Hà Nội
23°C / 22-25°C

Già hóa dân số và những thách thức (2): Muôn nẻo đường...già

GiadinhNet - Trời ngả về chiều, ông Võ Văn Bá, 81 tuổi lững thững rời nhà trong trang phục thể thao áo thun, quần short trắng, giày bata xanh.

 
Từ ngôi nhà của hai vợ chồng già tại đường Cách Mạng Tháng 8, Q.1, TP HCM, ông Bá thả bộ khoảng 10 phút là đến công viên Tao Đàn. Như nhiều người khác, ông Bá tập xoay bụng sau khi đi loanh quanh hít thở khí trời dưới những tán lá dầu xanh ngát.

“Tuổi già như thế là đủ”!

“Bây giờ lớn tuổi rồi, các con cũng đã lập gia đình cả, chúng đều tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định. Phần tôi, trước đây tích cóp được chút đỉnh, vợ chồng già sống thư thả, không phải phiền các con. Thỉnh thoảng con cháu lại thăm ông bà. Tuổi già như thế là đủ!”, ông Bá vừa xoay bụng vừa vui vẻ tâm sự.

Một ngày mới của vợ chồng bà Hoàng Thúy La (61 tuổi, phố Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội), một giáo viên tiểu học về hưu, cũng bắt đầu với việc hai vợ chồng cùng ra công viên Nghĩa Đô tập thể dục buổi sáng. Bạn tập trong nhóm của bà hôm đi đầy đủ nhất có đến 40 người. Người ít tuổi nhất 55 tuổi, còn người cao tuổi nhất năm nay đã 75. Nghỉ hưu rồi, không phải nghĩ đến chuyện mưu sinh kiếm sống, các con thành đạt, xây dựng gia đình hạnh phúc nên giờ bà chỉ cầu chữ an cho cả nhà. “Chúng tôi ăn vẫn thấy ngon, ngủ vẫn sâu giấc, có đủ sức khỏe để đi du lịch nếu thích. Do đó, đây là thời điểm hạnh phúc nhất cuộc đời, vợ chồng tôi đang cố gắng “tận hưởng” cuộc sống này”, bà La tươi cười.
 
Già hóa dân số và những thách thức (2): Muôn nẻo đường...già 1
Tư vấn, khám bệnh miễn phí cho người cao tuổi tại Hà Nội.
Ảnh: Việt Hà

Hình ảnh của ông Bá, bà La là hình ảnh thường gặp và dễ nhìn thấy của những người cao tuổi (NCT) ở thành thị. Từ những công chức nhà nước nghỉ hưu hay những người trung lưu khá giả như ông Bá, bà La đã thoát khỏi sự lo lắng đời thường về ăn - ở - mặc. Họ nhàn nhã hưởng niềm vui cuộc sống. Với tất cả loại hình dịch vụ đã hiện hữu đầy đủ, cùng với những khoản tiền tích cóp dành cho tuổi già, nhiều NCT ở thành thị đã đạt đến sự “ung dung tự tại”.

“Cũng là tuổi già, nhưng già ở thành phố các ông các bà sướng hơn ở nhà quê. Các ông bà không phải lo cày cấy, vụ mùa thất bát như chúng em. Nóng thì có điều hòa, rét thì có máy sưởi, sáng chiều tập thể dục. Tóm lại là sướng hơn chúng em chán”, bà Mến, 66 tuổi ở Hải Hậu, Nam Định ra sức “phản biện” trong chuyến ra thăm chị gái ở Ba Đình, Hà Nội, khi nghe những người già hàng xóm của chị gái bà trăn trở về cuộc sống của người già.

Già muôn nẻo...

Nhưng không phải người già thành thị nào cũng có được cuộc sống thảnh thơi như bà La, ông Bá cũng như trong cái nhìn khát khao của bà Mến. Ngay như người anh rể tên Thạnh, chồng chị gái bà, nắng cũng như mưa, rét cũng như nóng cứ 5 giờ sáng lại có mặt ở ngã tư gần nhà, chạy xe ôm đến chiều tối. Căn nhà đang ở đi thuê với giá rẻ, còn căn nhà chính, họ lại đem cho thuê để thêm tiền sinh hoạt cho đại gia đình. Còn chị gái bà, thường xuyên bị những cơn đau hành hạ của các bệnh mãn tính như khớp, tiểu đường.

Ngay tại khu vực nội thành Hà Nội, TP HCM – hai thành phố lớn nhất nhì với sự phát triển kinh tế - xã hội đứng đầu cả nước, không phải NCT nào cũng có năng lực tài chính để tận hưởng sự thanh nhàn. Cùng thời điểm một số NCT bách bộ thể thao vào sáng sớm, nhiều NCT khác tất tả mưu sinh một ngày mới. Trong khi vô số NCT khác đang thư thả tản bộ trong công viên, ông Trần Văn Thông phải ngồi lề đường chờ đợi khách bộ hành mua từng cái bánh bao. Kém ông Bá đến 6 tuổi, nhưng ông Thông nhăn nheo và đen sạm vì nắng gió bụi đường. 10 năm bán bánh bao, mỗi sáng, ông Thông đẩy xe bánh bao ra đầu một hẻm phố Cách Mạng Tháng 8 từ lúc 5 giờ sáng và bán đến 10 giờ đêm. Có đến 8 người con nhưng hoàn cảnh người nào cũng khó khăn, ông Thông quyết tự mưu sinh để không nhọc lòng các con lo lắng.

