
Kỷ lục tốt nghiệp đại học vào năm 18 tuổi
Chia sẻ về truyền thống hiếu học của gia đình, GS.TS Nguyễn Lân Dũng cho biết, cụ thân sinh ông là NGDN Nguyễn Lân, được sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại Mỹ Hào - Hưng Yên, nhưng nhờ sự giúp đỡ của nhiều người và tinh thần học tập để vươn lên và đỗ thủ khoa trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và đi dạy học từ năm 1932. Ông từng làm Giám đốc giáo dục Liên khu X, sau đó là Liên khu Việt Bắc.
Cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục của đất nước, NGND Nguyễn Lân đã để lại cho đời nhiều giáo trình, nhiều bộ từ điển quý như: Ngữ pháp Việt Nam, từ điển Muốn đúng chính tả, Từ điển từ và ngữ tiếng Việt, Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Pháp và viết chung 5 cuốn từ điển khác... Ông cũng là người thầy của rất nhiều người nổi tiếng, thành danh. Niềm tự hào trong sự nghiệp giáo dục suốt cuộc đời đó còn ở chỗ ông đã từng có vinh dự được nhận thư khen và phần thưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cố GS.NGND Nguyễn Lân và vợ - bà Nguyễn Thị Tề, thân phụ và thân mẫu của 8 người con nổi tiếng đều là GS, PGS, TS.
Cũng theo GS Nguyễn Lân Dũng, chính tấm gương của người cha rất mẫu mực trong đời sống thường ngày, cống hiến hết mình cho nền giáo dục nước nhà cho đến lúc mất ở tuổi 98 mà cả 8 người con (GS Dũng là con thứ 3 trong gia đình) đều rất ham học, sau này đều là nhà giáo. Dù mỗi người đều theo đuổi những chuyên ngành riêng nhưng tất cả đều có duyên với nghề làm thầy .
Chia sẻ về con đường bén duyên với khoa học và sự nghiệp "trồng người", GS Nguyễn Lân Dũng bồi hồi kể lại, tôi học qua 4 trường sư phạm, ban đầu là Sư phạm sơ cấp ở Việt Băc, sau đó là Sư phạm sơ cấp và Sư phạm trung cấp ở Khu học xá Nam Ninh. Mỗi lần tốt nghiệp đều không được đi dạy vì ít tuổi quá. Sau ngày giải phóng Thủ đô, tôi được học tiếp tại trường Đại học Sư phạm khoa học Hà Nội. Tôi tốt nghiệp đại học năm 1956 khi chỉ mới tròn 18 tuổi. Năm 19 tuổi, tôi tham gia giảng dạy từ khóa 1 của trường Đại học Tổng hợp. Hiện nay nhiều sinh viên khóa này đã là giáo sư, tiến sĩ.
Là một giảng viên trẻ lúc đó, GS Dũng đã từng bước xây dựng giáo trình và sách giáo khoa. Đặc biệt là đã tập hợp dần các bạn trẻ xuất sắc sau khi tốt nghiệp trong và ngoài nước để xây dựng dần dần các đơn vị nghiên cứu khoa học. Bước đầu là Phòng Nghiên cứu chuyên đề vi sinh vật học, rồi đến Trung tâm Vi sinh vật học ứng dụng, rồi đến Trung tâm Công nghệ sinh học và cuối cùng là Viện Nghiên cứu vi sinh vật và công nghệ sinh học, một viện nghiên cứu cấp Nhà nước do Thủ tướng ký quyết định thành lập.
GS Dũng đã có 180 công trình nghiên cứu khoa học và các sách khoa học và phổ biến khoa học. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, GS Dũng đã tham gia chiến dịch Đường Chín Nam Lào và có thành công xuất sắc trong việc sản xuất tại chỗ dịch kháng sinh thô để chống vi khuẩn mủ xanh, một chủng vi khuẩn kháng lại hầu hết các loại thuốc đang được sử dụng trong thời gian đó.
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng nổi tiếng là đại biểu Quốc hội 3 khóa liên tiếp X, XI, XII và là chuyên gia công nghệ sinh học hàng đầu Việt Nam.
Những tấm gương người thầy không bao giờ quên
Kể về những người thầy của mình, GS Nguyễn Lân Dũng nhớ lại: "Sau giải phóng 1954, các thầy từ chiến trường về, trong tay đều không có giáo trình, tài liệu nào. Lúc đó, các thầy đã tìm đến các sách tiếng Nga sau khi học cấp tập ngôn ngữ này qua cuốn Le Russe (dạy tiếng Nga qua tiếng Pháp). Sau đó các thầy đã đề nghị Chính phủ cho nhập các giáo trình đại học của Liên Xô và dùng các tài liệu này để dạy cho sinh viên. Hồi đó, dạy chúng tôi về Sinh học chỉ có vài thầy, nhưng năng lực và đạo đức của các thầy đã là những tấm gương rất lớn giúp sinh viên chúng tôi say mê học tập và gìn giữ đạo đức.
