Giai đoạn "nước rút" trước kỳ thi vào lớp 10, học sinh và phụ huynh cần lưu ý gì?
Kỳ thi vào lớp 10 năm nay được dự báo sẽ căng thẳng, khốc liệt hơn những năm trước. Các chuyên gia giáo dục đã có những lời khuyên để giúp học sinh có được một kỳ thi thành công và suôn sẻ.
Lưu ý với học sinh
3 ngày nữa sẽ đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên và không chuyên của Hà Nội, thầy Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa) cho rằng, càng sát ngày thi, tâm lý của học sinh càng căng thẳng. Vì vậy, những ngày này, các em học sinh không nên quá lo lắng và ôn tập một cách ôm đồm, thức quá khuya, dậy muộn. Các em cần có thời gian biểu trong ngày hợp lý, phù hợp với nhịp sinh học của những ngày thi.
Theo thầy Cường, các em học sinh cũng không nên học thêm nội dung mới, khó mà cần ôn tập toàn bộ các chuyên đề, lời giải mà thầy cô đã dạy, đọc lại kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Nếu gặp vướng mắc gì, các em nên hỏi ngay thầy cô để được giải đáp. Lúc ôn tập có thể đan xen làm một vài đề, bấm giờ để cân đối thời lượng cho phù hợp.
Riêng đối với môn Toán, trước thềm kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, để giúp các em ôn tập tốt và thi đạt điểm cao, thầy Nguyễn Mạnh Cường - giáo viên môn Toán của Hệ thống giáo dục Hocmai cho rằng, nếu học sinh nắm chắc kiến thức và ôn luyện kỹ càng, làm trọn vẹn phần cơ bản đạt mức điểm 7,5 đến 8 là không khó.

Học sinh cần có tâm lý thoải mái trước khi bước vào kỳ thi lớp 10 đầy căng thẳng.
Với mục tiêu đạt trên 8 cho đến 9 điểm để có thể nghĩ tới các trường như THPT Lê Quý Đôn, THPT Yên Hòa, THPT Thăng Long… Học sinh cần làm tốt phần cơ bản, và còn thời gian để chinh phục ý cuối bài 1, bài 3. Những ý này đòi hỏi các em tích cực tính toán, suy luận và đối chiếu các điều kiện sau khi tìm được biến số hoặc tham số.
Đối với môn Ngữ văn, cô Trịnh Ngọc Ánh - giáo viên Ngữ văn Trường THCS Cầu Giấy chia sẻ, trong giai đoạn "nước rút" này, các em học sinh cần hệ thống lại toàn bộ kiến thức, kỹ năng mà thầy cô đã trang bị, từ đó khi vào phòng thi các em sẽ tự chủ và có tâm lý vững vàng.
"Một đề thi có phạm vi giới hạn đề rất phong phú trải dài cả ba phần: Tiếng Việt, Văn bản và Tập làm văn. Trong đó, phần Tiếng Việt với kiến thức từ lớp 6 - 9 đều có thể xuất hiện trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10. Vì vậy, các em nên ôn luyện kỹ càng, hệ thống, tổng hợp các kiến thức cơ bản để quá trình ôn luyện dễ dàng hơn".
Cô Ánh lưu ý, trong quá trình ôn luyện, các em học sinh cần tránh sai lầm học vẹt, học tủ. Việc học vẹt, học tủ là cách học sai lầm nghiêm trọng mà học sinh mắc phải. "Bản chất học tủ sẽ chỉ làm các em nhớ kiến thức máy móc sau đó quên ngay. Điều này vừa không giúp các em thu nạp kiến thức vừa gây ra những hậu quả đáng tiếc".
Còn đối với môn Ngoại ngữ, cô Hồng Nhung - giáo viên tại một trung tâm dạy tiếng Anh chuyên luyện thi vào lớp 10 cho biết, các em học sinh cần nắm chắc các dạng kiến thức quan trọng mà các em đã được học trong chương trình THCS. Đặc biệt là phần đọc hiểu và điền từ vào đoạn văn luôn gây nhiều khó khăn cho học sinh vì các em chưa có nhiều từ vựng.
Theo cô Nhung, trong kỳ thi vào lớp 10 công lập những năm gầy đây, để đạt mức 7-8 điểm thí sinh chỉ cần học kỹ các kiến thức đã được giảng dạy trong chương trình THCS. Tuy nhiên, để lấy điểm 9 và 10 thí sinh cần phải mở rộng vốn từ vựng ra ngoài chương trình sách giáo khoa.
Phụ huynh có con thi lớp 10 cần lưu ý gì?
Là một phụ huynh đã từng có hai con thi vào lớp 10, giờ một cháu đang du học ở Mỹ và một cháu đang học lớp 11, chị Tuệ Lâm (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ, thời gian này, phụ huynh hãy là điểm tựa để giúp con mình có được thời gian ôn tập thoải mái nhất.
Chị Lâm cho biết, về dinh dưỡng cho con trước những ngày thi, ngoài thịt cá chị thường bổ sung cho con nhiều rau xanh và hoa quả, đặc biệt là nước cam, chanh giúp cơ thể tươi mát trong những ngày hè nóng nực.
Ngoài ra, theo chị Lâm, trước những ngày sát kỳ thi, cha mẹ cần giải tỏa áp lực, căng thẳng cho con bằng cách hãy dành cho con không gian yên tĩnh để tập trung ôn tập kiến thức. Ngoài thời gian học thì cha mẹ hãy để con thư giãn và nghỉ ngơi. Các con có thể gặp gỡ bạn bè hoặc trò chuyện với gia đình để giảm áp lực, hay đi dạo công viên, chơi thể thao…
"Tôi luôn động viên, khích lệ và tạo cho con sự yên tâm là mẹ sẽ luôn bên cạnh con bất cứ khi nào con gặp khó khăn. Nhờ không áp đặt và tạo tâm lý thoải mái cho con như thế nên cả hai cháu nhà tôi đều trải qua kỳ thi vào lớp 10 một cách nhẹ nhàng và đạt kết quả cao. Cháu lớn thì vào lớp 10 chuyên Tin Trường Hà Nội – Amsterdam, cháu thứ hai thì vào một trường top đầu của quận".
Còn chuyên viên tâm lý, thạc sĩ giáo dục Chế Dạ Thảo khuyên các phụ huynh: "Chúng ta có thể làm được 3 điều để giúp cho kỳ thi của học sinh trở nên thành công và suôn sẻ hơn.
Đầu tiên, cần hỗ trợ về mặt thể chất cho các con, bao gồm về chế độ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, chất lượng giấc ngủ cũng như quá trình sinh hoạt hàng ngày. Đảm bảo về năng lương, chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi hợp lý cũng như hướng con em mình đến những vấn đề giải trí, thể thao lành mạnh. Kế đến, phụ huynh cần hỗ trợ cho con em mình về mặt thông tin chính xác.
Tiếp theo là hỗ trợ cho con em mình về mặt tinh thần. Phụ huynh tuyệt đối không được so sánh giữa con em mình với những bạn bè đồng trang lứa hoặc một hình mẫu tiêu biểu nào đó để làm thước đo. Điều này vô tình sẽ tạo áp lực rất lớn cho thí sinh trước kỳ thi".

