Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải đáp 10 câu hỏi thường gặp về ngủ ngáy

Thứ sáu, 10:54 05/04/2024 | Bệnh thường gặp

Ngủ ngáy bình thường không nguy hiểm nhưng ngủ ngáy thường xuyên sẽ có nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Đây là tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy chúng ta không nên chủ quan.

1. Thế nào là ngủ ngáy?

Ngủ ngáy là hiện tượng luồng khí lưu thông trong khi ngủ đi qua một vùng hẹp ở đường hô hấp trên, tác động làm cho niêm mạc các mô xung quanh rung lên và tạo nên một loại âm thanh đặc trưng gọi là tiếng ngáy.

2. Nguyên nhân gây ngủ ngáy

Bình thường trong khi ngủ, chúng ta sẽ hít vào một lượng khí. Lượng khí này sẽ đi vào mũi hoặc miệng rồi xuống phổi và thở ra một cách tự nhiên không có tiếng kêu.

Nếu vùng hầu họng bị hẹp sẽ khiến lượng khí hít vào sẽ đi qua một vùng hẹp ở đường hô hấp trên, tác động lên niêm mạc các mô xung quanh làm rung lên tạo nên âm thanh như tiếng khò khò hay khàn khàn, phát ra từ vùng hẹp có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng.

3. Ai dễ bị ngủ ngáy?

Có nhiều nguyên nhân gây ngủ ngáy. Trên thực tế, ngủ ngáy thường gặp ở những trường hợp sau:

Thừa cân, béo phì : Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ngáy ở nam giới, vì nam giới có xu hướng tăng cân ở khu vực cổ. Các mô mỡ quanh cổ chèn ép đường thở khiến không khí khó lưu thông khi ngủ, do vậy đường thở dễ phát ra tiếng động.

Những người bị béo phì hoặc vận động quá ít có thể tích tụ chất béo trong đường hô hấp trên, thu hẹp đường thở gây khó thở. Hoạt động cơ quá ít cũng có thể làm giảm trương lực cơ.

Uống rượu, hút thuốc: Uống rượu có thể khiến các cơ sau họng bị chèn ép gây ra ngáy. Những người hút thuốc cũng dễ ngủ ngáy gấp 2 lần so với những người không hút thuốc. Vì khói thuốc lá kích thích niêm mạc khoang mũi, họng, gây sưng và viêm dẫn đến tắc mũi khiến chúng ta khó thở bằng mũi. Những người hít phải khói thuốc của người khác hút cũng có nguy cơ ngáy.

Do tư thế ngủ: Thường khi nằm ngửa dễ bị ngáy hơn do tác động của trọng lực lên đường hô hấp trên. Điều này xảy ra khi lưỡi và phần vòm miệng mềm bị tụt ra sau vào cổ họng, gây hẹp đường thở.

Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng có thể gây nghẹt mũi, góp phần tạo ra tiếng ngáy ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

4. Vì sao nam giới hay bị ngủ ngáy hơn nữ giới?

Tỷ lệ ngủ ngáy và ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở giới nam cao gấp 2 -3 lần so với giới nữ. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đã cho thấy nam giới có sự lắng đọng mô mỡ xung quanh hầu nhiều hơn và chiều dài đường thở vùng hầu cũng lớn hơn nên dễ bị xẹp trong khi ngủ.

Nam giới cũng là đối tượng hút thuốc lá, uống rượu bia phổ biến hơn nữ giới. Hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với những người chưa từng hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc. Uống rượu trước khi đi ngủ làm tăng khả năng xẹp của đường hô hấp, gây ra các cơn ngừng thở, giảm thở, kể cả ở người bình thường.

Giải đáp 10 câu hỏi thường gặp về ngủ ngáy- Ảnh 1.

Ngưng thở khi ngủ có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa.

5. Ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Tuy ngủ ngáy bình thường không quá nghiêm trọng nhưng ngủ ngáy thường xuyên sẽ có nguy cơ ngưng thở khi ngủ . Ngưng thở khi ngủ là một dạng nặng của tắc nghẽn đường hô hấp với biểu hiện đầu tiên thường là ngáy với những cơn ngưng thở ngắn.

Nếu người ngủ ngáy rơi vào trạng thái ngủ sâu hơn thì tất cả mô và cơ xung quanh cổ họng giãn ra hoàn toàn, sẽ chùng xuống làm cho đường dẫn khí vốn đã hẹp rồi sẽ hẹp thêm, thậm chí tắc luôn gây nên hiện tượng ngưng thở khi ngủ.