Sau khi ở lại trường, tôi được giao giảng dạy môn Vi sinh vật, một lĩnh vực hoàn toàn mới mà tôi chưa biết một chữ nào và cũng chưa nhìn thấy vi sinh vật bao giờ. Các thầy cho một năm chuẩn bị và không được từ chối. Tôi đã bắt đầu dạy với kiến thức chỉ từ hai cuốn sách của Nga và Trung Quốc bằng cách mò mẫm dịch trong suốt một năm.
Hồi đó chưa có từ điển chuyên ngành cho nên tôi đã tự dịch ra nhiều từ mà rất vui là sau này đã được mọi người sử dụng. Mãi sau này, với sự cộng tác của nhiều đồng nghiệp, chúng tôi mới có thể hoàn thành bộ giáo trình Vi sinh vật học dầy dặn, gồm hai tập và được sử dung trong nhiều trường đại học.
Hồi đó, các thầy không chỉ tận tụy giảng dạy mà còn say mê nghiên cứu thực vật và động vật trong thiên nhiên Việt Nam, đặt nền móng cho việc lập nên danh mục thế giới thực vật, động vật của nước ta như hiện nay. Các thầy đi trước làm gương, thế hệ sinh viên sau nối tiếp và dần dần cũng trở thành các nhà nghiên cứu sinh học của nước nhà.
Tình thầy trò và những tấm gương rất sáng của các thầy đã thấm đẫm rất sâu vào tâm trí tất cả chúng tôi. Các thầy, kể cả những thầy hơn chúng tôi không nhiều tuổi đều rất chững chạc. Dù các thầy còn nghèo như mọi gia đình thời ấy nhưng bao giờ cũng ăn mặc chững chạc giống như sự chững chạc trong từng lời ăn, tiếng nói, từng cử chỉ trước sinh viên.
Các thầy chăm sóc từng sinh viên, động viên từng hoàn cảnh, nhất là các sinh viên nghèo chỉ tốt nghiệp lớp 9 từ vùng giải phóng về lại phải học chung với các sinh viên tốt nghiệp tú tài và có điều kiện sinh hoạt cao hơn nhiều trong nội thành. Chuyện học tập, thi cử rất nghiêm túc.
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy tuy chỉ được học trong thời gian rất ngắn nhưng nhiều nội dung thực hành và thi cử có khi còn khó hơn sinh viên hiện nay. Chẳn hạn, thực hành hóa học với thầy Cát phải trả lời được trong dung dịch có những nguyên tố gì, sau khi tự làm thí nghiệm với các thuốc thử có sẵn. Hay thi môn Phân loại thực vật với thầy Thời phải trả lời 10 cây (có hoa) xem thuộc loài gì, chi gì, họ gì, bộ gì, nhưng là tên La Tinh chứ không phải tên Việt (!).
Mỗi ngày đi học từ Việt Nam học xá (khu Đại học Bách khoa bây giờ) lên tận 19 Lê Thánh Tông, mà phải đi 4 lần mỗi ngày. Trưa không về thì không có gì ăn, mà bây giờ nhớ lại buổi sáng chỉ có thể lót dạ bằng khoai, sắn, còn hai bữa ăn thường chỉ có rau và bí đỏ là chủ yếu. Không đứa nào có xe đạp, cứ lững thững đi bộ như vậy trong suốt mấy năm học, vậy mà chúng tôi vẫn thấy thấy vui".
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, chính từ tấm gương các nhà giáo mẫu mực, từ người cha, đến các người thầy dạy năm xưa đã giúp ông không ngừng vươn lên trong học tập và về sau say mê nghiên cứu khoa học. Noi gương các thầy, thế hệ các giảng viên trẻ như GS Dũng đã cố gắng học tập trong và ngoài nước rồi trở thành các chuyên gia trong từng lĩnh vực khoa học và góp phần không nhỏ vào việc đào tạo liên tiếp nhiều nhà khoa học trẻ trong từng chuyên ngành.
GS Nguyễn Lân Dũng và vợ là PGS.TS Nguyễn Kim Nữ Hiếu - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện TƯ Quân đội 108.
