Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương

Thứ hai, 16:25 26/04/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Dự án sẽ được thực hiện tại 14 tỉnh/thành phố tại Việt Nam với nội dung can thiệp trên 4 lĩnh vực là: Bạo lực giới; chăm sóc người cao tuổi; sức khỏe tình dục và sinh sản; hỗ trợ lao động trẻ di cư khi trở về địa phương.

Sáng nay (26/4), Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam đã tổ chức Lễ khởi động Dự án Giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương nhằm đạt Mục tiêu Phát triển bền vững tại Việt Nam.

Dự án này sẽ được đồng triển khai với Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, các cơ quan Liên Hợp Quốc cùng các bên liên quan khác.

Giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương - Ảnh 2.

Bà Naomi Kitahara - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu khai mạc buổi lễ

Tại buổi lễ, bà Naomi Kitahara - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia ứng phó hiệu quả nhất với COVID-19 trên thế giới nhưng những hậu quả kinh tế - xã hội mà đại dịch gây ra vẫn là mối lo ngại lớn.

Nhiều người dân tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó các nhóm dân số yếu thế và dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ và trẻ em gái, người cao tuổi và thanh thiếu niên chịu tác động lớn hơn cả.

Cụ thể, COVID-19 có thể tạo áp lực và làm quá tải hệ thống y tế. Trong bối cảnh đó, phụ nữ mang thai có xu hướng hoãn hoặc hủy lịch khám tiền sản hay lịch khám thai khác do lo sợ lây nhiễm virus. Điều này có thể ảnh hưởng đến công tác phát hiện nguy cơ và biến chứng thai sản, từ đó dẫn đến tử vong không đáng có ở bà mẹ.

"Theo một ước tính do UNFPA thực hiện năm 2020, tỷ lệ tử vong mẹ có khả năng tăng 44-65% do hệ quả của COVID-19 tại Việt Nam", bà Naomi Kitahara thông tin.

Giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương - Ảnh 3.

Các đại biểu tham dự buổi lễ

Bên cạnh đó, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vốn đã phổ biến, nay càng diễn biến trầm trọng hơn trong bối cảnh COVID-19. Ở nhiều quốc gia, ước tính tỷ lệ bạo lực tăng tối thiểu 30% trong đại dịch. 

Theo bà Naomi Kitahara, dù virus lây lan bất kể tuổi tác, song người cao tuổi và người mắc bệnh lý nền có nguy cơ mắc bệnh nặng và tỷ lệ tử vong cao hơn do COVID-19. Người cao tuổi sống tại các cơ sở chăm sóc dài hạn như viện dưỡng lão hay trung tâm phục hồi chức năng cần được bảo vệ đầy đủ nhằm tránh lây nhiễm cũng như hệ quả bất lợi từ COVID-19.

Nhóm đối tượng cuối cùng là thanh thiếu niên cũng chịu tác động lớn hơn cả từ khủng hoảng COVID-19 với nhiều cú sốc. Lao động trẻ Việt Nam tại nước ngoài bị ảnh hưởng bởi thay đổi đột ngột về điều kiện làm việc. Một số trường hợp không còn lựa chọn nào khác buộc phải về Việt Nam gấp. Sau khi về nước, họ đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội đi đôi với quá trình tái hòa nhập vào gia đình, cộng đồng và thị trường lao động tại địa phương.

Giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương - Ảnh 4.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) - đối tác thực hiện dự án - chia sẻ về công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam tại buổi lễ

Cũng theo Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, những thách thức mà người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, phải đối mặt đã diễn biến phức tạp hơn do COVID-19. Đại dịch đang làm sâu sắc hơn những bất bình đẳng vốn có và cho thấy những khoảng trống trong các hệ thống xã hội.

"Để Việt Nam có thể đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030, cần giảm thiểu những tác động tiêu cực của COVID-19. Điểm mấu chốt là đảm bảo tất cả mọi người đều được là một phần trong quá trình phát triển bền vững để không ai bị bỏ lại phía sau. Chúng tôi tin tưởng rằng dự án mới này sẽ tạo bước nhạy vọt tuyệt vời để Việt Nam có thể giữ vững cam kết thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững", Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh.

Giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương - Ảnh 5.

Dự án Giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương sẽ được thực hiện tại 14 tỉnh/thành phố tại Việt Nam từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022

Phát biểu tại buổi lễ, ông Takio Yamada - Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: "Đại dịch đang cho chúng ta thấy vai trò của sự thấu hiểu lẫn nhau, chia sẻ nguồn lực và trên hết là tình đoàn kết và hợp tác giữa các cộng đồng, xã hội và quốc gia trong việc giải quyết thách thức chưa từng có tiền lệ này. Dự án mà chúng ta công bố hôm nay tiếp nối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai quốc gia".

Theo đó, Nhật Bản sẽ tài trợ hơn 2,8 triệu đô-la Mỹ cho dự án này trong thời gian triển khai từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022. Dự án dự kiến can thiệp trên 4 lĩnh vực: Bạo lực trên cơ sở giới; dịch vụ chăm sóc chất lượng dành cho người cao tuổi: sức khỏe tình dục và sinh sản; hỗ trợ lao động trẻ di cư khi trở về địa phương.

Trong khuôn khổ dự án, 14 tỉnh, thành phố trên khắp Việt Nam sẽ được hưởng lợi bao gồm: Thái Nguyên, Điện Biên, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An; Hà Tĩnh; Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Nam; Đắk Lắk; An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và TP Hồ Chí Minh.

Mai Thùy

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Top