Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh - vấn đề cả xã hội quan tâm
Những năm gần đây, ở nước ta diễn ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội trong tương lai sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về mặt an ninh, xã hội như thừa nam, thiếu nữ; phụ nữ sẽ phải kết hôn sớm; tỷ lệ ly hôn và tái hôn cao; tình trạng bạo hành giới, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái gia tăng… Do đó, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh là vấn đề được cả xã hội quan tâm.

Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, năm 2013, tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh đạt 113,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Năm 2014 là 111,2 trẻ trai/100 trẻ gái và sang năm 2016 vẫn duy trì ở mức 112,2 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại Hà Nội, tỷ số giới tính khi sinh đang ở mức cao, năm 2016 tỷ số giới tính khi sinh ở mức 114 trẻ trai/100 trẻ gái. Tính đến 31/5/2017, tỷ số giới tính khi sinh toàn thành phố là 113,1 trẻ trai/100 trẻ gái, cao hơn mức trung bình của cả nước (năm 2016 là 112,7 trẻ trai /100 trẻ gái). Tỷ số này không đồng đều ở khối quận và huyện. Một số quận, huyện như Thường Tín, Ba Vì, Hà Đông, Ứng Hòa, Sơn Tây, Sóc Sơn có tỷ số giới tính khi sinh cao trên 115 trẻ trai/100 trẻ gái.
Nguyên nhân của tình trạng này là do quan niệm tư trưởng trọng nam, khinh nữ, phải có con trai để nối dõi, để có người phụng dưỡng khi về già và thờ cúng; áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con, nhưng các cặp vợ chồng lại mong muốn trong số đó phải có con trai; các dịch vụ tiện ích, tiến bộ khoa học kỹ thuật ở khu vực đô thị phát triển hơn, người dân có cơ hội tiếp cận các biện pháp, các dịch vụ lựa chọn giới tính dễ dàng hơn như siêu âm tìm ngày rụng trứng, siêu âm giới tính, sử dụng máy đo rụng trứng, que thử giới tính...; chế độ an sinh xã hội chưa được bảo đảm, các chính sách khuyến khích hỗ trợ đối với phụ nữ, trẻ em gái, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới chưa được chú trọng, phúc lợi xã hội cho người cao tuổi còn hạn chế.
Bên cạnh đó, những biện pháp thanh kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm các dịch vụ, các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi gặp nhiều khó khăn do việc thông báo giới tính thường thực hiện qua hình thức nói ám thị, ví von… Bên cạnh đó, các chính sách pháp luật quy định xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về tiết lộ giới tính thai nhi đã được ban hành nhưng hiệu quả đạt được chưa cao.
Để giải quyết tình trạng trên, Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh như tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là các bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố ở cơ sở. Đồng thời, Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ thành phố thường xuyên giám sát công tác dân số trong đó có các nội dung về mất cân bằng giới tính khi sinh. 30/30 quận, huyện, thị xã đã triển khai thực hiện các nội dung trọng tâm về công tác dân số, KHHGĐ, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Cùng với đó, thành phố đã tổ chức tuyên truyền vận động, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về nguyên nhân, hệ lụy thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; cung cấp thông tin về tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương, truyền thông về giới tính khi sinh tại cộng đồng cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và người dân tại địa bàn có tỷ số giới tính khi sinh cao.
Cùng với đó, thành phố cũng đã đưa ra kế hoạch xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em gái... để nâng cao hiệu quả kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
Vượt lên tư tưởng định kiến trọng nam khinh nữ
Thiết thực hưởng ứng chiến dịch truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh, đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND quận Ba Đình đã tổ chức hội nghị biểu dương các gia đình sinh con một bề là gái tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số, các con chăm ngoan học giỏi.
Theo đó, có 60 gia đình sinh con gái tiêu biểu tại quận Ba Đình đã được Hà Nội tôn vinh biểu dương trong đợt này. Họ là những gia đình đã vượt lên tư tưởng định kiến trọng nam khinh nữ, chăm lo hạnh phúc nuôi dạy các con nên người.

