Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giao lưu trực tuyến: Bác sĩ tuyến trên về địa phương khám chữa bệnh

Thứ ba, 14:22 15/12/2009 | Y tế

Giadinh.net - Ngày 26/5/2008, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1816/2008/QĐ – BYT phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh". Để bạn đọc hiểu hơn về ý nghĩa của Đề án và những khó khăn, thuận lợi, kinh nghiệm v.v... trong việc triển khai Đề án, báo điện tử Giadinh.net.vn tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến: Bác sĩ tuyến trên về địa phương khám chữa bệnh.

 
Dù rất bận rộn với công việc nhưng đúng 14h chiều nay 18/12, Ths Cao Hưng Thái – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, đồng thời là người trực tiếp phụ trách về Đề án 1816; TS Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - Đơn vị đầu tàu trong thực hiện Đề án 1816; Ths.BS Nguyễn Thanh Hồi – BV Bạch Mai, một nhân vật điển hình trong công tác luân phiên hỗ trợ y tế cơ sở đã có mặt tại tòa soạn báo Giadinh.net.vn để sẵn sàng trả lời các câu hỏi giao lưu từ bạn đọc.
 

Tổng Biên tập Báo Gia đình và Xã hội Lê Cảnh Nhạc tặng hoa cho các khách mời đến tham gia giao lưu cùng bạn đọc báo Giadinh.net.vn, Báo Gia đình và Xã hội.                     Ảnh: Chí Cường

Nguyễn Hoa Mai - Nữ 45 tuổi: Thưa ông Quốc Anh, dù có bác sỹ tuyến trên về chuyển giao công nghệ nhưng bệnh viện tuyến dưới thiếu thốn cơ sở vật chất hay máy móc kỹ thuật điều trị bệnh thì liệu việc chuyển giao này có hiệu quả?

TS Nguyễn Quốc Anh:

Hiệu quả của Đề án 1816 đã thực sự được khẳng định. Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau một năm triển khai, toàn quốc đã có trên một ngàn lượt kỹ thuật chuyên môn (1.023 kỹ thuật) của 26 chuyên ngành được chuyển giao và duy trì thực hiện ngay trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất và máy móc kỹ thuật điều trị tại tuyến dưới.
 
Thông qua đó, hàng trăm ngàn lượt người bệnh đã được khám, điều trị (210.425 lượt bệnh nhân và 4.903 ca phẫu thuật), rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã không phải chuyển tuyến mà vẫn được cứu sống ngay tại địa phương.
 
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực trạng còn phổ biến ở nhiều bệnh viện tuyến cơ sở: “thiếu“ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và “yếu“ về năng lực chuyên môn do chưa đào tạo được những cán bộ y tế có trình độ chuyên sâu đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương.
 
Do vậy, để Đề án được triển khai kịp thời, bên cạnh việc kết hợp với nguồn lực từ các Đề án dự án khác (đề án đầu tư, xây dựng cải tạo và nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực bằng nguồn trái phiếu Chính phủ - QĐ số 47/2008 QĐ-TTg), năm 2008-2009, Thủ tướng chính phủ đã quyết định phê duyệt cấp gần 35 tỷ đồng cho hoạt động này. Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề gốc rễ và những nguyên nhân sâu sa của nó, Bộ Y tế đã và đang từng bước chỉ đạo cho các BV tuyến Trung ương triển khai nhiều giải pháp mang tính chiến lược và đồng bộ đảm bảo duy trì hiệu quả và sự bền vững của Đề án 1816: kiện toàn mô hình tổ chức và cơ cấu hoạt động của Trung tâm đào tạo - chỉ đạo tuyến hoặc Phòng Chỉ đạo tuyến tại các bệnh viện nhằm quản lý và điều phối kết hợp công tác chỉ đạo tuyến và đào tạo liên tục với công tác xây dựng hệ thống các BV vệ tinh, giao quyền cho các BV tuyến Trung ương có đủ điều kiện được đào tạo chính quy sau đại học cung cấp cho ngành những CBYT có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Đào Phương Hoa - Nữ 50 tuổi: Thưa ông Quốc Anh, những kỹ thuật nào đã được chuyển giao để nâng cao công tác khám chữa bệnh cho tuyến dưới?

TS Nguyễn Quốc Anh:

Với mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho tuyến dưới thông qua việc tăng cường đào tạo cập nhật kiến thức và chuyển giao kỹ thuật (CGKT) chuyên môn,cán bộ luân phiên đã phải hết sức linh hoạt và chủ động trong công tác, phát huy vai trò “chuyên gia“ của các cán bộ y tế tuyến trên.
 
Tại BV Bạch Mai, Ban Giám đốc và Lãnh đạo các đơn vị đã chỉ đạo: tùy từng điều kiện nhất định của các bệnh viện về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và về tình hình nhân lực, cán bộ luân phiên sẽ lựa chọn những kỹ thuật chuyên môn cần thiết và phù hợp để hướng dẫn chuyển giao cho tuyến dưới. Mỗi chuyên ngành – mỗi lĩnh vực đều gắn liền với những kỹ thuật chuyên môn mang tính đặc trưng. Ví dụ, chuyên khoa Cơ xương khớp thì kỹ thuật tiêm và chọc dò dịch khớp là một trong những kỹ thuật đầu tay của bác sỹ nội khoa tuyến tỉnh, không cần đến các thiết bị hiện đại mà chỉ cần đảm bảo và tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc vô trùng với một phòng thủ thuật chuyên dụng là có thể triển khai được kỹ thuật này ngay lại cơ sở; nội soi chẩn đoán tổn thương đường tiêu hóa và những can thiệp tối thiểu cũng được chuyển giao hiệu quả tại tuyến dưới, vì hiện nay hầu hết các bệnh viện tỉnh đều đã được trang bị máy soi; Ghi và đọc kết quả điện não vi tính là một trong những kỹ thuật tại tuyến dưới còn gặp nhiều khó khăn, nay đã được các cán bộ luân phiên của Viện sức khỏe Tâm thần và khoa Thần kinh chuyển giao thành thạo; và hàng loạt các kỹ thuật khác: điện tim, siêu âm chẩn đoán, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, thủ thuật can thiệp cấp cứu cơ bản (cấp cứu ngừng tuần hoàn, khai thông đường thở, thở máy...) đã được tuyến dưới đón nhận và duy trì hiệu quả trong phát hiện, chẩn đoán những ca bệnh hiểm nghèo mà trước đây phải chuyển lên tuyến trên.

TS Nguyễn Quốc Anh đang trả lời giao lưu cùng bạn đọc. Ảnh: Chí Cường

Bùi Hải Đăng - hoatrennuituyet@hotmail.com: Quả thực đọc báo tôi mới biết có Đề án 1816, tức là điều chuyển bác sĩ trung ương luân phiên xuống địa phương giúp đỡ bệnh nhân. Điều này rất hữu ích, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Xin cảm ơn. Nhưng cũng xin hỏi, đến bao giờ Việt Nam mới có sự cân bằng về chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến trên và tuyến dưới để không còn cảnh người dân cứ mang bệnh là phải lên trên cho yên tâm?

Ths Cao Hưng Thái:

Đề án 1816 của Bộ Y tế ban hành ngày 26/5/2008 với 3 mục tiêu: 1 - nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho tuyến dưới, nhất là vùng núi, vùng sâu vùng xa thiếu cán bộ y tế; 2 - giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, nhất là với các bệnh viện tuyến trung ương; 3 -chuyển giao công nghệ, đào tạo cập nhật kiến thức mới cho cán bộ y tế.
 
Sau hơn 1 năm thực hiện, Đề án đã đạt được một số kết quả bước đầu. Hàng nghìn kỹ thuật được chuyển giao, tổ chức đào tạo được 500 lớp cho hơn 20.000 cán bộ y tế, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên khoảng 30%, khám chữa bệnh cho 210.000 lượt bệnh nhân.
 
Đề án đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đây là một giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của tuyến dưới. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội giữa các vùng miền còn có khoảng cách lớn, chính vì vậy, tuy là một giải pháp tình thế nhưng có thể kéo dài 10 năm đến 20 năm.

Dung - hoahuongduong@mail.ru - Nữ 32 tuổi: Xin hỏi Bộ Y tế đã đầu tư bao nhiêu tiền cho đề án 1816. Các bác sĩ được điều về địa phương chủ yếu chữa trị các bệnh gì?

Ths Cao Hưng Thái:

Năm 2008, chính phủ đã cấp khoảng 5 tỷ, năm 2009 là 30 tỷ để Bộ Y tế triển khai đề án 1816. Ngoài ra, các địa phương như Hà Nội, TP. HCM cấp kinh phí cho các Sở y tế tổ chức triển khai đề án 1816 từ ngân sách của địa phương.
 
