Giải quyết thách thức, đưa Nghị quyết 21-NQ/TW vào thực tiễn cuộc sống
GiadinhNet - Để đưa Nghị quyết 21-NQ/TW vào thực tiễn cuộc sống, đòi hỏi sự quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, có như vậy mới thay đổi được một vấn đề đã ăn sâu vào tiềm thức của từng người dân, từng gia đình, từng dòng họ trong gần 60 năm qua.
Ngày 25/10/2017, Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết đã nêu tổng thể 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện 6 mục tiêu toàn diện, bao trùm các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số với 23 chỉ tiêu cụ thể.
Các chuyên gia nhận định, Nghị quyết 21-NQ/TW là bước ngoặt của chính sách dân số hay nói cách khác là một cuộc cách mạng về chính sách dân số ở Việt Nam. Nghị quyết 21-NQ/TW đã tổng kết những thành công, đồng thời cũng nhìn nhận rõ những hạn chế của công tác dân số và chỉ rõ những vấn đề dân số, những tác động của nó đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Trên cơ sở bài học kinh nghiệm, Nghị quyết 21-NQ/TW đề ra hệ quan điểm, mục tiêu, giải pháp mới cho chính sách dân số của nước ta trong tình hình mới.

Nghị quyết 21-NQ/TW được coi là kim chỉ nam của công tác dân số trong tình hình mới. Ảnh: M.H
Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đến nay, sau 3 năm ra đời, Nghị quyết của Đảng đã đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn hiện nay, do vậy các cấp ủy Đảng, chính quyền của các ban ngành đoàn thể và các địa phương đã tích cực hưởng ứng Nghị quyết này. Hầu hết các địa phương đã tổ chức học tập và ban hành nghị quyết để triển khai Nghị quyết 21-NQ/TW. Nhiều hoạt động cụ thể đã được triển khai, đầu tư cho công tác dân số...
Tuy nhiên, GS Nguyễn Đình Cử cũng cho rằng, đây là một chính sách dân số hoàn toàn mới, thay đổi cả phương hướng công tác dân số trong gần 60 năm qua. "Để thực sự nhận thức về sự chuyển trọng tâm này, theo tôi vẫn cần thời gian, cần kiên trì và đẩy mạnh truyền thông, vận động về Nghị quyết 21-NQ/TW không chỉ cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương mà cho cả đội ngũ cán bộ dân số và y tế" GS Nguyễn Đình Cử nói.
Đề cập đến những khó khăn khi triển khai thực hiện Nghị quyết này tại địa phương, TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết: Khó khăn, thách thức thứ nhất là nhận thức, tư duy ở một bộ phận cán bộ quản lý và người dân vẫn nặng về kế hoạch hóa gia đình.
"Nếu không có sự hiểu biết một cách đầy đủ, tường tận tư tưởng, quan điểm, mục tiêu và các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới thì khó có thể chuyển đổi một cách trọn vẹn trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển", TS Phạm Vũ Hoàng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, thách thức thứ hai trong việc triển khai Nghị quyết 21-NQ/TW là tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác dân số tại địa phương nhiều biến động, ảnh hưởng lớn đến triển khai công tác dân số. Một số địa phương xây dựng phương án Chi cục DS-KHHGĐ thành phòng thuộc Sở Y tế gây tâm lý lo lắng cho công chức làm công tác dân số của địa phương. Tại cấp huyện, Trung tâm DS-KHHGĐ sáp nhập Trung tâm Y tế thành lập Trung tâm y tế đa chức năng. Tuy nhiên quá trình này không thống nhất đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện công tác dân số.
Mô hình tuyến xã chưa thống nhất, thêm vào đó việc sáp nhập tuyến huyện đã tác động tới tâm lý cán bộ tuyến xã và hiệu quả công việc, đặc biệt trong việc chỉ đạo hướng dẫn từ trên xuống và báo cáo từ dưới lên.
Cùng với đó, nguồn lực đầu tư cho công tác dân số còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, nhất là khi thay đổi cơ cấu kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương (theo Quyết định số 1125/QĐ-TTg) đã chuyển hướng được một số nội dung chi từ ngân sách địa phương bảo đảm. Với một số tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách có tình trạng bố trí thiếu kinh phí cho công tác dân số, cắt giảm kinh phí truyền thông dân số trong khi giải pháp truyền thông rất quan trọng trong công tác dân số…
"Để đưa Nghị quyết 21-NQ/TW vào thực tiễn cuộc sống, đòi hỏi sự quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp là yếu tố quyết định thành công của công tác dân số, nhất là khi chúng ta chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và Phát triển, thay đổi một vấn đề đã ăn sâu vào tiềm thức của từng người dân, từng gia đình, từng dòng họ trong gần 60 năm qua", Phó Tổng cục trưởng Phạm Vũ Hoàng khẳng định.
Với vấn đề truyền thông về công tác dân số trong tình hình mới, theo GS Nguyễn Đình Cử, Nghị quyết 21-NQ/TW giải quyết nhiều vấn đề chưa từng có trong lịch sử như tận dụng hiệu quả dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, nâng cao chất lượng dân số... Vì vậy, cần đẩy mạnh truyền thông để cán bộ và nhân viên hiểu rõ vấn đề. Mô hình truyền thông cũng tương tự như giai đoạn trước, nhưng có 2 điểm cần đặc biệt quan tâm đổi mới.
Một là, thông điệp truyền thông. Thông điệp trong giai đoạn này không chỉ nói về kế hoạch hóa gia đình mà còn đặc biệt chú ý đến việc nâng cao chất lượng dân số, tận dụng cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bầng tự nhiên. Cần cung cấp thông tin để xã hội hiểu rõ thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp của các vấn đề nêu trên.
Hai là kênh truyền thông cần sử dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin internet, mạng xã hội như một kênh truyền thông phổ biến và hữu hiệu.
Mai Thùy

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 14 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.