Hình ảnh người già ngày ngày bám mặt hè đường, ngõ phố bán bưng trên những con phố ở Hà Nội kiếm sống cũng không phải là hiếm. Những khuôn mặt dãi dầu mưa nắng bên những hàng nước chè từ mờ sáng đến đêm khuya, bên những nồi nước dùng bán hàng ăn nghi ngút, bên những gánh hoa quả rong len lỏi khắp phố phường. Từ bao nhiêu năm nay, người dân quanh khu bến chờ xe buýt trên phố Lê Hồng Phong (Ba Đình, Hà Nội) vẫn thường gặp một người đàn ông 75 tuổi cùng chiếc xe đạp bán kem dạo nơi đây. Đó là ông Nguyễn Học Chưởng (thôn Đại Áng xã Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội).

Người đàn ông này đã có thâm niên bán kem dạo được hơn 20 năm rồi. Vợ ông năm nay cũng gần 70 tuổi, đau ốm liên miên, tiền một mình ông kiếm ra không đủ cho đứa con nghiện thỏa cơn vật thuốc.

Những nút thắt, mở

NCT ở thành thị có điều kiện, cơ hội tiếp cận cuộc sống hiện đại nhưng tựu trung lại, mong muốn của họ dù giàu hay nghèo đều ao ước mình khỏe mạnh, có ích, không phải đau khổ vì con cháu. Nhiều NCT trong cuộc sống khó khăn, vất vả vẫn nghĩ “số mình nó vậy”, cuộc sống luôn thắt ở chỗ này sẽ mở ở chỗ khác. Nếu mình vất vả mà con cháu ngoan, hiền cũng là một niềm hạnh phúc. Nhưng với quan điểm của mình, bà La cho rằng, nhiều NCT sống tuổi già vất vả vì chưa có sự chuẩn bị ngay từ lúc trẻ nên rơi vào tình trạng “già mà chưa kịp giàu”.

“Tôi vẫn thường dạy các con tôi rằng, có thể các con kiếm hàng chục triệu, nhưng cũng có thể chỉ dành được vài ba triệu một tháng. Hãy chia số thu nhập đó ra 4 phần: Chi tiêu sinh hoạt gia đình, con cái; tiết kiệm; phụng dưỡng cha mẹ và làm phúc. Tôi đọc được ở đâu đó rằng NCT phải đảm bảo được những điều tối thiểu như có nhà của mình, có sổ tiết kiệm, có bạn tri âm, gần bệnh viện... Có bạn tri âm ở đây là có vợ (chồng), hoặc có bạn thân. Nếu ai đơn thân vẫn có nhu cầu đi bước nữa thì hãy tìm lấy một người như thế, con cái không nên ngăn cản việc này”, bà La nói.   (Còn nữa)

Già hóa dân số và những thách thức (2): Muôn nẻo đường...già 2“Tôi cũng được thẻ bảo hiểm y tế miễn phí nhưng ngại đi khám bệnh lắm! Khám lại ra bệnh thì gia đình nguy mất!” Các cụ bảo “trẻ cậy cha, già cậy con”, tôi nay chẳng biết cậy ai, chỉ biết cậy vào cái thân già “gần đất xa trời” này”, ông Chưởng nghẹn ngào nói.
 
Già hóa dân số và những thách thức (2): Muôn nẻo đường...già 3“Người già phải có cách để tìm niềm vui trong cuộc sống chú ạ. Với tôi, bán bánh bao mỗi cái lời hơn 1 ngàn đồng, bán được bao nhiêu mình ăn bấy nhiêu, cũng xem như không phải lo chuyện cơm áo và phiền các con rồi, đó là niềm vui rồi” - ông Thông vừa nói vừa cười, nhăn cả đuôi mắt, rung cả hàm râu thưa.
 
Già hóa dân số và những thách thức (2): Muôn nẻo đường...già 4“Để có được niềm hạnh phúc tuổi già, phải có ý thức tích lũy từ thời trẻ. Ngoài tích lũy về kiến thức, hãy chú ý đến tiền bạc bằng cách bên cạnh bảo hiểm y tế chắc chắn phải có, theo tôi cần cố gắng thêm ít nhất một loại bảo hiểm khác, phòng khi ốm đau, tai nạn thương tích hoặc không may qua đời. Sự tự chủ về kinh tế là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc sống về sau của bất kỳ cá nhân nào”, bà La chia sẻ.
(Còn nữa)
T.Giang – V.Thu – H.Thư
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

Top