Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo dục giới tính và tình yêu tuổi vị thành niên có nên bắt đầu từ sớm?

Thứ ba, 07:51 08/12/2015 | Dân số và phát triển

“Em thấy giáo dục giới tính rất quan trọng lắm,giáo dục càng sớm càng tốt và các em sẽ có những kiến thức từ cơ bản đến hiểu biết sâu rộng hơn khi trưởng thành”; “Em bắt đầu thắc mắc về giới tính nhiều khi em đến tuổi dậy thì, những lúc đó thấy cái gì cũng thay đổi và có lúc em có cảm giác lo sợ, hoang mang”.

Đó là hai trong số nhiều ý kiến của học sinh về vấn đề giáo dục giới tính lứa tuổi vị thành niên. Liệu đó có phải là sớm?

Thuận theo quy luật, điều gì đến tất sẽ phải đến – tình yêu đến với các em cũng sẽ tự nhiên như hơi thở. Một buổi sáng đến trường chạm ánh mắt ấy thấy tim mình loạn nhịp… Thế là yêu! Mượn vở của bạn chép bài, khi trả vở lại kèm theo một nụ hồng ép vội… Thế là yêu!

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em đã có sự trưởng thành về giới tính, nảy sinh những tình cảm khác giới là lẽ tự nhiên song lại chưa có độ chín về nhận thức, về trách nhiệm.

Vì vậy nếu không có những hiểu biết thiết yếu về “sức khỏe, giới tính và tình yêu tuổi vị thành niên” sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Không đáng báo động hay sao khi Việt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên?


Ảnh mang tính minh họa.

Ảnh mang tính minh họa.

Nguyên nhân do đâu?

Khi được hỏi: “Ngày rụng trứng ở bạn nữ thường là ngày bao nhiêu hàng tháng?”. Một bạn nữ trả lời: Vào ngày 14 theo lịch dương; bạn khác lại hồ hởi tranh luận: Ngày 14 theo lịch âm. Mà không biết rằng đó là ngày thứ 14 tính theo chu kì của bạn nữ, và khả năng thụ thai trong những ngày này là rất cao!

Khi được hỏi: Nếu như bạn nữ từ chối “yêu cầu” của em thì em nghĩ gì? Một bạn nam đã khẳng định: như vậy chứng tỏ bạn ấy không dành tất cả tình yêu cho em…

Theo một thống kê của Việt báo thì trong số các em học sinh được hỏi chỉ có gần 30% hiểu thế nào là quan hệ tình dục an toàn và chỉ 58,7% biết phân biệt hành vi quấy rối tình dục với các trò đùa nghịch khác giới thông thường…

Rõ ràng chính sự thiếu hiểu biết và nhận thức chưa đầy đủ về “sức khỏe, giới tính và tình yêu” ở tuổi vị thành niên khiến các em sẽ có những hành vi lệch lạc, gây ra những hậu quả đáng tiếc!

Vậy giải pháp là như thế nào?

Cần phải “giáo dục giới tính từ sớmhơn”!

Theo các nhà khoa học nếu được giáo dục giới tính từ sớm, trẻ sẽ không có những hành vi lệch lạc về giới tính, sinh hoạt tình dục muộn hơn và có ít nguy cơ bị xâm hại hơn những trẻ tự mò mẫm trong bể kiến thức về giới tính.

Giáo dục giới tính giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ vị thành niên có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình.

Với những mong muốn như trên, các em thực sự đang rất cần một sự chuyển biến mới trong giáo dục. Đó là sự quan tâm nhiều hơn, cởi mở nhiều hơn, và giáo dục nhiều hơn nữa của gia đình, nhà trường và xã hội về những nội dung mà cho đến bây giờ nhiều người vẫn cho là tế nhị và khó nói.

Nắm bắt được nhu cầu chính đáng và cấp thiết đó của các em học sinh, đã nhiều năm nay, trường THPT chuyên Vĩnh Phúc đã rất chú trọng giáo dục “sức khỏe, giới tính và tình yêu tuổi vị thành niên”.

Các kiến thức được đan lồng trong những trong những giờ học chính khóa, những giờ sinh hoạt lớp, những buổi ngoại khóa thú vị, những buổi tư vấn do thầy cô giáo của nhà trường đảm nhiệm…

Đặc biệt, hàng năm nhà trường đều mời các chuyên gia tư vấn để các em có được không khí cởi mở nhất và có thêm những hiểu biết sâu rộng.

Năm nay, nhà trường đã mời bác sĩ Hồ Mai Hoa - giảng viên quốc gia - chuyên gia tư vấn - Trung tâm chăm sóc sức khỏe và sinh sản Hà Nội tới trao đổi, chia sẻ với các em học sinh về “Giáo dục sức khỏe, giới tính và tình yêu tuổi vị thành niên”.

Với sự chuyên nghiệp của mình, bác sĩ Hồ Mai Hoa đã phá tan sự mặc cảm, ngại ngùng, thiết lập mối quan hệ thân mật, tạo không khí sôi nổi, hào hứng để các em học sinh bày tỏ những điều “khó nói”.

Trên cơ sở đó, buổi tư vấn đã đem lại cho các em học sinh những hiểu biết của mình xoay xung quanh vấn đề về “sức khỏe, giới tính và tình yêu tuổi vị thành niên” như:

Những cảm xúc mong manh, những tâm tư khó nói về tình bạn khác giới; cách chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên bao gồm những hiểu biết về tuổi dậy thì, vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS...

Những bài học thấm thía về hậu quả của lối sống không lành mạnh, của sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên được bác sĩ Mai Hoa rút ra một cách sâu lắng trong suốt buổi ngoại khóa. Điều này đã trang bị cho các em học sinh những kĩ năng cần thiết để tự bảo vệ chính mình và hướng tới thiết lập tình bạn, tình bạn khác giới trong sáng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

Tuổi vị thành niên là lứa tuổi đẹp nhất. Các em hãy yêu, hãy tự hào về bản thân; hãy biết chăm sóc bản thân; trách nhiệm và làm chủ bản thân! Hãy biết nói “không” với quan hệ tình dục sớm và quan hệ tình dục không an toàn!

Theo Cô Bùi Thị Hoàng Yến, THPT Chuyên Vĩnh Phúc/Giáo dục và Thời đại

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top