“Giấc mơ thuốc” và vị Tiến sỹ đầu tiên người Sán Chỉ
Giadinh.net - “Một đêm, khi tôi đang ở trong rừng, gặp cậu bạn cùng bản gùi gạo, mắm, muối từ nhà lên lán để ba anh em ăn trong một tuần.
![]() |
Nghiên cứu về cây thuốc của đồng bào vùng cao là niềm đam mê lớn nhất của TS Trần Văn Ơn (Ảnh: TL). |
Tiến sĩ (chuyên ngành thực vật học) Trần Văn Ơn - Trưởng bộ môn Thực vật học, trường Đại học Dược Hà Nội bắt đầu câu chuyện từ một kỷ niệm như thế. Bây giờ mang học hàm Tiến sỹ về thực vật học - một chuyên ngành cũng gắn liền với núi rừng, anh ấp ủ ước mơ khôi phục bảo tồn và phát triển những cây thuốc quý và đăng ký thương hiệu những bài thuốc của người dân tộc để không bị… thất truyền.
Như tất cả những gia đình người Sán Chỉ sinh sống trong bản làng nơi heo hút của rừng núi Thái Nguyên, cậu bé Trần Văn Ơn theo học cái chữ qua những lớp học của giáo viên cắm bản. Niềm ham học đã đưa chân anh từ bản làng xuống trung tâm xã, từ trung tâm xã xuống trường dân tộc nội trú trên huyện…
![]() |
TS Trần Văn Ơn đang hướng dẫn bà con dân tộc thủ tục thành lập công ty sản xuất thuốc tắm (Ảnh: TL). |
Học xong chương trình PTTH, không như nhiều bạn bè khác ở nhà, lấy vợ, đẻ con và lại tiếp tục gắn bó với góc rừng, mảnh nương, con suối…Ơn nộp hồ sơ dự thi đại học. Thi rồi, cũng không nghĩ mình sẽ đỗ… Vậy nhưng, sau cái đêm lội rừng ấy, về đến bản trời đã hưng hửng sáng, anh đến tận nhà người đưa thư, gọi cửa để lấy “cái tờ giấy gì ở trên xã” mà cậu bạn miêu tả. Cậu mừng run người khi đó là giấy gọi nhập học, lớp dự bị dành cho con em dân tộc thiểu số của Trường đại học Dược.
Một năm sau hệ dự bị, anh đăng ký thi ngành Thực vật học - bộ môn không mấy sinh viên yêu thích vì sự khô khan và hóc búa. Trên bảng điểm kết quả thi, Trần Văn Ơn trúng tuyển.
Bốn năm trời, anh miệt mài học tập để mong đến ngày trở về quê hương. Anh kể, đoạn đường dài 120 cây số từ trường về nhà, phải đi làm ba chặng. Tờ mờ sáng ra xếp hàng mua vé, ngồi vạ vật đợi giờ tàu chạy. Về đến ga Kép, bắt xe xuống huyện. Từ trung tâm huyện Đồng Hỷ, cuốc bộ về nhà ở tít cuối bản mất vài chục cây số nữa. Hôm nào may mắn, đi nhờ được chiếc xe trâu của người cùng bản lên chở thóc, chở muối về. “Quãng đường chim bay” ấy, anh phải lặn lội mất gần 2 ngày trời!
Giấc mơ về “người thầy thuốc chân đất”
Tiến sĩ Trần Văn Ơn tâm sự, anh muốn khôi phục lại tất cả những bài thuốc quý của các dân tộc, đồng thời phát động phong trào giáo dục tìm hiểu cây thuốc trong toàn thể cộng đồng, từ đó có kế hoạch bảo tồn, phát triển nguồn gien quý từ thực vật đang ngày càng mất dần... Ước mơ lớn nhất của anh là tất cả những bài thuốc quý sẽ được giữ lại, được sử dụng như những chiếc “cần câu” để xoá nghèo cho đồng bào thiểu số. |
Trong gia đình, Trần Văn Ơn là người may mắn được bố mẹ cho đi học “đến đầu đến đũa”. Anh sống trong môi trường gia đình có truyền thống về cây thuốc. Ngay từ nhỏ, sự gắn bó với những cây thuốc, cây cỏ xung quanh bản làng đã “thổi” vào Ơn niềm đam mê. Nhớ lại hồi đó, Ơn đã tự làm cho mình một cuốn sổ nhỏ để ghi chép các đặc điểm, kèm theo hình vẽ minh hoạ về các loài cây thuốc, trong những lần vào rừng lấy thuốc cùng ông.
Lên đại học, anh trở thành “học trò cưng” của các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành trong Khoa Thực vật học của Trường đại học Dược: GSTS khoa học Trần Quang Thành; GS Vũ Văn Chuyên – giáo sư “độc ngữ” về môn Latinh. Ba năm liền, một thầy một trò lăn lộn về thực vật. Vừa học thầy về kiến thức, Ơn vừa học luôn từ những người thầy đáng kính (mà sau này anh may mắn trở thành đồng nghiệp của họ) tác phong, phong cách và niềm đam mê khoa học, để đến khi làm thầy, anh lại “truyền lửa” cho các thế hệ sinh viên của mình.
![]() |
![]() |
Tam thất (ảnh trên) và giảo cổ lam (ảnh dưới) là những loại thuốc quý (ảnh: TL). |
“Việt Nam có rất nhiều cây thuốc quý. Thế nhưng, những loài được dân gian biết đến rất ít và còn lại không nhiều. Chúng ta không có ai đứng ra ghi chép, tổng hợp và thừa kế những bài thuốc theo kiểu “gia truyền” ấy, khiến nó bị mất đi khi những thầy lang theo tuổi già bị chết vì tuổi cao… Người Trung Quốc đã sớm nhận thức được điều này, và họ đang là nước đứng đầu về lĩnh vực Đông y!”.
10 năm liền, ông Tiến sỹ người Sán Chỉ ấy lại cùi cụi nghiên cứu, ghi chép và trồng cây thuốc, vì sợ nó biến mất trong nay mai.
Năm 2003, một lần lên Tả Khoang, Tả Phìn (Sa Pa) thực địa, anh thấy các nhà nghỉ, khách sạn xung quanh điểm nghỉ mát Sa Pa mọc lên nhan nhản dịch vụ “tắm thuốc của người Dao đỏ”. Bài thuốc ấy là tri thức, thành quả của người Dao đỏ. Anh lại tẩn mẩn mấy năm trời, cùng các sinh viên, cộng sự của Bộ môn Thực vật học lên Sa Pa lấy mẫu về nghiên cứu các thành phần của bài thuốc tắm. Anh và cộng sự chiết xuất, đưa ra công thức để chuyển đổi từ bài thuốc tắm thủ công theo kiểu “xông cảm” của dân gian thành sản phẩm các “hộp thuốc tắm”.