Các bác sĩ về địa phương chủ yếu là chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho tuyến dưới, đào tạo cán bộ y tế tuyến dưới thông qua hình thức cầm tay chỉ việc. Ngoài ra, đối với những tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa thiếu cán bộ y tế, cán bộ đi luân phiên còn trực tiếp khám chữa bệnh cho người dân.

Vũ Minh Hà - vuha1531958@yahoo.com - Nam: Tôi là một bác sĩ đang công tác tại tỉnh Yên Bái. Tôi thấy việc đưa các bác sĩ giỏi từ Trung ương về địa phương là chủ trương rất đáng hoan nghênh của Bộ Y tế. Nhưng trong quá trình làm việc, tôi thấy một thực trạng xảy ra là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các bệnh viện tỉnh miền núi còn nhiều thiếu thốn và chưa đồng bộ, nên các bác sĩ giỏi cũng không có cơ hội để truyền đạt các kỹ thuật mổ khó, nhiều khi chỉ là truyền đạt “chay”. Một điều nữa là ở các bệnh viện huyện miền núi, các bác sĩ giỏi có về thì cũng khó thể “cầm tay chỉ việc” cho các bác sĩ, y tá ở đây vì trình độ tay nghề của họ chưa thể tiếp thu được. Tôi không rõ Ban chỉ đạo Đề án 1816 có biết thực trạng này không và đề án có hướng khắc phục như thế nào trong thời gian tiếp tục triển khai đề án?

TS Nguyễn Quốc Anh:

BV Bạch Mai – đầu tàu hướng về cơ sở

Theo bác sĩ Đỗ Thu Hằng – Trung tâm Đào tạo, Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai, trong hơn một năm qua, Ban giám đốc bệnh viện luôn dẫn đầu trong mỗi chuyến công tác đưa cán bộ trực tiếp về cơ sở. Bệnh viện đã có 60 khoá đào tạo liên tục, chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn thiết thực trong công tác khám chữa bệnh cho 3.000 lượt học viên. Thông qua những hoạt động đó, 1 năm qua, Bệnh viện Bạch Mai đã giúp cho các bệnh viện tuyến dưới đào tạo được nhiều bác sĩ chuyên sâu về một số chuyên ngành nội khoa: Hô hấp - tiết niệu, thần kinh, dị ứng miễn dịch lâm sàng, cơ xương khớp... Chuyển giao hàng trăm kỹ thuật chuyên môn, thành lập mới và đưa vào hoạt động có hiệu quả nhiều phòng kỹ thuật, thủ thuật... Hàng trăm ca bệnh hiểm nghèo được cán bộ y tế cơ sở cứu sống bằng những trang thiết bị hiện có ngay trên quê hương mình với sự tham gia của các cán bộ luân phiên.

Cho đến nay, sau một năm triển khai, Đề án 1816 đã thật sự khẳng định tính hiệu quả. Toàn ngành đã có trên 1023 kỹ thuật của 26 chuyên ngành đã được chuyển giao và cho tới nay vẫn đang được duy trì thực hiện trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất và máy móc, kỹ thuật điều trị của tuyến cơ sở; đã có 210.425 lượt bệnh nhân được chữa trị và đã được triển khai 4903 ca phẫu thuật, qua đó rất nhiều bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo đã được cứu sống ngay tại cơ sở y tế địa phương.
 
Qua triển khai Đề án 1816, một thực tế là nhiều bệnh viện còn thiếu vềcơ sở vật chất và trang thiết bị, hạn chế về năng lực chuyên mônđồng thời thiếu cả nhân lực.Để Đề án triển khai một cách có hiệu quả, Ban Giám đốc bệnh viện Bạch Mai cùng lãnh đạo các chuyên ngành của bệnh viện đã đi khảo sát trực tiếp tại các cơ sở, qua đó xây dựng kế hoạch để chuyển giao kỹ thuật, đào tạo cán bộ cho phù hợp, mang lại tính hiệu quả cao đồng thời để khắc phục tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như về nhân lựccó trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Bộ Y tế đã triển khai đề án đầu tư xây dựng cải tạo và nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện và bệnh viện đa khoa khu vực bằng nguồn trái phiếu chính phủ. Mặt khác, Bộ Y tế đã giao chocác bệnh viện tuyến Trung ương triển khai xây dựng các bệnh viện vệ tinh và giao cho các bệnh viện Trung ương có đủ điều kiện được đào tạo chính quy sau đại học nhằm cung cấp cho ngành những cán bộ y tế có chuyên môn cao.

Doc gia - Nữ 36 tuổi: Các bác sĩ có thể kể vài trường hợp xúc động hoặc đáng nhớ khi về địa phương khám chữa bệnh?

Ths Nguyễn Thanh Hồi:

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hồi đang chia sẻ về một trường hợp cấp cứu đáng nhớ trong thời gian đi luân phiên cơ sở. Ảnh: Chí Cường

Tôi nhận nhiệm vụ đi tăng cường xuống bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái từ tháng 2 đến tháng 5/2009. Trong thời gian 3 tháng sống và làm việc tại BV Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là tinh thần làm việc của các đồng nghiệp tại đây. Trong điều kiện rất thiếu thốn về trang thiết bị, nhân lực, xa bệnh viện trung ương, điều kiện sống của các bác sĩ, cán bộ y tế cũng còn rất khó khăn, tuy nhiên, các anh chị vẫn dồn sức, dồn tâm cho công việc cứu chữa bệnh nhân.
 
Trong thời gian này, tôi được phân công làm việc tại Khoa Hồi sức chống độc, tháng 4/2009 chúng tôi tiếp nhận một bệnh nhân nam, 14 tuổi bị ngã khi đi xe đạp. Cháu được đưa vào viện trong tình trạng sốc mất máu nặng. Qua thăm khám, chúng tôi xác định chẩn đoán cháu bị vỡ gan. Ca phẫu thuật được tiến hành ngay với sự phối hợp của Bác sỹ Hà (một bác sỹ về địa phương theo đề án 1816), BV Bạch Mai và BS Quyền, BV Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, sau khoảng 90 phút phẫu thuật, chúng tôi đã khâu cầm máu được chỗ vỡ gan cho bệnh nhân. Tuy nhiên sau đó, bệnh nhân tiếp tục xuất hiện tình trạng chảy máu (nôn ra máu, đi ngoài phân đen), kết hợp các thăm dò cận lâm sàng chúng tôi hướng tới chẩn đoán cháu bị chảy máu đường mật sau chấn thương và có chỉ định chuyển về Hà Nội. Tuy nhiên, do gia đình quá nghèo, cháu lại mất máu quá nặng, nếu chuyển ngay về Hà Nội thì nguy cơ tử vong trên đường là rất lớn, bên cạnh đó, bệnh nhân lại là dân tộc Thái nên theo tục lệ của địa phương thì gia đình không được phép cho máu. Trong tình huống đó, tôi đã cùng Công đoàn khoa Hô hấp hỗ trợ gia đình bệnh nhân 1 triệu 200 nghìn đồng. Bản thân tôi cũng đã tặng cháu 1 đơn vị máu. Cùng những sự giúp đỡ khác từ phía nhà trường và bệnh viện, cháu bé đã được chuyển về BV Bạch Mai, Hà Nội và đã được cứu sống. Đến nay cháu đã hoàn toàn khỏe mạnh.
 
Với sự hỗ trợ kịp thời của các bác sỹ BV Bạch Mai, các bác sỹ BV Đa khoa Nghĩa Lộ đã chẩn đoán và xử trí thành công trường hợp vỡ gan của cháu bé, giúp cháu qua được giai đoạn nguy hiểm nhất và sau đó được chuyển về điều trị kịp thời tại BV Bạch Mai.

Trần Văn Trường - Nam 46 tuổi: Vấn đề quá tải bệnh viện đã được nhắc đến từ khá lâu. Tôi được biết Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu quyết tâm cao trong việc thực hiện giảm tải. Xin hỏi lộ trình và kế hoạch thực hiện việc này như thế nào? Bao giờ thì thực hiện được và kết quả có được một người một giường bệnh không? Việc cử bác sĩ đi chuyển tuyến đã góp phần giảm tải được tới đâu? Cảm ơn các ông.

Ths Cao Hưng Thái:

Hiện nay tình trạng quá tải xảy ra chủ yếu ở bệnh viện tuyến trung ương và một số bệnh viện của tuyến tỉnh, tập trung ở một số chuyên ngành như sản khoa, nhi khoa, hồi sức cấp cứu...
 