Là tấm gương gia đình tiêu biểu thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ của Thủ đô năm 2017, anh Nguyễn Tuấn Anh, phường Cửa Bắc, quận Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: “Lúc vợ mang bầu cháu thứ hai, tôi cũng mong muốn là “thằng cu” cho có nếp, có tẻ. Nhưng khi sinh, cháu là con gái thì người vui mừng, hạnh phúc nhất lại chính là mẹ tôi, bà nội của các cháu, vì mẹ tôi có hai cậu con trai nên luôn mong muốn có thêm cháu gái, thậm chí mẹ tôi còn khuyên vợ chồng tôi dừng lại ở đây để nuôi dạy các con cho tốt.
Bản thân tôi cũng thấy rất vui và hạnh phúc vì có hai cô con gái chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ bà và bố mẹ… Bây giờ vợ chồng tôi chỉ tập trung làm kinh tế và cố gắng nuôi dạy hai con thật tốt. Nói một cách thành thực, với tôi không quan trọng là con trai hay con gái mà quan trọng là con tôi mai sau sẽ trở thành một con người lương thiện, sống tốt cho xã hội”.

Tương tự, chị Lương Thị Thanh Hải, phường Thành Công, quận Ba Đình, cũng là gia đình tiêu biểu sinh con gái một bề, gia đình chị rất hạnh phúc và đầm ấm.
Chị Hải tâm sự: “Sinh con một bề đều là gái, nhiều người hỏi tôi là chồng và gia đình chồng đối xử có gì phải suy nghĩ không? Nếu nói là không thì chưa thật lòng. Anh em bên nhà chồng, gia đình nào cũng có con trai, nhà mình toàn con gái, khi có công việc về quê dễ bị mời xuống mâm dưới ngồi, những lúc đó cũng thấy buồn. Hơn nữa, suy từ bản thân mình ra, phụ nữ thường phải chịu nhiều thiệt thòi, vất vả”…
Đây cũng là nỗi niềm của không ít gia đình sinh con một bề gái và khi không chiến thắng được mặc cảm, bị sức ép từ phía gia đình, dòng tộc, nhiều người đã “vượt rào” sinh con thứ ba, thứ tư… cố kiếm bằng được mụn con trai, khiến tỷ lệ sinh con thứ ba và chênh lệch giới tính khi sinh ở Hà Nội gia tăng.
Không chỉ bị tác động từ bên ngoài, bản thân chị Hải cũng lo lắng, sau này hai con gái lớn, xây dựng gia đình nhà chỉ còn lại hai vợ chồng với nhau, lúc bình thường không sao nhưng khi đau ốm chắc sẽ buồn.
Thế nhưng thực tế cuộc sống đã chứng minh điều ngược lại. Tình yêu mà gia đình chị dành cho hai cô con gái đã đem lại trái ngọt. “Có lần, bố chồng tôi bị ốm nằm viện dài ngày, không chịu ăn uống, cáu gắt. Con cái và ngay cả cụ bà cũng không làm cách nào cho cụ ông ăn được.
Nhưng khi hai con gái tôi, đứa thủ thỉ, đứa bóp chân, bóp tay thế nào mà cuối cùng cụ ông ăn hết bát cháo và hứa sẽ ăn uống đầy đủ để xuất viện về nhà. Sau lần bố ốm, gia đình tôi càng thêm gắn kết, tôi thầm cảm ơn ông trời đã ban cho mình hai cô con gái chăm ngoan, hiếu thảo”, chị Hải vui vẻ cho biết.
Hơn nữa, được chồng ủng hộ, ngoài công việc, chị còn tích cực tham gia công tác Hội Phụ nữ và công tác thiện nguyện như tham gia nấu các cơm tình nghĩa đem tặng các bệnh nhân ung thư. Trước những mảnh đời phụ nữ bất hạnh do sinh con một bề là gái, hàng ngày, hàng giờ đang phải gánh chịu những nỗi đau, dằn vặt, những trận đòn bạo lực đến từ chính những người thân trong gia đình, chị Hải mong muốn xã hội thực hiện bình đẳng giới thực chất hơn…
Theo Đức Vân/Sở y tế Hà Nội

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcNhững thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 5 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.