Nếu ngủ ngáy to, có từng cơn ngưng thở tắc nghẽn kèm rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, giật mình, ngộp thở, khô miệng, tiểu đêm nhiều lần…; khi dậy tinh thần và toàn thân mệt mỏi, đau đầu, ban ngày buồn ngủ quá mức, khó tập trung, trí nhớ suy giảm…

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây nhiều hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh phải đối mặt là khi lượng oxy trong máu giảm đột ngột, gây tăng áp cho hệ tuần hoàn và tim gây đột quỵ , suy tim, nhồi máu cơ tim…

6. Cách nhận biết ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ

Phần lớn người ngủ ngáy thường không biết mình ngủ ngáy, thường biết qua người thân nói lại. Những dấu hiệu phổ biến của ngưng thở khi ngủ là ngáy to khi ngủ, có những cơn ngưng thở về đêm, thở phì phò, sau đó thở dồn dập, thở hổn hển vào cuối thời kỳ ngưng thở, thức giấc ban đêm vì cảm giác ngộp thở. Người ngủ chung có thể nhận biết những lúc ngưng thở này.

Theo thời gian, tình trạng ngáy xảy ra thường xuyên hơn, to hơn. Người bệnh thường không biết đang mình gặp vấn đề về giấc ngủ, cũng như mức độ nặng của nó. Những triệu chứng khác cũng thường gặp của ngưng thở khi ngủ là buồn ngủ ban ngày quá mức, bệnh nhân có thể ngủ trong khi đang làm việc, thậm chí khi đang lái xe.

Ngoài ra, còn có những biểu hiện khác của ngưng thở khi ngủ có thể là nhức đầu vào buổi sáng, giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, dễ cáu gắt, trầm cảm...

7. Ngủ ngáy có phòng ngừa được không?

  • Thay đổi thói quen, sinh hoạt, lối sống giúp kiểm soát, hạn chế và phòng ngừa tình trạng ngủ ngáy;
  • Nên ngủ đủ giấc, tập thói quen đi ngủ đúng giờ đều đặn;
  • Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì;
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá;
  • Tránh căng thẳng, stress;
  • Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý và tăng oxy não;
  • Cần khám, điều trị triệt để các bệnh mũi xoang, bệnh lý ở miệng họng, hô hấp…

8. Các biện pháp cải thiện chứng ngủ ngáy

Nếu trong gia đình có người bị ngáy khi ngủ, người nhà nên chủ động đánh thức người ngủ để họ bớt ngáy, điều này cũng có cải thiện tình trạng ngáy tạm thời lúc đó và giúp họ chủ động về đường thở.

  • Để giảm tình trạng ngủ ngáy, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý;
  • Không nên làm việc quá sức hoặc căng thẳng kéo dài;
  • Tránh để thừa cân, béo phì;
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia.
  • Ngoài ra, cần lưu ý tư thế ngủ, nên nằm nghiêng sang phải hoặc trái…

9. Ngủ ngáy khi nào cần đi khám?

Nếu đã điều chỉnh lối sống mà không cải thiện, người bệnh lại tiếp tục tái phát tình trạng ngáy kéo dài hay có biểu hiện ngưng thở khi ngủ thì nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Việc điều trị ngủ ngáy có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nguyên nhân gây ngáy. Nếu nguyên nhân ngủ ngáy là do vùng hầu họng bị tắc nghẽn do các mô mềm, cấu trúc giải phẫu… các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hoặc sử dụng các loại máy để làm tăng áp lực dương oxy vào trong cơ thể.

Nếu không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp như chỉnh hình lại vòm hầu, cắt amidan để làm thoáng khu vực vùng hầu họng để đường thở thông thoáng, oxy gia tăng…

Giải đáp 10 câu hỏi thường gặp về ngủ ngáy- Ảnh 3.

Người bị ngủ ngáy thường xuyên nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Ảnh minh họa.

10. Điều trị ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ như thế nào?

Khi mắc bệnh ngủ ngáy, nguy cơ lớn nhất là ngưng thở trong lúc ngủ. Nếu không được điều trị, tình trạng ngưng thở tái diễn nhiều lần trong đêm, theo thời gian có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Để chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tiến hành những thăm dò sâu về giấc ngủ như: Đo đa ký giấc ngủ, nội soi ống mềm khi ngủ…

Các phương pháp điều trị ngưng thở do tắc nghẽn khi ngủ hiện nay là thở áp lực dương liên tục, sử dụng dụng cụ hỗ trợ vùng miệng, phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác như giảm cân, tránh sử dụng rượu, thuốc lá, thuốc an thần, thuốc giãn cơ, nằm nghiêng khi ngủ, điều trị suy giáp... Trong đó, thở áp lực dương liên tục là phương pháp không xâm lấn mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị cần dựa vào vào nhiều yếu tố, do bác sĩ đánh giá cân nhắc chỉ định phù hợp. Vì vậy, nếu có vấn đề về giấc ngủ, ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ, người bệnh cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng, hô hấp và điều trị kịp thời.


Thu Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Nhiều người nghĩ hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi… mà không biết hôi miệng còn có thể do liên quan đến một số bệnh lý.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Top