Bộ Y tế đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp như giảm diện tích hành chính, tăng diện tích điều trị bằng cách kê thêm giường bệnh, giảm ngày điều trị trung bình phù hợp, tăng điều trị ngoại trú, thực hiện Đề án 1816, thực hiện cải cách các thủ tục hành chính..., nhờ đó, đã góp phần giảm tải khoảng 20%. Tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân đã không phải nằm chung giường, như Việt Đức, Tai Mũi Họng Trung ương.

Ths Cao Hưng Thái (thứ 2 từ phải qua) đang trả lời câu hỏi giao lưu cùng bạn đọc. Ảnh: Chí Cường

Nguyễn Trọng Đài - Daitrong@gmail.com: Xin hỏi tại sao không phân công bác sĩ giỏi về địa phương và nâng cấp trang thiết bị y tế cho tuyến dưới để phục vụ mục đích lâu dài, thay vì chỉ đưa bác sĩ luân phiên về trong một thời gian ngắn. Liệu có đem lại hiệu quả thực sự không?

Ths Cao Hưng Thái:

Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, có tình trạng cán bộ y tế tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Nhiều cán bộ y tế sau khi ra trường được phân công về địa phương nhưng một thời gian sau họ lại xin chuyển lên thành phố, dẫn đến những tỉnh miền núi vùng sâu vùng xa luôn ở trong tình trạng thiếu cán bộ y tế trầm trọng.
 
Để khắc phục, Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp như đề nghị Chính phủ tăng cường đào tạo cán bộ cho những tỉnh này theo hình thức cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đồng thời có chính sách đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trang thiết bị y tế cho tuyến tỉnh và huyện.
 
Song song với những giải pháp lâu dài như trên thì Bộ Y tế triển khai đề án 1816 để giải quyết vấn đề cấp thiết trước mắt nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, góp phần đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội.

Vân Anh - vananh0418@yahoo.com: Xin các bác sĩ đánh giá về tinh thần tự nguyện về địa phương theo đề án 1816. Liệu có sự miễn cưỡng tồn tại trong các bác sĩ ở tuyến trên khi phải về địa phương theo chỉ đạo?

TS Nguyễn Quốc Anh:

Bệnh viện Việt Đức không có tình trạng quá tải

Trong khi các bệnh viện tuyến trung ương luôn ở trong tình trạng “nóng” vì quá tải, thì tại cuộc gặp mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Bộ Y tế tháng 11 vừa qua, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức cho biết: “Bệnh viện Việt Đức không có tình trạng quá tải. Việc chống quá tải đã được BV Việt Đức thực hiện từ nhiều năm trước. Nhưng từ khi có Chỉ thị 06 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì việc chống quá tải càng quyết liệt hơn bằng nhiều biện pháp.

Đề án 1816 là chủ trương lớn của ngành Y tế, mang ý nghĩa chính trị - xã hội rất cao do thực tế hiện nay trình độ chuyên môn - kỹ thuật của những bệnh viện vùng sâu, vùng xa còn rất hạn chế. Mặt khác, rất thiếu cán bộ, do đó, chủ trương đưa cán bộ có tay nghề chuyên môn cao luân phiên về cơ sở giúp cập nhật kiến thức, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ tuyến cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân ở những vùng miền khó khăn được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương mình đã tạo nên một ý nghĩa chính trị to lớn và được sự đồng tình ủng hộ rất cao của nhân dân.
 
Từ ý nghĩa chính trị đó, Đảng ủy - Ban Giám đốc - Ban chấp hành Công đoàn - Đoàn TNCSHCM Bệnh viện Bạch Mai đã quán triệt sâu sắc đến toàn thể cán bộ nhân viên của bệnh viện, xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cán bộ bệnh viện đối với tuyến cơ sở. Mặt khác, Bệnh viện Bạch Mai xây dựng nên quy chế về trợ cấp, nâng lương sớm đảm bảo được về tinh thần và vật chất cho các cán bộ đi luân phiên, qua đó đã tạo được sự phấn khởi trong toàn bệnh viện. Ở bệnh viện chúng tôi đã có những cán bộ xung phong về vùng sâu, vùng xa đến lần thứ 2 sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Đề án 1816.

nguyễn ngọc ánh - bomnocham1990@yahoo.com.vn - Nữ: Các bác sĩ có lựa chọn, đánh giá kỹ về tình trạng dịch vụ y tế ở địa phương trước khi điều chuyển cán bộ hay không, để tránh tình trạng nơi cần thì không về, nơi không cần thì về.

TS Nguyễn Quốc Anh:

Để đưa cán bộ luân phiên về cơ sở đạt được chất lượng và hiệu quả cao nhất, Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức các đoàn khảo sát về các tỉnh đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu cụ thể và cơ bản của cơ sở, qua đó xây dựng nên kế hoạch đào tạo, chuyển giao kỹ thuật phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
 
Sau hơn 1 năm triển khai Đề án 1816, Bệnh viện Bạch Mai đã cử 126 cán bộ về luân phiên tại 18 bệnh viện thuộc 11 tỉnh phía Bắc. Sau mỗi đợt luân phiên, bệnh viện đều có sơ kết, đánh giá hết sức hiệu quả, đúng và trúng những mong mỏi về chuyên môn của cơ sở. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở đều đề nghị vào một sốchuyên ngành "nóng" như: tim mạch, hồi sức cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh... mà chưa chú trọngđến một số lĩnh vực cận lâm sàng hỗ trợ cho lâm sàng. Trong thời gian tới, bệnh viện Bạch Mai sẽ chú trọng tăng cường hỗ trợ các chuyên ngành cận lâm sàng cho các địa phương nhằm phát triển chuyên môn hoàn thiện.

phan thanh hung - thanhungvodoi@yahoo.com - Nam: Các vùng hải đảo xa xôi của Việt Nam đã được các bác sĩ về giúp đỡ chưa ạ? Nơi đó mà có bệnh thì khổ lắm.

Ths Cao Hưng Thái:

Đề án 1816 đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho tuyến dưới, nhất là vùng núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa. Có nhiều cán bộ y tế được tăng cường xuống hỗ trợ cho các huyện hải đảo như Cát Hải, Cát Bà (Hải Phòng), Phú Quốc.... Ngoài ra, chương trình "kết hợp quân dân y" đã giúp đỡ công tác y tế cho các huyện đảo của Việt Nam.

Kieu Van - Nữ 27 tuổi: Hiện cháu đang sống ở Sơn La. Cách đây 2 năm cháu có người nhà nghi bị ung thư. Khi đưa người nhà đến khám ở bệnh viện tỉnh thì được bệnh viện cấp cho một giấy chuyển tuyến xuống bệnh viện K xét nghiệm. Như thế có phải bệnh viện địa phương vẫn chưa đủ điều kiện để chẩn đoán? Và không biết hiện nay đã có điều kiện kỹ thuật chưa? Có bác sĩ từ bệnh viện K lên không? Vì cứ nghĩ đến cảnh phải đưa người thân xuống tận Hà Nội, mệt và tốn kém cháu thấy rất sợ.

Ths Cao Hưng Thái:

Theo Ths Cao Hưng Thái, Bộ Y tế và các địa phương sẽ xây dựng đề án đầu tư nâng cấp, xây dựng các bệnh viện trung tâm ung bướu từ trung ương đến địa phương để đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Đây quả là tin vui cho các bệnh nhân ung thư trên cả nước. Ảnh: Chí Cường

Hiện nay tình trạng quá tải tại Bệnh viện K rất lớn, trong khi đó hệ thống mạng lưới chuyên ngành ung bướu chưa hoàn chỉnh. Chính phủ đã có Quyết định 930 phê duyệt đầu tư cho các chuyên ngành chuyên khoa Lao, Tâm thần, Nhi, Ung bướu và các bệnh viện đa khoa thuộc các tỉnh miền núi. Thực hiện Quyết định 930, Bộ Y tế đã phê duyệt quyết định quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh chuyên ngành ung bướu, theo đó sẽ có các bệnh viện, trung tâm ung bướu thuộc tuyến trung ương và các trung tâm ung bướu, khoa ung bướu ở các địa phương. Trên cơ sở quy hoạch này, Bộ Y tế và các địa phương sẽ xây dựng đề án đầu tư nâng cấp, xây dựng các bệnh viện trung tâm ung bướu từ trung ương đến địa phương để đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Trần Hòa Bình - xindungyeutoi1989@fpt.vn - Nam: Tôi muốn biết, đề án đã được triển khai ở mức độ nào? Ví dụ, bao nhiêu bệnh viện tuyến dưới được bác sĩ tuyến trên về giúp đỡ nhân dân?

Ths Cao Hưng Thái:

Xin trả lời bạn cụ thể như sau:
Sau một năm thực hiện Đề án 1816, đã có 1846 cán bộ từ 64 bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ 191 bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh. Có 464 lượt cán bộ từ bệnh viện tuyến tỉnh xuống hỗ trợ 186 bệnh viện đa khoa huyện. 543 lượt cán bộ được cử xuống hỗ trợ 452 trạm y tế xã.