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine
Sống khỏe - 17 giờ trướcBộ Y tế sáng 3/5 cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

50 giờ ghép đa tạng hồi sinh 3 cuộc đời
Y tế - 1 ngày trướcTrong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108 thực hiện thành công ca lấy - ghép đa tạng từ người hiến chết não, mang lại sự sống cho 3 bệnh nhân.

Tuyên dương kíp bác sĩ bị hành hung vẫn cứu sống bé trai 12 tuổi sốc phản vệ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba vừa tổ chức khen thưởng đột xuất cho ê kíp y bác sĩ đã có thành tích xuất sắc trong việc cấp cứu thành công một bệnh nhi 12 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch vừa qua. Trang Fanpage Sức Khỏe Phú Thọ đưa tin.

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Tất cả quá trình từ lúc phát hiện, chẩn đoán và hồi sức người hiến tạng tiềm năng đến lúc hoàn thiện các ca ghép chỉ diễn ra trong vòng 50 giờ đồng hồ, thể hiện tinh thần kỷ luật, tác phong quân đội của thầy thuốc.

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với suy hô hấp cấp, co giật toàn thân, môi tím tái, phải đặt nội khí quản để hỗ trợ thở máy.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân
Y tế - 3 ngày trướcSau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'
Y tế - 5 ngày trướcKhi các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đang dồn toàn lực để cấp cứu một bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, thì người nhà bệnh nhân ra vào hỗn loạn, gào thét, chửi bới. Thậm chí người đàn ông có hành vi xô đẩy, tấn công, dùng chân đá, đạp vào bác sĩ...

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khuyến cáo, cần bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm; kiểm soát quảng cáo khuyến mại và tài trợ các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dành cho trẻ em đối với đồ uống có đường.

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dọc thể hang dương vật của bệnh nhân có nhiều điểm rách, mô tổ chức phù nề lan tỏa kèm tụ máu.

Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm
Y tế - 5 ngày trướcNhồi máu não là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, người bệnh có thể tử vong.

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu
Y tếGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dọc thể hang dương vật của bệnh nhân có nhiều điểm rách, mô tổ chức phù nề lan tỏa kèm tụ máu.