Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gia Lai: Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã làm thay đổi nhận thức của người dân!

Chủ nhật, 14:10 11/12/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trước đây, khi đề án chưa được triển khai thì phần lớn phụ nữ mang thai ở Gia Lai mỗi khi đi khám, siêu âm thai chỉ quan tâm đến giới tính, cân nặng của con chứ ít ai nhờ bác sĩ đo độ mờ da gáy, kiểm tra nhiễm sắc thể, nước ối… xem thai nhi có bị dị tật, bị bệnh tim bẩm sinh hay không.

Gia Lai là một tỉnh nghèo, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm hơn 46% (dân tộc Jrai chiếm hơn 30%, dân tộc Bahnarhơn 12%, các dân tộc khác chiếm hơn 3%). Trong đó, số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là hơn 40.000 hộ, chiếm 25,5% tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh; số hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số gần 25.000 hộ, chiếm gần 16% tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh.

Theo báo cáo của Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh, hiện nay trẻ em bị dị tật bẩm sinh ở Gia Lai chiếm 2,6% trong tổng số trẻ em sinh ra sống; chết trẻ em dưới 5 tuổi là 3,2%; nhiều gia đình cả 2-3 đứa con đều bị dị tật bẩm sinh. 

Trước tình hình đó, Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh (SLTS và SS) được triển khai ở Gia Lai từ năm 2009 đến nay đã thu được nhiều thành tự đáng kể, giúp cho ngành dân số phát hiện, can thiệp kịp thời khá nhiều bệnh tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Đặc biệt, đề án đã làm thay đổi nhận thức của người dân về việc tham gia các quá trình sàng lọc.

Gia Lai: Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã làm thay đổi nhận thức của người dân! - Ảnh 1.

Người dân Gia Lai đăng ký tham gia buổi tuyên truyền về sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Ảnh: Báo Gia Lai

Theo chị Rah Lan Hồng- Trạm trưởng Trạm Y tế xã Ia Phang (huyện Chư Pưh), việc triển khai đề án ban đầu cũng gặp khó khăn. Nhiều chị em không nhận thức được, thậm chí có người còn cho đó là không cần thiết vì trước đây người ta không làm gì hết nên vẫn sinh con bình thường. Có chị em thì cho rằng, cha mẹ khỏe mạnh con sinh ra sẽ bình thường nên không phải xét nghiệm. Song qua nhiều lần giải thích cộng với việc nhiều người tham gia đã tác động tích cực đến các gia đình khác nên việc triển khai đề án cũng thuận lợi hơn trước rất nhiều.

Chị Nguyễn Thị Thủy-xã Ia Boòng (huyện Chư Prông), ôm đứa con trai được 4 tháng tuổi nhỏ thó trên tay và liên tục quấy khóc, da tím tái, rưng rưng nước mắt khi đứng đợi đến lượt trong đợt khám sàng lọc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai, kể: Tôi phát hiện có biểu hiện bất thường khi thai được 16 tuần, nhưng do hiểu mù mờ thông tin nên chỉ điều trị qua loa ở Trung tâm Y tế huyện đến khi sinh cháu ra được 1,2 kg và cháu mắc rất nhiều bệnh. Cháu được 4 tháng tuổi mà vẫn như lúc mới sinh ra, càng ngày thấy càng yếu đi. Nếu trước đây tôi hiểu ra đi siêu âm thì bây giờ vợ chồng tôi đỡ khổ hơn.

Chị Kpuih Ble-cộng tác viên dân số làng Phun B, xã Ia Phang (huyện Chư Pưh) thì cho biết, hầu hết chị em trong làng bây giờ khi mang thai đều đi siêu âm để kiểm tra sức khỏe của bào thai và phát hiện một số dị tật của thai nhi. Có trường hợp thai nhi bị dị tật, các y-bác sĩ khuyên hủy bỏ thai kịp thời gia đình hiểu ra và đồng ý bỏ.

Trước đây, khi đề án chưa được triển khai thì phần lớn phụ nữ mang thai ở Gia Lai mỗi khi đi khám, siêu âm thai chỉ quan tâm đến giới tính, cân nặng của con chứ ít ai nhờ bác sĩ đo độ mờ da gáy, kiểm tra nhiễm sắc thể, nước ối… xem thai nhi có bị dị tật, bị bệnh tim bẩm sinh hay không? Song vấn đề này lại rất quan trọng, cần thiết để duy trì nòi giống và tương lai của con em sau này. Bởi nếu được khám sàng lọc trong quá trình bà mẹ mang thai sẽ phát hiện được những khuyết tật ở trẻ và xử lý kịp thời. Với những khuyết tật không khắc phục được, các bác sĩ sẽ có những tư vấn hữu ích cho các bà mẹ và gia đình.

Gia Lai: Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã làm thay đổi nhận thức của người dân! - Ảnh 2.

Các y-bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh lấy máu trẻ khi mới sinh ra để phát hiện dị tật. Ảnh: Báo Gia Lai

Theo bác sĩ Nguyễn Tĩnh Bình-Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), phụ nữ mang thai cần xác định 3 thời điểm quan trọng để sàng lọc trước sinh. Giai đoạn thai từ tuần thứ 11 đến 13 nên làm xét nghiệm Double Test (đo độ mờ da gáy) giúp phát hiện sớm nguy cơ hội chứng Down, dị tật ống thần kinh; ở tuần thứ 22 cần siêu âm toàn bộ hình thái thai nhi và tuần thứ 32 siêu âm phát hiện dị tật tim, não… Mỗi sản phụ đều được các y-bác sĩ của khoa tư vấn, tuyên truyền về sàng lọc sơ sinh bằng việc lấy mẫu máu gót chân trẻ để xét nghiệm, nếu có bất thường sẽ tư vấn cho gia đình chọn hướng điều trị hoặc xử lý tốt nhất.

Để nâng cao chất lượng dân số một cách toàn diện, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đề cập đến nhiều giải pháp quan trọng; trong đó yêu cầu phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân... Nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2030, 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất.

Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh cho rằng, để đạt mục tiêu trên, ngoài nỗ lực của ngành chức năng, các thai phụ nên chủ động tham gia sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm sinh ra những đứa con khỏe mạnh, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top