Minh Tan - hanhdung@list.ru - Nam 30 tuổi: Chúng tôi là sinh viên y khoa, xin hỏi chúng tôi có thể đăng ký tình nguyện đi cùng các bác sĩ chuyển tuyến để thực tập và giúp đỡ các vùng khó khăn không?

Ths Cao Hưng Thái:

Câu hỏi của bạn rất hay. Rất hoan nghênh tinh thần xung phong của bạn. Hiện nay các trường đại học đang tổ chức những đoàn, đội sinh viên đi khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa. Bạn có thể liên hệ với nhà trường để đăng ký tham gia. Mong bạn sẽ giữ vững được tinh thần này sau khi ra trường.

Phi văn Nghĩa - nghia191929@gmail.com: Vùng sâu vùng xa rất cần bác sĩ giỏi do điều kiện đi lại khó khăn. Nhưng nếu Nhà nước không xây thêm các bệnh viện, trạm y tế đủ chất lượng thì bác sĩ khác nào tướng ra trận mà không có chiến mã, thần giáp. Ông, bà nghĩ sao? Con người thôi có đủ không?

Ths Nguyễn Thanh Hồi:

Tạo niềm tin cho bệnh nhân tuyến dưới

Nhận quyết định của Bộ Y tế về Bến Tre theo đề án 1816, Thạc sĩ Dương Văn Tâm – Phó trưởng khoa Nhi – cùng nhóm bác sĩ, lương y của BV Châm cứu TW đã đến với BV Y học Cổ truyền tỉnh Bến Tre.

Qua 3 tháng gắn bó với cơ sở,Thạc sĩ Dương Văn Tâm cho biết, các học viên rất ham học và ứng dụng kỹ thuật mới. Họ tự tin khi thực hành, nắm được nhiều kiến thức hơn. Bệnh viện đã thành lập được phòng làm kỹ thuật nhu châm, các bác sĩ đã làm thủ thuật cấy chỉ chữa một số bệnh thông thường thành thục...
 
Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre, bác sĩ Lê Thị Dung, nhận xét: “Chưa bao giờ bệnh nhân vào điều trị đông như thời gian này, bệnh nhân đã tin tưởng hơn vào đội ngũ chuyên môn của bệnh viện”.
Tôi rất đồng tình với ý kiến của bạn.
 
Tuy nhiên, tôi cho rằng, trong từng tình huống bệnh lý cụ thể, nếu người bác sỹ có trình độ chuyên môn tốt, đưa ra chẩn đoán đúng và xử trí kịp thời giúp cứu sống được rất nhiều người bệnh. Ngược lại, nếu trình độ chuyên môn không tốt, đôi khi chỉ một viên thuốc nhỏ kê đơn sai cũng có thể gây hại cho bệnh nhân. Vì thế, sự hỗ trợ về trang thiết bị là cần thiết, nhưng vấn đề con người, năng lực chuyên môn của bác sỹ, y tá vẫn cần được đặt lên hàng đầu.
 
Trong điều kiện kinh tế của đất nước hiện nay, việc trang bị đầy đủ cho tất cả các bệnh viện nhưng trang thiết bị chuyên sâu còn có nhiều khó khăn, tuy nhiên, theo tôi biết, rất nhiều bệnh viện đã sử dụng hiệu quả và linh hoạt các trang bị hiện có, cùng với trình độ chuyên môn của bác sỹ đã cứu sống được nhiều bệnh nhân. Bên cạnh đó, cũng có một số bệnh viện tuyến huyện được trang bị những máy móc hiện đại như máy thở, máy siêu âm ba chiều... nhưng lại không có bác sỹ đủ trình độ chuyên môn để sử dụng nên vừa lãng phí, vừa không mang lại hiệu quả khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Như vậy, vấn đề con người vẫn là vấn đề mấu chốt và đây cũng chính là trọng tâm của đề án 1816.

Minh Hương - minhhuong129@gmail.com - Nữ 40 tuổi: Xin ông cho biết việc điều bác sĩ tuyến trên về khám chữa bệnh ở các tuyến cơ sở, vùng sâu vùng xa, dự án này có thường xuyên và liên tục không? Và dự án này sẽ kết thúc vào khi nào?

Ths Cao Hưng Thái:

Ngày 1/4/2009, Bộ Chính trị đã có Kết luận 42, theo đó chỉ ra việc tăng cường cán bộ y tế cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn là nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ y tế. Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện trung ương và địa phương triển khai thực hiện Đề án 1816, duy trì tính bền vững và hiệu quả của việc cử cán bộ từ trung ương hỗ trợ tuyến tỉnh, khuyến khích các bệnh viện tuyến tỉnh cử cán bộ hỗ trợ bệnh viện huyện và cử bác sĩ về khám chữa bệnh tại xã. Đề án này sẽ được thực hiện lâu dài.

Lê Thị Mai - lemai237@gmail.com - Nữ 45 tuổi: Thưa bác sỹ Nguyễn Thanh Hồi tôi được biết anh từng được cử đi hỗ trợ tuyến dưới. Xin hỏi kỷ niệm nào đáng nhớ và ấn tượng nhất với anh cũng như những khó khăn mà anh gặp phải khi được cử đi công tác tuyến dưới?

Ths Nguyễn Thanh Hồi:

Cảm ơn câu hỏi của bạn gửi cho tôi. Tôi đã chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình đi luân chuyển tuyến dưới với một bạn độc giả, bạn có thể đọc tại đây.
 
Bên cạnh đó, cũng còn rất nhiều những kỷ niệm trong quá trình thực hành chẩn đoán và điều trị như có một lần, vào khoảng 23h, khi các bác sỹ trực đêm của bệnh viện băn khoăn về một trường hợp tràn dịch màng tim và mời tôi sang hội chẩn, tuy nhiên, khi nhìn trên phim, tôi nhận thấy đây là một trường hợp bị tràn dịch màng phổi thể trung thất (cạnh tim), sau đó, bệnh nhân được chọc tháo dịch màng phổi và hết khó thở. Điều đó cho thấy, trong những trường hợp bệnh lý chuyên sâu, để đưa ra được các chẩn đoán chính xác, bác sỹ ở bệnh viện tuyến dưới rất cần có sự hỗ trợ về chuyên môn của các bác sỹ tuyến trên luân chuyển về.
 
Khó khăn lớn nhất mà tôi gặp phải trong chuyến công tác này là sự thiếu thốn về trang thiết bị để hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị, do vậy ảnh hưởng nhiều tới việc chuyển giao các kĩ thuật cho các đồng nghiệp ở đây. Bên cạnh đó, cũng có nhiều khó khăn về mặt cá nhân như sự thay đổi về môi trường sống, môi trường làm việc, điều kiện đi lại...

Đoàn mạnh hải - doccocaubai@yahoo.com.vn - Nam:Về địa phương, các bác sĩ thấy tình trạng phong bì phong bao tại các bệnh viện thế nào?

Ths Nguyễn Thanh Hồi:

Tôi được cử công tác tại Bệnh viện Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) là bệnh viện chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho các đồng bào dân tộc khu vực miền núi phía Tây Bắc, hầu hết, họ đều có Bảo hiểm Y tế dành cho người nghèo, điều kiện sinh sống của đồng bào rất khó khăn. Trong thời gian 3 tháng công tác tại đây, tôi không nhận thấy tình trạng phong bì, phong bao như bạn hỏi.

Nguyễn Văn Thịnh - thinhnguyen156@yahoo.com - Nam 45 tuổi: Thưa các bác sĩ, Đề án 1816 là luân chuyển các cán bộ từ tuyến trên về cơ sở, trong đó có các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa nhưng tôi nghe nói các bác sĩ ở các bệnh viện lớn của Hà Nội được luân chuyển chủ yếu là về các tỉnh gần như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên… Khi về các tỉnh, các bác sĩ (ví dụ như Bệnh viện K) cũng chỉ ở các bệnh viện có điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt thuận lợi chứ không phải là các bệnh viện huyện miền núi, người dân còn nhiều khó khăn? Điều này có đúng không?

Ths Nguyễn Thanh Hồi:

Mục tiêu của đề án 1816 là đưa các cán bộ y tế về đúng nơi cần và nơi thiếu, do vậy, các cán bộ y tế được cử đi hầu hết các bệnh viện.
 