Trường học 'siết' quy định đón trả trẻ sau vụ bé gái 2 tuổi bị bắt cóc ở Gia Lâm
Giáo dục - 15 giờ trướcNhiều trường học tại Hà Nội tiếp tục siết chặt quy định đón/trả trẻ sau vụ một bé gái 21 tháng tuổi ở huyện Gia Lâm bị bắt cóc, tống tiền.

'Không học thêm, cô không nhớ tên, dù giỏi đến mấy con cũng chỉ được 5 điểm'
Giáo dục - 15 giờ trướcNhiều độc giả cho rằng việc dạy thêm đã trở thành vấn nạn, thậm chí thầy cô trù dập, cho học sinh điểm kém chỉ vì không đi học thêm.

Vinschool được vinh danh với bộ đôi giải thưởng tại Asian Technology Excellence Awards 2023
Giáo dục - 1 ngày trướcHệ thống Giáo dục Vinschool vừa vinh dự nhận 2 giải thưởng cho các hạng mục Digital - Education (Vietnam) và Mobile - Education (Vietnam) tại Lễ Trao giải quốc tế Asian Technology Awards.

Sở GD-ĐT TP.HCM lên tiếng về việc 'năm nào cũng thu tiền điều hòa'
Giáo dục - 2 ngày trướcÔng Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, đã lý giải về các khoản vận động thu đầu năm học mới, trong đó có việc tại sao năm nào cũng phải... đóng tiền điều hòa.

Điểm danh những nơi miễn, giảm học phí cho học sinh năm học 2023 – 2024
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Năm học 2023-2024, nhiều địa phương đã quyết định hỗ trợ học phí cho học sinh trên địa bàn nhằm chia sẻ khó khăn với người dân.

Thời điểm tựu trường, quốc gia nào chi tiêu nhiều nhất cho giáo dục?
Giáo dục - 2 ngày trướcThế giới đã chi khoảng 5 nghìn tỷ USD cho giáo dục, chiếm 4,33% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2020. Ở châu Âu, Greenland dẫn đầu khi phân bổ 10,5% GDP cho ngành này, gần gấp đôi mức trung bình 5,13% của Liên minh châu Âu.

Thông tin mới vụ bé gái 2 tuổi ở Quốc Oai bị cô giáo hành hung
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Sự việc bé B. N ở Sài Sơn, Quốc Oai bị cô giáo tát liên tiếp vào mặt đã trôi qua cả thánh nhưng hiện giờ sức khoẻ vẫn chưa ổn định, gia đình vẫn phải đưa đi viện và sử dụng thuốc để điều trị.

Dự kiến 11 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Theo đại diện Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ gồm 11 môn, trong đó có một số môn bắt buộc và một số môn tự chọn.

98,88% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT
Giáo dục - 3 ngày trướcThông tin được Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác thi tốt nghiệp THPT 2023 và triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT 2024, sáng 20/9.

Du học là con đường duy nhất để trở thành công dân toàn cầu?
Giáo dục - 4 ngày trướcCông dân toàn cầu là cụm từ chỉ những người sống, học tập và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên đã lựa chọn du học trong kế hoạch trở thành công dân toàn cầu.

3 điểm nhấn trong cải cách tiền lương có lợi cho hàng triệu công, viên chức
Xã hộiGĐXH - Ngày 16/9 vừa qua là hạn chốt để Bộ Nội vụ hoàn thành phương án cải cách tiền lương, báo cáo Chính phủ.