Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh - Vì thế hệ tương lai

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) nằm trong khoảng từ 103 - 106 bé trai/ bé gái. Tuy nhiên, tỷ số này đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vùng đồng bằng sông Hồng tăng cao nhất cả nước.

Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số đứng thứ 2 trong khu vực, đứng thứ 3 trong cả nước, chỉ sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù công tác Dân số - KHHGĐ trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận song tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của tỉnh còn cao và đặc biệt là tỷ số giới tính khi sinh rất cao, Bắc Ninh nằm trong nhóm 10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước, và điều đáng nói là tỷ số này đều cao ở cả 8 huyện, thị xã, thành phố.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hà, Chi cục phó Chi cục Dân số - KHHGĐ Bắc Ninh: Nếu tính từ năm 1997 đến nay, tỉnh Bắc Ninh được tái lập đến nay, tỷ số giới tính của dân số tỉnh vẫn luôn nhỏ hơn 100, nhưng đang tăng lên khá nhanh.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh tăng nhanh và đến nay đã ở mức đáng báo động. Năm 1999, tỷ số giới tính khi sinh ở mức 105,8 bé trai/ 100 bé gái thì đến năm 2016, tỷ số này đã lên tới 117/100, cao hơn mức chung của cả nước là 112,2/100.

Tình trạng gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường về trật tự an toàn xã hội. Việc thừa nam, thiếu nữ sẽ dẫn đến việc nam giới khó kết hôn, kết hôn muộn hoặc không thể kết hôn.

Nếu tình trạng này không được khắc phục, sau khoảng 20-30 năm nữa, cả nước sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ, đồng nghĩa với việc sẽ có số đó nam giới trưởng thành không tìm được phụ nữ cùng trang lứa để kết hôn. Với số lượng lớn người không có cơ hội lập gia đình sẽ phá vỡ cấu trúc gia đình, gia tăng mại dâm, bạo hành giới, xâm hại và lạm dụng tình dục, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái.


Trẻ em gái cần được tạo điều kiện thuận lợi để tạo dựng và phát huy vị thế xứng đáng trong xã hội.

Trẻ em gái cần được tạo điều kiện thuận lợi để tạo dựng và phát huy vị thế xứng đáng trong xã hội.

Tại Việt Nam, nhiều chính sách pháp luật liên quan đến can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh đã được ban hành, trong đó Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Luật Bình đẳng giới được Quốc hội ban hành ngày 29-11-2006 cũng xác định hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm: Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới; lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi…

Các hoạt động thực thi pháp luật, chính sách liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh như: Quản lý, theo dõi, kiểm tra tình hình chẩn đoán bằng siêu âm về giới tính thai nhi và nạo phá thai vì lý do lựa chọn giới tính; tổ chức kiểm tra các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi… được tăng cường, tuy nhiên, với sự “nở rộ” của các cơ sở y tế tư nhân, dịch vụ siêu âm… và nhiều cách trả lời “lách luật” của các phòng khám về giới tính với các thai phụ, rất khó phát hiện được những sai phạm này.

Tỷ số giới tính khi sinh tại Bắc Ninh tăng cao đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết là cần phải kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức cân bằng tự nhiên.

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, trong đó chú trọng các nhóm giải pháp trọng tâm về: Truyền thông giáo dục và vận động nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi; xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ; nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu lực thực thi pháp luật về nghiêm cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi…

Tại Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung, mất cân bằng giới tính khi sinh là hậu quả của 3 nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân cơ bản liên quan đến yếu tố văn hóa (sự ưa thích con trai và quan niệm phải có con trai đã ăn sâu, bám rễ trong tư tưởng, tiềm thức của đại bộ phận người dân), nguyên nhân phụ trợ liên quan đến yếu tố kinh tế và nguyên nhân trực tiếp liên quan đến yếu tố khoa học - kỹ thuật (lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh)…

Bởi vậy, để tránh hệ lụy của mất cân bằng giới tính là thế hệ tương lai thiếu trầm trọng nữ giới cần sự chung tay, góp sức của cộng đồng chứ không phải chỉ riêng ngành Y tế. Mỗi gia đình, mỗi người hãy thay đổi nhận thức về giới nữ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ em gái tạo dựng và phát huy vị thế xứng đáng trong xã hội.

Theo Báo Bắc Ninh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top