Có thể bạn chưa nắm được đầy đủ thông tin về việc luân chuyển bác sỹ về các bệnh viện tuyến dưới. Tôi có thể lấy ví dụ ở khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội nơi tôi công tác, những địa phương đầu tiên nhận cán bộ từ đề án 1816 là Yên Bái (Bệnh viện Đa khoa Yên Bái, Bệnh viện Đa khoa Nghĩa Lộ), Lào Cai; hay các đồng nghiệp khác của tôi ở BV Bạch Mai thì được cử về luân chuyển tại những địa phương xa xôi ở Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Số được cử đi về những địa phương như bạn đưa ra trong câu hỏi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Hiện, tôi vẫn còn rất nhiều đồng nghiệp đang luân chuyển tại Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; trong khi đó lại không có đồng nghiệp nào đang luân chuyển ở Bắc Ninh, Bắc Giang cả.

Nguyễn Vân Anh - Nữ 30 tuổi: Thưa Ths Cao Hưng Thái, theo tôi 1816 dường như có tác dụng với các bệnh viện tuyến tỉnh, trong khi đó tuyến huyện mới là tuyến cần được đầu tư, bổ sung các bác sỹ giỏi nhiều nhất, vì đây là tuyến cơ sở sát với người bệnh nhất. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

Ths Cao Hưng Thái:

Theo Đề án 1816, các bệnh viện tuyến trung ương sẽ hỗ trợ các bệnh viện tuyến tỉnh; việc hỗ trợ cácbệnh viện tuyến huyện cũng như tăng cường cho tuyến xã thuộc trách nhiệm của địa phương. Vì vậy, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế địa phương để xây dựng kế hoạch luân phiên cán bộ từ tỉnh về huyện và từ huyện về khám chữa bệnh tại xã, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Sầm Thế Bảo - Nam 34 tuổi: Thưa ông Thái, tôi muốn hỏi việc chuyển giao này của đề án thường tập trung vào những chuyên khoa nào?

Ths Cao Hưng Thái: Việc chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, qua thực tế một năm thực hiện, có ở tất cả 26 chuyên ngành chuyên khoa., tuy nhiên tập trung vào một số chuyên khoa chính như Ngoại khoa, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Mắt, Răng-Hàm-Mặt, Tai-Mũi-Họng, Chẩn đoán hình ảnh...

Hoài Linh - linhsaffari@yahoo.com: Tôi muốn hỏi đề án này sẽ kéo dài trong bao lâu và có được triển khai thành một chương trình lớn trong thời gian dài nữa hay không? Bác sĩ nhận định thế nào về sự tiếp thu học hỏi của các bác sĩ tuyến dưới. Liệu đề án có giúp họ nâng cao trình độ hay không, hay chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân trong một thời gian ngắn.

TS Nguyễn Quốc Anh:

Đề án 1816 là một chủ trương lớn của ngành Y tế nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân giữa các vùng miền trong giai đoạn hiện nay. Đề án này sẽ được kéo dài và được Luật hóa cho đến khi khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cao.
 
Sau hơn 1 năm triển khai đề án, các cán bộ tuyến dưới đã thể hiện tinh thần cầu thị học hỏi nghiêm túc và đã tiếp thu được các kỹ thuật chuyển giao một cách thành thạo và hiệu quả (được thể hiện qua kết quả đánh giá trước và sau khi luân phiên).

Đào Ngọc Đức - Nam 33 tuổi: Thưa ông Cao Hưng Thái, công tác luân phiên cán bộ chỉ trong thời gian ngắn như vậy liệu có thể đảm bảo chất lượng chuyển giao công nghệ cũng như cầm tay chỉ việc hay không?

Ths Cao Hưng Thái:

Đề án 1816 sau 1 năm thực hiện đã có 1023 kỹ thuật thuộc 26 chuyên ngành được chuyển giao. Trong 784 kỹ thuật được đánh giá thì có 80,9% kỹ thuật được thực hiện tốt, 16% kỹ thuật thực hiện chưa tốt, 3,1% kỹ thuậtchưa làm được cần tiếp tục được hỗ trợ.
 
Qua báo cáo cho thấy, với thời gian cán bộ đi luân phiên, hiện tại là 3 tháng/đợt/1 cán bộ, thì hầu hết các kỹ thuật cơ bản bước đầu đã chuyển giao tốt.

Đông Sang - duongcam_thu@yahoo.com.vn - Nữ 30 tuổi: Kính gửi PGS.TS Nguyễn Quốc Anh: Có người nói rằng, không phải bác sĩ nào ở tuyến trên cũng có cơ hội để thể hiện tay nghề vì có nhiều cái "bóng" quá lớn mà họ không vượt qua được. Hoặc vì một lí do nào đó mà họ không được hành nghề như mong muốn, vậy nên đi luân phiên là một cơ hội để họ nâng cao tay nghề. Theo ông, điều đó có đúng không? Ở Bệnh viện Bạch Mai ông có tình trạng này không?

TS Nguyễn Quốc Anh: Các cán bộ luân phiên của Bệnh viện Bạch Mai được cử về các cơ sở đều là những cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng giảng dạy và tinh thần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để chuyển giao kỹ thuật, đào tạo, giảng dạy cho tuyến dưới đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, cán bộ của bệnh viện Bạch Mai nói riêng và các cán bộ y tế nói chung đi luân phiên thì ý nghĩa nâng cao tay nghề không phải là nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, khi về với cơ sở, cán bộ luân phiên được cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với cán bộ cơ sở,từ đó sẽ thấu hiểu được những khó khăn, thiếu thốn của cơ sở và cảm thông, hòa đồngvới những đồng nghiệp tuyến dưới, trách nhiệm đối với tuyến dưới và nhân dân, đặc biệt đối với những người nghèo, đồng bào dân tộc thì họ lại được nâng cao hẳn trong nhận thức và hành động.

Nông Thị Mười - Nữ: Tôi là 1 cán bộ y tế ở địa phương. Ông/bà có thể chia sẻ những mô hình hay, những điển hình xuất sắc trong tổ chức thực hiện Đề án giúp chúng tôi có được những kinh nghiệm hay để thực hiện tốt Đề án này?

Ths Cao Hưng Thái:

Những mô hình thực hiện tốt Đề án 1816 như Bệnh viện Bạch Mai xuống hỗ trợ các bệnh viện đa khoa Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên... Bệnh viện BM đã tổ chức khảo sát nhu cầu của tuyến dưới, đánh giá khả năng đáp ứng của bệnh viện, xây dựng kế hoạch thực hiện ký hợp đồng trách nhiệm giữa 2 bên, thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện, tổ chức sơ kết tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. Nhờ đó, Bệnh viện đã tổ chức thực hiện Đề án có hiệu quả.

Mai Văn Hạnh - Nam 37 tuổi: Xin cho biết cụ thể về công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện Đề án 1816? Cho đến nay đã có bao nhiêu cá nhân và tập thể có thành tích được khen thưởng từ khi thực hiện Đề án?

Ths Cao Hưng Thái:

Công tác tổ chức chỉ đạo Đề án 1816: Ở Trung ương, Bộ Y t ếthành lập Ban chỉ đạo của Bộ, các địa phương thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh (đã có 35 tỉnh thành lập ban chỉ đạo do Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách Văn xã làm Trưởng ban). Các sở y tế và các bệnh viện cử và nhận cán bộ luân phiên, thành lập ban chỉ đạo của đơn vị để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 1816. Sau 1 năm thực hiện, Bộ Y tế đã khen thưởng 69 tập thể và 305 cá nhân có thành tích xuất sắc.

Hà - Nữ 34 tuổi: Thưa anh Hồi, được biết anh đã từng đi xuống tuyến dưới. Xin hỏi anh một câu hơi tế nhị, công việc vất vả như vậy thì chế độ cụ thể với anh thế nào? Nếu so với thu nhập ở Bệnh viện lớn thì thế nào ạ?

Ths Nguyễn Thanh Hồi:

Trong thời gian 3 tháng tôi đi luân chuyển xuống tuyến dưới, toàn bộ lương và phụ cấp của tôi và các đồng nghiệp khác ở Bệnh viện vẫn được giữ nguyên. Bên cạnh đó, để hỗ trợ công việc di chuyển, tôi được bệnh viện hỗ trợ kinh phí đi lại 2 lần/ 1 tháng để về thăm gia đình.

Đinh Văn Thường - Nam 45 tuổi: Phẫu thuật qua Internet là một trong những giải pháp thực hiện việc giảm tải cho tuyến trên, một số ca phẫu thuật phức tạp có thể được thực hiện ngay tại địa phương mà không cần chuyển lên tuyến trên. Vậy xin ông cho biết hiện những nơi nào có thể thực hiện được việc này?