Cùng thế hệ với GS Dũng có rất nhiều người nổi tiếng, trong đó rất tiếc nhiều nhà khoa học đã đi xa như các thầy: Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Phan Đình Diệu, Vũ Đình Cự, Lương Ngọc Toản, Nguyễn Văn Đạo, Văn Như Cương, Cao Xuân Hạo, Cao Huy Đỉnh…
Sự ảnh hưởng từ gia đình cũng là tấm gương để hai người con trong gia đình GS Dũng chọn nghề, vươn lên mạnh mẽ và đến nay cũng đã trở thành những nhà giáo và nhà khoa học. Đó là PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu (hiện là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) và TS Nguyễn Kim Nữ Thảo (hiện là giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội).
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng được nhiều thế hệ học trò yêu mến với hình ảnh "Giáo sư biết tuốt" trên sóng truyền hình. Ảnh: NVCC
Không ngừng nghiên cứu, viết sách và niềm trăn trở với giáo dục nước nhà
Ngoài nghiên cứu, giảng dạy, thời gian qua, GS Nguyễn Lân Dũng cũng đã có vài chục buổi nói chuyện với học sinh các trường THPT theo chủ đề Khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0, đã được đông đảo học sinh hứng thú theo dõi trong suốt hơn 3 giờ liền, kể cả dưới trời nắng hay mưa nhỏ. Nhiều em cảm thấy tự tin khi có thể trở thành công dân toàn cầu với điều kiện phải có sức khỏe, có khả năng tiếng Anh và ít nhiều về Tin học.
Trong những buổi nói chuyện này, nhiều học sinh đã mạnh dạn trao đổi với nhiều câu hỏi từ chính tâm tư của các em. Vị giáo sư nổi tiếng dí dỏm này cũng đã ân cần chỉ ra cho các em là học tập chính là để trở thành con người tự do, tự quyết định và quyết tâm theo đuổi ước mơ cao cả của chính mình.
Dù sức khỏe cũng đã không còn như trước khi đã ở độ tuổi 83, song chia sẻ về những ấp ủ của mình, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết, hiện tại ông cũng vẫn tích cực tham gia các nghiên cứu, hỗ trợ sản xuất lớn một số sản phẩm vi sinh vật. Cùng với hai giáo viên phổ thông, ông đang cho in cuốn Khoa học về sự sống nhằm tiếp sức cho các thầy cô giáo dạy Sinh học và các học sinh chuyên ban.
Ông cũng bày tỏ mong muốn ở các bộ môn khác, các nhà khoa học cũng nên cho ra những cuốn sách tương tự như vậy để hỗ trợ thiết thực cho các giáo viên và học sinh chuyên ban, nhất là các học sinh muốn thi vào các trường có điểm đầu vào cao.
GS Nguyễn Lân Dũng có nhiều buổi nói chuyện động viên, khích lệ học sinh THPT vươn lên trở thành công dân toàn cầu.
Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2020, GS Nguyễn Lân Dũng cũng bày tỏ những trăn trở của bản thân đối với giáo dục nước nhà. Đó là những áp lực cho giáo viên hiện nay là rất lớn, Bộ GD&ĐT cũng đã "cởi trói" những áp lực về sổ sách, họp hành và giao chỉ tiêu phải 100% học sinh lên lớp.
Ông cũng cho rằng, mức lương giáo viên hiện nay còn quá thấp, nhiều thầy cô chưa yên tâm với nghề. Thật không ngờ khi các giáo viên các trường THCS dù đã tốt nghiệp đại học nhưng có mức lương mỗi tháng chỉ có 3 triệu đồng (!).
GS Dũng tâm sự: "Năm học vừa qua, tôi thấy nhiều giáo viên rất xuất sắc, học sinh giành nhiều huy chương trong các kỳ thi Olympic Hóa học và Toán học. Có cô giáo Hà Ánh Phương, dân tộc Mường, dạy tiếng Anh đã được xếp vào Top 10 giáo viên toàn cầu. Tuy nhiên vẫn còn không ít tồn tại khiến dư luận xã hội chưa yên lòng. Các trường sư phạm cần thu hút nhiều sinh viên giỏi, sách giáo khoa phải ổn định, không thể để quá nhiều bất cập như chuyện sách giáo khoa cho lớp 1 làm xôn xao cả xã hội như vừa qua.
Mỗi thầy cô giáo đều cần ghi nhớ lời căn dạn của Bác Hồ: Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật" (Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2000, tập 15, tr.507)".
Nội dung: QUANG HUY
Thiết kế: HOÀNG VIỆT

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ
Xã hội - 13 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.