Hà Nội
23°C / 22-25°C

Già hóa dân số và những thách thức

Thứ sáu, 10:55 20/11/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tăng tuổi thọ là một trong những thành tựu quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, với tốc độ già hóa đứng trong tốp 5 trên thế giới và hệ thống chăm sóc, an sinh xã hội cho người cao tuổi còn thiếu là những thách thức lớn cho Việt Nam trong việc chăm sóc và phát huy người cao tuổi. Việc chúng ta có thu được hay không những “lợi tức" của sự trường thọ đang là một vấn đề rất cần nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị.

 

Để ứng phó với một xã hội già hóa dân số cần có sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn thể cộng đồng. Ảnh: Chí Cường
Để ứng phó với một xã hội già hóa dân số cần có sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn thể cộng đồng. Ảnh: Chí Cường

 

Từ già hóa dân số sang dân số già rất ngắn

Trong những năm qua, do làm tốt công tác giảm sinh nên số lượng và tỷ lệ trẻ em ngày càng giảm. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và việc chăm sóc sức khỏe tốt hơn nên tỷ lệ và số lượng người cao tuổi tăng lên.

Tuổi thọ bình quân đầu người (hay nói cách khác là kỳ vọng sống tính từ lúc sinh của Việt Nam - PV) vào năm 2010 đạt 73 tuổi. Đặc biệt là số người có tuổi thọ rất cao càng tăng. Tuổi thọ trung bình  của Việt Nam đã tương đương với các nước phát triển trên thế giới. Có thể nói đây chính là thành tựu đáng tự hào của chúng ta trong những năm qua.

Sau cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, Tổng cục Thống kê đã dự báo: Vào năm 2017, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số, tức là tỷ lệ người trên 65 tuổi đạt 7%. Nhưng chỉ sau 2 năm (năm 2011), tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam (trên 65 tuổi ) đã đạt 7%, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 10%. Có nghĩa là dự báo trước đó đã trở nên lạc hậu, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Số người cao tuổi nước ta sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới. Nếu 2012 cứ khoảng 11 người dân mới có 1 người cao tuổi thì ước tính vào năm 2029, cứ 6 người dân sẽ có 1 người cao tuổi và dự báo năm 2049 sẽ là 4 người dân có 1 người cao tuổi. Theo đó, thời gian quá độ từ già hóa dân số sang dân số già (thời gian để tỷ lệ người trên 65 tuổi tăng từ 7% lên 14%) của Việt Nam chỉ khoảng 18 - 20 năm, ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đi trước như: Pháp (115 năm), Thụy Điển (85 năm), Mỹ (70 năm), Nhật Bản (26 năm).

Như vậy, có thể nói Việt Nam sẽ là một trong những nước có tốc độ già hóa tăng nhanh nhất ở khu vực châu Á. Điều đó cũng mang lại cơ hội, thách thức mà chúng ta phải đón nhận trong tương lai. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã từng nói: “Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội của hiện tượng già hóa dân số có ý nghĩa vô cùng sâu rộng, không chỉ tác động tới cá nhân người cao tuổi và gia đình họ mà còn tác động lan tỏa tới toàn xã hội và cộng đồng toàn cầu theo những cách thức chưa từng được biết đến. Điều này tùy thuộc vào cách chúng ta lựa chọn để giải quyết các thách thức và tận dụng tối đa các cơ hội đem lại bởi dân số đang già hóa, là điểm mấu chốt ấn định rằng xã hội sẽ thu được hay không những “lợi tức" của sự trường thọ”.

Cần sớm có chính sách, chiến lược thực tế

Số người cao tuổi tăng nhanh đang đặt ra những thách thức lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe và hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Để già hóa không phải là gánh nặng mà thực sự là thành tựu, đòi hỏi Việt Nam cần nhanh chóng có những chính sách phù hợp để ứng phó và đón nhận già hóa một cách chủ động nhất.

Theo quy luật tự nhiên, khi tuổi càng cao, sức khỏe càng suy giảm. Khi tỷ trọng người cao tuổi ngày càng tăng, đặc biệt là tốc độ tăng nhanh ở nhóm dân số cao tuổi nhất (trên 80 tuổi và số lượng các cụ thọ từ 100 tuổi trở lên), đã đặt ra nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ngày càng lớn.

Những bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi là xương khớp, huyết áp, các bệnh về mắt và suy giảm trí nhớ. Tình trạng bệnh tật đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sự hòa nhập cộng đồng của người cao tuổi. Đa số người cao tuổi nước ta chưa có thói quen khám bệnh định kỳ, vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó khăn. Hệ thống y tế - lão khoa chưa đầy đủ, trang thiết bị còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y tế chưa đáp ứng nhu cầu để giải quyết các bệnh đặc trưng của người cao tuổi.

Bên cạnh đó, đời sống vật chất của người cao tuổi còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện có khoảng 2,97 triệu người (39% người cao tuổi) được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội. Như vậy còn tới 61% dân số cao tuổi sống dựa hoàn toàn vào kinh tế của chính mình và con cháu.

Mặc dù, Nhà nước đã có nhiều chính sách về an sinh xã hội dành cho người cao tuổi như chính sách về BHXH, BHYT và trợ cấp xã hội… nhưng hệ thống chính sách an sinh xã hội này mới chỉ hỗ trợ cho một bộ phận nhỏ của người cao tuổi. Để ứng phó với một xã hội già hóa dân số, đảm bảo chế độ an sinh xã hội cho người cao tuổi cần có sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn thể cộng đồng.

Theo các chuyên gia về dân số, để giữ vững, ổn định quy mô dân số, thích ứng với già hóa dân số cần đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn xã hội chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi”, tăng ngân sách cho Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ. Điều đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần có tầm nhìn chiến lược nhằm xây dựng các chính sách an sinh xã hội phù hợp với các chuyển đổi về cơ cấu dân số nước ta, góp phần phát triển bền vững quốc gia từ góc độ dân số.  

 

Theo Kết quả Điều tra Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, chỉ có 4,8% người cao tuổi có sức khỏe tốt và rất tốt, 65,4% là yếu và rất yếu. Trong đó, có 26,1% người cao tuổi không có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào, trên 51% người cao tuổi không đủ tiền chi trả cho việc điều trị dẫn đến không điều trị. Trong khi đó, xu hướng mô hình gia đình ở Việt Nam đang thay đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân. Con cái ngày càng có xu hướng sống độc lập với cha mẹ. Việc phải sống một mình là điều rất bất lợi đối với người cao tuổi, bởi gia đình luôn là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất rất quan trọng đối với người cao tuổi. Ngày càng có nhiều người cao tuổi sống góa vợ (chồng), số lượng cụ bà góa chồng cao gần 5,5 lần số cụ ông góa vợ. Số cụ bà sống ly hôn, ly thân cũng cao hơn số cụ ông sống ly hôn, ly thân 2,2 lần. 

 (Còn nữa)

Hà Thư/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top