TS Nguyễn Quốc Anh:

Bệnh viện Bạch Mai hiện tại đã triển khai hội chẩn với quốc tế (Nhật Bản, Đài Loan...) qua mạng E-Medicine. Đồng thời bệnh viện chúng tôi đang thực hiện đề án xây dựng hệ thống các bệnh viện vệ tinh, trong đó sẽ xây dựng mạng E-Medicine cho 8 bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) Bắc Ninh, Sơn La, Nam Định, Tuyên Quang, Lào Cai II, Nghệ An, Hà Đông, Phố Nối - Hưng Yên.

Đỗ Thị Hoa - Nữ 38 tuổi: Xin hỏi thời gian đi luân phiên (3 tháng/1 cán bộ/1 đợt) ngắn như vậy thì việc chuyển giao công nghệ cho tuyến dưới liệu có bền vững và có hiệu quả?

Ths Nguyễn Thanh Hồi:

Theo đánh giá của tôi, 3 tháng/1 đợt là đủ. Để đảm bảo sự hiệu quả và tính bền vững của việc chuyển giao công nghệ qua đề án 1816, cán bộ tham gia đê án 1816 cần cùng lúc thực hiện tốt việc chuyển giao kiến thức, kĩ thuật theo hình thức "cầm tay chỉ việc" trong thực hành lâm sàng hàng ngày và giảng lý thuyết. Như vậy, sau khi kết thúc đợt công tác, các đồng nghiệp tuyến dưới đã nắm vững và làm tốt các kỹ thuật chuyên sâu, vì vậy đảm bảo tính bền vững của đề án. Bản thân tôi và các đồng nghiệp tại BV Bạch Mai đều thực hiện tốt các nhiệm vụ này.
 
Tôi vẫn thường xuyên liên lạc với các đồng nghiệp tại BV Đa khoa Nghĩa Lộ (nơi tôi vừa hết đợt luân chuyển được 6 tháng) và nhận thấy các đồng nghiệp ở đây vẫn thực hiện tốt các kỹ thuật mà tôi đã chuyển giao như chọc dịch màng phổi, rửa màng phổi, đặt ống dẫn lưu màng phổi...

Đ.V.T - Nam 40 tuổi: Bác sỹ đi luân phiên sẽ gặp rất nhiều khó khăn như điều kiện làm việc thiếu thốn, xa gia đình… Xin hỏi thời gian tới Ban chỉ đạo Đề án có những chế độ gì để đãi ngộ hay không?

Ths Cao Hưng Thái:

Bác si đi luân phiên hỗ trợ tuyến dưới có nhiều khó khăn do xa gia đình, bố trí sắp xếp công việc, chưa kể điều kiện tuyến dưới rất hạn chế, như chỗ ăn, chỗ ngủ... Đây là một thực tế đòi hỏi mỗi cán bộ y tế phải thể hiện tinh thần, ý thức trách nhiệm với đồng nghiệp, với ngành, đặc biệt là với người bệnh, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
 
Bên cạnh đó, phải khẳng định là nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ y tế đối với xã hội để giảm bớt những khó khăn, giúp cán bộ y tế hoàn thành nhiệm vụ. Bộ Y tế đang đề nghị chính phủ nâng phụ cấp cho cán bộ xuống tuyến dưới, ngoài những quy định được hưởng như hiện nay, như: hưởng nguyên lương, phụ cấp tại đơn vị, được thanh toán tiền tàu xe mỗi lần/tháng, công tác phí, phụ cấp khu vực, phụ cấp trực....

Nguyễn Văn Châu - Nam 34 tuổi:Xin hỏi TS Nguyễn Quốc Anh,khó khăn hiện nay của các bệnh viện tuyến trên khi cử cán bộ xuống tuyến dưới là gì?

TS Nguyễn Quốc Anh:

Bệnh viện Bạch Mai là một bệnh viện đa khoa đầu ngành, tiếp nhận bệnh nhân tuyến cuối nên luôn trong tình trạng quá tải, đồng thời bệnh viện được Bộ Y tế giao rất nhiều nhiệm vụ trọng trách của ngành: nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ thuật chuyên sâu, chỉ đạo tuyến và đào tạo nguồn nhân lực y tế cho 31 tỉnh, thành phía Bắc; xây dựng 8 bệnh viện vệ tinh, đào tạo sau đại học... Do đó, nhân lực của bệnh viện luôn phải gánh vác nhiều nhiệm vụ đặc biệt là các nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
 
Tuy nhiên, bệnh viện Bạch Mai được Bộ Y tế đánh giá là một trong những đơn vị tiểu biểu trong việctriển khai Đề án 1816. Đó là nhờ cán bộ của bệnh viện đã khắc phụckhó khăn, hòa nhập tốt với điều kiện thiếu thốn của cơ sở (cả về điều kiện sinh hoạt và điều kiện công tác) để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trần Mạnh Linh - Nam 28 tuổi: Một số BV khi thực hiện 1816 có đề nghị Bộ bổ sung kinh phí cho hoạt động chuyển giao công nghệ như khảo sát, viết tài liệu, mua một số dụng cụ hóa chất khi chuyển giao công nghệ, vậy ý kiến của Bộ thế nào?

Ths Cao Hưng Thái:

Về vấn đề này, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị dự toán và thanh quyết toán kinh phí chi cho việc chuyển giao công nghệ, bao gồm: hoạt động khảo sát, mua dụng cụ, hóa chất, vật tư cần thiết... Các đơn vị căn cứ vào hướng dẫn của Bộ và thực tế hoạt động để làm các thủ tục thanh quyết toán theo quy định.

Nguyễn Hoài Sơn - Nam 38 tuổi: Ông có thể cho độc giả biết những mô hình triển khai đề án 1816 có hiệu quả?

TS Nguyễn Quốc Anh: Trong Hội nghị Tổng kết Đề án 1816 khu vực phía Bắc ngày 25/11/2009 do Bộ Y tế tổ chức, rất nhiều đơn vị và cá nhân đã nhận được bằng khen của Bộ trưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong việc tham gia đề án. Bên cạnh các bệnh viện như Bệnh viện ViệtĐức, Bệnh viện TW Huế thìBệnh viện Bạch Mai được đánh giá là một trong những đơn vị có mô hình triển khai Đề án 1816 tiêu biểu nhất. Trong số 126 cán bộ luân phiên đã có 40 cán bộ được Bộ trưởng tặng bằng khen.

Vũ Thu Lê - Nữ 30 tuổi:Quy định 3 tháng có hợp lý với việc cán bộ tuyến trên xuống tuyến dưới không? Ví dụ, có nên quy định một cách cứng nhắc về thời gian, ví dụ có những công nghệ chuyển giao không cần tới 3 tháng?

TS Nguyễn Quốc Anh:

3 tháng cho một đợt luân phiên không phải là một thời gian quá dài vì cán bộ luân phiên còn phải dành một thời gian nhất định cho việc làm quen với một môi trường mới vừa thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và hòa nhập với các đồng nghiệp tuyến dưới.
 
Theo như kết quả thăm dò ý kiến của các cán bộ luân phiên thì tới 80% cho rằng thời gian 3 tháng là hợp lý để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên trên thực tế, có một số lĩnh vực kỹ thuật thì mỗi một cán bộ sẽ có những ưu thế và sở trường nhất định, nếu được cùng phối hợp để chuyển giao cho tuyến dưới theo từng giai đoạn thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và đôi khi không nhất thiết phải cần đến 3 tháng cho một đợt luân phiên. Do đó, việc vận dụng thời gian này cũng nên linh hoạt.

Nghiêm Bá Hoài - Nam 42 tuổi: Được biết đề án này đã triển khai được hơn 1 năm. Vậy sau hơn 1 năm thực hiện đề án đã đạt được kết quả như thế nào?

Ths Cao Hưng Thái:

Như báo cáo tại hội nghị tổng kết, Đề án 1816 sau một năm thực hiện đã có 1846 cán bộ từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ 191 bệnh viện tuyến dưới, 1023 kỹ thuật được chuyển giao, 210.425 lượt bệnh nhân được khám và điều trị, 4903 bệnh nhân được các cán bộ luân phiên trực tiếp phẫu thuật; giảm tỷ lệ chuyển tuyến trung bình 30%.
 

bui xuan sy - xuansytmh@gmail.com - Nam 42 tuổi:

Thưa ông Quốc Anh, theo Đề án 1816, các bệnh viện tuyến trung ương sẽ hỗ trợ các bệnh viện tuyến tỉnh; còn việc hỗ trợ các bệnh viện tuyến huyện nếu có điều kiện đảm bảo về kỹ thuật phương tiện chuyên môn và có yêu cầu thì bệnh viện Bạch Mai có thể đưa chuyên gia tới giúp được không?

