tuổi thọ khỏe mạnh của Việt Nam chưa cao.
 
Trung bình mỗi NCT Việt Nam phải chịu 14 năm bệnh tật trong cuộc sống của mình. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT sắp tới còn là vấn đề rất lớn. Các nhà khoa học đã tính toán: Nếu như chăm sóc y tế cho đứa trẻ cần 1 đồng thì chăm sóc cho NCT cần tới 8 đồng. Đối với NCT, sự chăm sóc đòi hỏi chi phí ngày càng cao hơn khi chuyển từ cơ cấu bệnh tật nhiễm trùng sang cơ cấu bệnh tật của các nước phát triển như các bệnh về chuyển hóa, bệnh không lây nhiễm (tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ, cao huyết áp, tai nạn, thương tích,...).
 
Trong khi đó, hệ thống y tế của chúng ta vẫn chưa thể đáp ứng được khi mới chỉ có một BV Lão khoa TƯ và Khoa lão khoa của một số bệnh viện tỉnh, thành phố.
 
Một bức tranh chung về già hóa ở Việt Nam và những vùng đất của những người "già" cho chúng ta thấy được sự biến đổi dữ dội trong cơ cấu dân số Việt Nam. Trước sự biến đổi ấy, NCT ở thành thị cũng như ở nông thôn, điều kiện kinh tế khá giả hay khó khăn đã và đang làm gì để thích ứng?   
 
(Còn nữa)

Hà Thư - V.Thu

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 34 phút trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Top