TS Nguyễn Quốc Anh:

Việc hỗ trợ chuyên môn cho y tế tuyến dưới tỉnh (huyện, xã) là nhiệm vụ của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Tuy nhiên trên thực tế, để từng bước giúp cho y tế tuyến tỉnh làm tốt công tác này thì trong thời gian 3 tháng,nhiều cán bộ luân phiên cùng với các đồng nghiệp tuyến tỉnh cũng đã tranh thủ về tư vấn chuyên môn chocácbệnh viện huyện.
 
Nhân dịp Hội nghị sơ kết1 năm triển khai Đề án 1816 tại tỉnh Yên Bái, các cán bộ luân phiên của Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức đợt chuyển giao kỹ thuật cao cắt tử cung qua đường dưới cho Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ và kết hợp tổ chức khám bệnh và tặng thuốc và quà cho đồng bào nghèo của huyện Mù Căng Chải.

Đông Sang - duongcam_thu@yahoo.com.vn - Nữ 30 tuổi: Tôi thấy Bộ Y tế đã có rất nhiều nỗ lực để giảm tải. Đề án 1816 là một trong những cách để giảm tải hiệu quả. Ngoài lòng nhiệt tình, chế tài thì theo ông Bộ Y tế cần phải làm gì để khuyến khích bác sĩ đi luân phiên một cách tự nguyện? Làm thế nào để khơi dậy nhiệt huyết của các bác sĩ trẻ như những tấm gương người thầy thuốc trong thời chiến, có thể đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần họ?

TS Nguyễn Quốc Anh:

Theo tôi, để khuyến khích các cán bộ tình nguyện đi luân phiên cần các chính sách sau:
- Quán triệt và làm tốt công tác tư tưởng để các cán bộ nhận thức rõ đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cán bộ y tế đối với công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, giúp cơ sở là giúp chính mình.
- Có chế độ chính sách về lương và các khoản phụ cấp xứng đáng, khen thưởng, động viên cán bộ đi luân phiên kịp thời.
- Đưa vào Luật: đối với những cán bộ mới ra trường phải có thời gian công tác tại những vùng xa xôi khó khăn như: miền núi, hải đảo;

Ngô Bá Luật - Nam 65 tuổi: Chủ trương của đề án là đúng đắn, phù hợp với ý đảng lòng dân nhưng vẫn còn nhiều tỉnh chưa thành lập ban chỉ đạo của địa phương, vậy Bộ y tế có giải pháp gì?

Ths Cao Hưng Thái: Sau 1 năm triển khai thực hiện đã có 35 địa phương thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh. Thời gian tới, để có sự thống nhất cao về chủ trương cũng như tổ chức thực hiện, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh thành phố còn lại sớm thành lập các ban chỉ đạo, đồng thời tổ chức tuyên truyền, quán triệt về mục tiêu, nội dung của Đề án.

Nguyễn Trung Hiếu - Nam 43 tuổi: Có thể nói đề án này đã thu được nhiều kết quả khả quan. Vậy làm thế nào để duy trì kết quả đó khi vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuyến trên vẫn quá tải, các tỉnh miều núi vùng sâu vùng xa còn thiếu cán bộ y tế?

Ths Cao Hưng Thái:

Đề án 1816 sau một năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Để duy trì kết quả đó, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hoàn thiện Đề án và đưa ra nhiều giải pháp để phát huy các mặt mạnh, khắc phục những tồn tại của Đề án, đảm bảo tính bền vững, hiệu quả thiết thực của Đề án.

Ngọc Lan Trần - Nữ 33 tuổi: Tôi thấy nếu phải đi chuyển tuyến về những vùng khó khăn hơn nhiều so với thành phố như vậy thì các bác sĩ đi chuyển tuyến là tình nguyện hay phải điều động? Bởi nếu phải bắt buộc thì tôi nghĩ hiệu quả chưa chắc đã cao. Ở những nơi khó khăn như vậy, đòi hỏi các bác sĩ không chỉ có tay nghề mà còn cái tâm với nghề nữa. Tôi nói thế có chủ quan không ạ?

Ths Nguyễn Thanh Hồi:

Trước hết, cảm ơn câu hỏi rất thẳng thắn của bạn. Cá nhân tôi khi được biết chủ trương và mục tiêu của đề án 1816 về luân chuyển cán bộ y tế xuống các bệnh viện tuyến dưới, tôi đã chủ động đề nghị với Trung tâm đào tạo chỉ đạo tuyến, Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho tôi được tham gia đề án và sau đó tôi được cử về BV Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.
 
BV Đa khoa Nghĩa Lộ là một bệnh viện Đa khoa khu vực miền Tây Bắc, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho các đồng bào dân tộc miền núi có hoàn cảnh sống hết sức khó khăn, xa Trung ương, do vậy, khi bị bệnh cần được điều trị tại chỗ. Trang thiết bị của bệnh viện rất thiếu thốn, đời sống của nhân viên y tế còn nhiều khó khăn, vì vậy, tôi nhận thấy các cán bộ y tế ở đây thực sự là những người rất có tâm với bệnh nhân.
 
Nhận thức được những khó khăn như vậy, tôi đã cố gắng làm việc, chia sẻ những hiểu biết của mình để giúp đỡ các bệnh nhân và nhân viên y tế trong thực hành khám chữa bệnh hàng ngày. Bên cạnh đó, để duy trì hiệu quả của đề án tôi đã phối hợp cùng BV Bạch Mai, BV Đa khoa Nghĩa Lộ tổ chức lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho 40 học viên là các bác sỹ, nhân viên y tế của BV Nghĩa Lộ và 4 bệnh viện huyện xung quanh khu vực Nghĩa Lộ với mục tiêu là sau khi kết thúc đợt công tác của mình, các bác sỹ và nhân viên y tế ở đây có thể tự mình thực hiện tốt các kĩ năng khám và chữa bệnh chuyên sâu, nhờ đó duy trì hiệu quả bền vững của đề án.

Hương Trà - Nữ 38 tuổi: Về địa phương, với điều kiện thiếu thốn và phải xa gia đình, hơn nữa lại gánh thêm trọng trách nên các bác sĩ chắc cũng có lắm nỗi băn khoăn. BS Hồi có phải trăn trở nhiều không trước khi nhận nhiệm vụ? Anh đã đi thực tế về chưa và nếu cần đi tiếp anh có sẵn sàng xông pha?

Ths Nguyễn Thanh Hồi:

Thực ra, điều tôi trăn trở nhiều nhất là tôi sẽ giúp gì được cho cơ sở trong thời gian 3 tháng. Do vậy, trước khi về BV Đa khoa Nghĩa Lộ nhận nhiệm vụ tôi đã chủ động liên hệ với Ban Giám đốc Bệnh viện để hiểu rõ điều kiện cũng như nhu cầu thực tế của các đồng nghiệp tại đây. Từ đó, tôi đã xây dựng sẵn kế hoạch, chương trình đào tạo cho các đồng nghiệp trong thời gian 3 tháng.
 
Hiện nay, tôi đã hoàn thành đợt công tác luân chuyển lên BV Đa khoa Nghĩa Lộ được 6 tháng và nếu có yêu cầu từ Bộ Y tế, Ban Giám đốc BV Bạch Mai và các Bệnh viện nhận cán bộ luân phiên tôi sẽ lại tiếp tục lên đường.

Nguyễn Cao Cường - Nam 31 tuổi: Tôi được biết bệnh viện Việt Đức và Viện 108 rất giỏi về phẫu thuật chỉnh hình. Hai bệnh viện này có cử bác sĩ về địa phương để nâng cao tay nghề cho các bác sĩ địa phương? Nếu có thì về các địa phương nào? Xin các ông cho biết. Cảm ơn các ông.

Ths Cao Hưng Thái: Trong khuôn khổ Đề án 1816, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã về hỗ trợ cho nhiều tỉnh, nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng...

Mai Thị Tuyết - Nữ 22 tuổi:Cháu là sinh viên ngành y nên quan tâm đến đề án 1816. Cháu muốn hiểu thêm về Đề án, về quá trình triển khai và hiệu quả thì tìm tài liệu ở đâu ạ? Cháu xin cảm ơn.

Ths Cao Hưng Thái:

Tôi rất hoan nghênh bạn đã quan tâm đến Đề án 1816. Nếu bạn muốn tìm hiểu về Đề án, bạn có thể tìm đến Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe gần nhất để có các thông tin về Đề án 1816. Tại Hà Nội, bạn có thể tìm đến Thường trực Ban chỉ đạo Đề án 1816 tại Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - 138 A Giảng Võ, Ba Đình, HN.

Hoàng Thị Yến - Nữ 36 tuổi: Tôi có đứa cháu bị tim bẩm sinh. Nhà cháu ở Hương Sơn Hà Tĩnh, lại rất nghèo. Mẹ cháu mua bảo hiểm để cháu được mổ tim ở Viện tim mạch Hà Nội nhưng lại phải tốn thêm chi phí đi lại và ăn ở trong khi chờ mổ. Tôi hỏi có bác sĩ tim mạch giỏi ở thủ đô về các vùng quê như chúng tôi để mổ không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ ạ.

Ths Cao Hưng Thái:

Thực hiện Đề án 1816, các bác sĩ tuyến trên được cửvề địa phương để hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới, thực hiện việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho tuyến dưới. Đối với vùng sâu vùng xa chưa đủ điều kiện để tiếp nhận chuyển giao công nghệ kỹ thuật thì các bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh cho nhân dân.
 
Về trường hợp của bạn, nếu bệnh viện tuyến dưới có đủ các điều kiện trang thiết bị thì các bác sĩ ở thủ đô cũng có thể về khám và điều trị cho cháu bạn. Trong trường hợp cần thiết những điều kiện kỹ thuật cao, các bác sĩ sẽ giới thiệu điều trị cho cháu tại các bệnh viện chuyên khoa.

Phan Nhật Minh - Nam 37 tuổi: Theo tôi, việc quá tải ở bệnh viện tuyến trên có lý do rõ ràng ai cũng biết là chất lượng tốt hơn ở các địa phương. Việc người dân không yên tâm ở các bệnh viện địa phương là do nhiều truờng hợp chẩn đoán nhầm. Vì thế, liệu có bao nhiêu bác sĩ được điều động cho đủ để khắc phục được tình trạng thiếu tay nghề ở địa phương? Có cách nào khác để bổ trợ nhằm giải quyết triệt để tình trạng chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến dưới còn chưa cao?

TS Nguyễn Quốc Anh:

Đề án 1816 được triển khai nhằm giúp cho tuyến cơ sở khắc phục tình trạng thiếu về nhân lực và hạn chế về chuyên môn ở tuyến cơ sở, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Cán bộ luân phiên về cơ sở với hai nhiệm vụ: làm thay (đối với những cơ sở rất thiếu về nhân lực), chuyển giao kỹ thuật theo phương thức"cầm tay chỉ việc", mở những lớp đào tạo tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời Bệnh viện Bạch Mai đón các cán bộ tuyến cơ sở về học tập tại bệnh viện thông qua các lớp đào tạo lại, đào tạo liên tục.
 
Sau hơn 1 năm Bệnh viện Bạch Mai triển khai đề án, chất lượng chuyên môn của y tế cơ sở đã từng bước được cải thiện. Theo tổng kết của Sở Y tế các tỉnh, tình trạng chuyển tuyến đã giảm 30%. Bước đầu đã đem lại niềm tin của nhân dân đối với cơ sở y tế tỉnh nhà.

Hồng Phương - Nam 35 tuổi: Chúng tôi khi đi khám bệnh luôn có tâm lý muốn được chuyển lên tuyến trên, bản thân tôi cũng muốn yên tâm với tuyến dưới nhưng thực tế nhiều khi khiến chúng tôi lo lắng. Xin hỏi những cách nào mà đề án đang triển khai để giải quyết vấn đề tâm lý cũng như thực tế này? Xin cảm ơn

Ths Cao Hưng Thái:

Người bệnh sở dĩ tập trung về tuyến trên để khám chữa bệnh là do tâm lý cho rằng tuyến dưới thiếu thầy thuốc giỏi, thiếu trang thiết bị hiện đại. Thực hiện Đề án 1816, bệnh viện tuyến trên cử cán bộ chuyên môn đi luân phiên về hỗ trợ tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tuyến dưới thì sẽ từng bước giải quyết được vấn đề này.

Hải Hà - Nữ 35 tuổi: Tôi ở vùng nông thôn, xã Song Mai, Bắc Giang. Tôi muốn được khám chữa bệnh thì không rõ đề án 1816 có hỗ trợ gì cho tôi hay các hộ gia đình khác như thế nào? Tôi muốn được hưởng các chế độ nếu có từ đề án thì phải làm thủ tục hay trình tự gì? Trân trọng cảm ơn

Ths Cao Hưng Thái:

Đề án 1816 là Đề án "Cử cán bộ chuyên môn đi luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh". Các bệnh viện tuyến trên cử cán bộ về hỗ trợ bệnh viện tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến tỉnh về hỗ trợ các bệnh viện tuyến huyện, cán bộ bệnh viện tuyến huyện sẽ cử cán bộ về khám chữa bệnh tại xã, giúp cho người dân được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh với chất lượng tốt hơn ngay tại địa phương. Đây cũng chính là sự hỗ trợ của Đề án 1816 cho người dân.

Vũ Văn Trình - trinhvuvan@gmail.com - Nam 61 tuổi: Thưa Tiến sĩ Quốc Anh, Đề án 1816 đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt người dân vùng các vùng khó khăn. Vậy những điều thuận lợi trong công tác chăm sóc sức khỏe ở đây là gì?

TS Nguyễn Quốc Anh:

Đề án 1816 đã được hưởng ứng mạnh mẽ và triển khai đồng bộ tới hầu hết cácbệnh việntrong cả nước. Sau một năm triển khai, theo báo cáo của Bộ Y tế, toàn quốc đã có tới 1.846 lượt cán bộ luân phiên (CBLP) của 64 bệnh viện tỉnh/thành trong cả nước. Điều đó đã khẳng định tính khả thi và sự cần thiết của Đề án.

Đề án 1816 đã thật sự trở thành cơ hội cho cán bộ y tế (CBYT) tuyến trên chia sẻ “3 cùng“ với đồng nghiệp tuyến dưới; đề án cũng tạo điều kiện thuận lợi cho CBYT tuyến dưới được chia sẻ kinh nghiệm, học tập cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng kỹ thuật chuyên môn phù hợp với điều kiện trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của đơn vị; Đặc biệt với người dân ở các vùng khó khăn: điều kiện kinh tế eo hẹp, điều kiện địa lý phức tạp, giao thông đi lại không thuận tiện khi mắc các bệnh hiểm nghèo, cơ hội được “chữa chạy“ thật mong manh và đôi khi họ chấp nhận về nhà “chờ chết“... Khi đó, CBLP của Đề án 1816 được ví như môt vị “cứu tinh“ để người bệnh và người nhà không phải ”bồng bế nhau“ chuyển về tuyến trên bằng những đồng tiền từ bán bò, bán trâu, nhiều khi bán cả ruộng lúa non, cả nhà cửa, lại được chăm sóc, cứu chữa ngay tại mảnh đất quê hương bằng bàn tay của những cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao ... và như vậy lợi ích nhiều khi không phải lúc nào cũng đong đếm được bằng tiền của, vật chất.
 
Chính những ý nghĩa lớn lao đó mà 1816 đã đi vào lòng dân và được ghi nhận là một trong những giải pháp mang tính nhân văn to lớn, đem lại sự công bằng cho người dân trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Mot nguoi quen cua bac si Hoi - Nữ 32 tuổi: Anh Hồi thân mến, biết anh là bác sĩ tiêu biểu đi chuyển tuyến, em rất muốn anh chia sẻ cảm nghĩ, kinh nghiệm của mình. Anh có muốn đi chuyển tuyến nữa không và có vận động các bác sĩ khác cùng tham gia? Em cảm ơn anh và Kính chúc anh sức khỏe.

Ths Nguyễn Thanh Hồi:

Cảm ơn câu hỏi và sự động viên của bạn. Quả thực, khoảng thời gian 3 tháng đi luân chuyển tại bệnh viện Đa khoa Nghĩa Lộ là một kỷ niệm đẹp trong đời tôi. Tôi sẽ lưu giữ mãi hình ảnh các đồng nghiệp và bệnh nhân ở đây, những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác, nhiều bệnh nhân khi biết tin có cán bộ từ đề án 1816, họ đã chủ động liên hệ xin được khám, tư vấn. Sự tin tưởng của các đồng nghiệp và bệnh nhân ở đây đã khích lệ tôi rất nhiều, vì thế, nếu có điều kiện và được phân công thì chắc chắn tôi sẽ lại tham gia đi luân chuyển.

Chương trình giao lưu trực tuyến về Đề án 1816 theo kế hoạch diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ. Trong quá trình giao lưu, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi từ cả độc giả và các cán bộ y tế tại các địa phương quan tâm đến Đề án. Trước sự quan tâm của đông đảo độc giả, các khách mời dù rất bận vào cuối năm với bộn bề công việc, vẫn nán lại để trả lời kịp thời rất nhiều các câu hỏi gửi đến, dù thời gian đã hết. Tuy nhiên, do thời lượng có hạn, các câu hỏi còn lại chúng tôi xin hẹn trả lời độc giả trong lần giao lưu sau.

Trân trọng!

BAN BIÊN TẬP

kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 2 ngày trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Top